Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.32 MB, 107 trang )
Truyền thống của người Việt Nam, trong gia đình người chồng luôn là
người quyết định, định hướng phát triển kinh tế trong gia đình
Mặc dù người vợ và chồng trong gia đình đều đóng góp thu nhập về
kinh tế trong gia đình. Tuy nhiên, đóng góp công sức chưa phản ánh hết được
sự bình đẳng giữa nam và nữ trong các hộ gia đình. Việc đóng góp công sức và
tiền mặt của mỗi thành viên nam, nữ trong gia đình là hoàn toàn không tỉ lệ
thuận với nhau, người bỏ ra nhiều công sức chưa chắc là người đem lại nguồn
thu nhập chính bằng tiền mặt cho gia đình và ngược lại.
Việc đứng tên trong cấp GCNQSDĐ sẽ đem lại lợi ích cho người đứng
tên trong GCNQSDĐ đặc biệt là lợi ích kinh tế. Thực tiễn về hoạt động kinh tế,
vai trò trụ cột kinh tế trong gia đình đã dẫn tới sự bất bình đẳng về cơ hội trong
việc cấp GCNQSDĐ mang tên vợ và chồng.
- Về địa vị xã hội: những người có địa vị xã hội thường là những người
có nhiều mối quan hệ. Trong quan hệ giữa nam và nữ thì thực tiễn Việt Nam
người nam giới là người có uy tín xã hội cao hơn. Những người có địa vị xã hội
thường là những người có học vấn được xã hội trọng dụng. Đặc biệt vì có vị trí
xã hội nên những người có địa vị xã hội đa số là những người chồng thường bị
một áp lực vô hình để thể hiện địa vị ngoài xã hội vào gia đình của mình.
Người phụ nữ cũng luôn muốn giữ những uy tín xã hội mà người chồng mình
đã đạt được nên đã nhượng bộ để uy tín của người chồng không bị ảnh hưởng.
Chính vì vậy trong lĩnh vực quản lý đất đai, cấp GCNQSDĐ người chồng luôn
đóng vai trò quyết định trụ cột, quyết định. Trong nhiều gia đình người vợ mặc
dù có hiểu biết về lợi ích đạt được nhưng đã nhượng bộ quyền lợi của mình để
giữ được uy tín xã hội của người chồng
- Về địa vị chính trị: Địa vị chính trị thường gắn với quyền lực. Theo
quan niệm trước đây nam giới thường giữ những địa vị chính trị cao hơn nữ
giới. Người phụ nữ chỉ lo toan công việc trong gia đình mà không có quyền lực
và địa vị chính trị trong xã hội, người phụ nữ bị hạn chế không được tham gia
các công việc xã hội không có nghĩa là họ chỉ làm việc trong gia đình. Họ vẫn
phải làm các công việc như nam giới như làm ruộng, buôn bán, làm dịch vụ
nhưng không được công nhận là tham gia công việc xã hội. Đặc biệt phụ nữ bị
26
hạn chế trong những hoạt động lãnh đạo và trí tuệ. Phụ nữ không được bình
đẳng khi nam giới được coi là “ trí tuệ “ còn phụ nữ là “ lao động chân tay. Phụ
nữ chỉ được học để phục vụ chồng, con và những người thân trong gia đình mà
không được thi thố ngoài xã hội. “ Có địa vị chính trị cao ngoài xã hội làm cho
nam giới có quyền lực, được phục tùng của các nhân viên cấp dưới, và sự phục
tùng này đã được không ít nam giới áp đặt vào gia đình mình và đối tượng phải
phục tùng quyền lực của họ là người vợ. Trong lĩnh vực đất đai, nam giới đã
trang bị những quyền lực được công nhận đó vào việc đứng tên trong
GCNQSDĐ và gạt nữ giới ra khỏi việc sở hữu đất đai, và lợi ích đạt được của
việc đứng tên trong GCNQSDĐ.
Hiện nay, vai trò, vị thế của người phụ nữ đã được cải thiện nhiều so với
trước đây, tuy nhiên, định kiến xã hội về vai trò nữ giới và tư tưởng nam quyền
vẫn còn tồn tại trong môi trường chính trị và ảnh hưởng khá nhiều đến cơ hội
thăng tiến của nữ giới trên chính trường. Mặc dù các chủ trương, chính sách của
Đảng và Nhà nước đã quan tâm nhiều hơn đến nữ giới nhưng khả năng tham
chính của phụ nữ vẫn còn hạn chế.
-Lý thuyết Giới
Sự ra đời của các quan điểm nữ quyền, lý thuyết nữ quyền đại diện cho hệ
thống các quan điểm của những nhà khoa học nói về tình trạng của phụ nữ.Hệ
thống các quan điểm nữ quyền bao gồm sự mô tả, phân tích lý giải những
nguyên nhân cũng như hậu quả của tình trạng áp bức phụ nữ, tiếp đó đưa ra
những chiến lược giải phóng phụ nữ, tiến tới chủ nghĩa nam nữ bình quyền xóa
bỏ “chế độ nam trị”
Cách tiếp cận của chủ nghĩa nữ quyền được coi là cách tiếp cận xung đột.
Nó coi xung đột giới là đặc trưng cơ bản của đời sống xã hội và coi gia đình là
thành trì của áp bức do vậy nhìn nhận sự áp bức phụ nữ qua lăng kính giới nghĩa
là xem xét đối chiếu vai trò vị thế của phụ nữ trong mối quan hệ giữa hai giới kể
cả trong gia đình lẫn ngoài xã hội.
Phong trào nữ quyền không phải là một khối thuần nhất mặc dù họ có
cùng một mục đích chung là giải phóng phụ nữ. Trên thực tế cũng có một số
quan điểm giống nhau giữa các nhóm nữ quyền nhưng cũng tồn tại nhiều quan
27
điểm khác biệt. Sự khác nhau cơ bản ở chỗ các nhóm nữ quyền từ các góc độ
khác nhau, cách tìm ra các nguyên nhân của sự áp bức phụ nữ và con đường giải
phóng phụ nữ, chấm dứt sự phụ thuộc của phụ nữ vào các thể chế thực dân, giai
cấp, nam quyền , thần quyền cũng không hoàn toàn đồng nhất.
Thuyết Nữ quyền Hiện sinh (Existenrialist feminism)
Chủ nghĩa hiện sinh là một trào lưu triết học xuất hiện vào những năm
đầu của thế kỷ XX. Quan điểm cơ bản của thuyết Hiện sinh là tôn vinh giá trị cá
nhân và cuộc sống hiện tại của con người trong xã hội tư sản. Điều quan trọng là
trong khi tôn vinh cá nhân ( cái tôi), những người (nam giới) sáng lập ra thuyết
này đã không quan tâm đến vấn đề phụ nữ.
Đại biểu lớn nhất của thuyết nữ quyền Hiện sinh là nhà văn kiêm nhà phê
bình Simone De Beauvoir (1908- 1986)
De Beauvoir cho rằng thái độ với tự do, giá trị cao nhất của con người là
tiêu chuẩn về đạo đức và phi đạo đức của con người. Những hành vi tốt làm tăng
sự tự do của con người còn hành vi xấu hạn chế sự tự do đó.
Trong tác phẩm “Giới tính thứ hai” (1949) De Beauvoir cho rằng, người
phụ nữ bị áp bức bởi tính chất “là người khác” nghĩa là không phải là nam giới.
Nam giới là cái “tôi”, là người tự do và quyết định mọi việc. Phụ nữ là “một
nửa” của anh ta. Nếu phụ nữ muốn trở thành cái “tôi” giống nam giới thì phải
thay đổi các định nghĩa nhãn hiệu vốn đã hạn chế sự tồn tại của họ. Bà kêu gọi
mọi người hãy suy nghĩ về phụ nữ theo cách suy nghĩ về nam giới.
De Beauvoir đã đi vào một thiết chế xã hội cụ thể là gia đình và thân phận
người phụ nữ. Trên thực tế, sự thay đổi của các hình thức hôn nhân và gia đình,
vai trò và vị thế của người phụ nữ trong gia đình đã dựa trên sự thay đổi của các
điều kiện kinh tế- xã hội và phản ánh sự thay đổi đó. Tuy nhiên thân phận người
phụ nữ được thay đổi rất chậm chạp. Người ta đặt vấn đề về vai trò của người
phụ nữ là muốn níu kéo họ trở lại với các chức năng truyền thống, với công việc
bếp núc, sinh đẻ... Những quan điểm này làm tổn thương đến phụ nữ và vị thế
của họ với tư cách là một thành viên của xã hội và gia đình. Phụ nữ vẫn còn bị
phân biệt đối xử trong gia đình và xã hội, thu nhập thấp, công việc nặng nhọc,
không được hưởng sử bình đẳng trong giáo dục, chịu nhiều áp lực từ việc sinh
28
đẻ... De Beauvoir đã tích cực đấu tranh cho quyền bình đẳng phụ nữ làm thế nào
để phụ nữ thoát ra khỏi bị cạnh tranh và bạo lực, sự chi phối bởi đồng tiền và
quyền lực...
Tiếp cận Thuyết Nữ quyền Hiện sinh- Theo quan điểm của De Beauvoir,
người phụ nữ muốn trở thành cái “tôi” giống nam giới thì phải thay đổi các định
nghĩa nhãn hiệu vốn đã hạn chế sự tồn tại của họ.
De Beauvoir đã đi vào một thiết chế xã hội cụ thể là gia đình và thân phận
người phụ nữ. Trên thực tế, sự thay đổi của các hình thức hôn nhân và gia đình,
vai trò và vị thế của người phụ nữ trong gia đình đã dựa trên sự thay đổi của các
điều kiện kinh tế- xã hội và phản ánh sự thay đổi đó. Tuy nhiên thân phận người
phụ nữ được thay đổi rất chậm chạp.
Thực tế cho thấy phụ nữ là đối tượng yếu thế trong xã hội, họ không được
tự do quyết định . Họ chỉ thực hiện các chức năng truyền thống: bếp núc sinh
đẻ... mà không được thực hiện các chức năng khác ngoài xã hội. Theo định kiến
giới thì người nam giới luôn thể hiện cái “tôi” của mình để phát triển bản thân và
nâng cao địa vị của mình trong xã hội. Điều này đã được “gán nhãn” từ xa xưa
và nhãn hiệu đó đã làm cho người nam giới đóng vai trò trụ cột trong gia đình và
luôn gạt quyền lợi của nữ giới khỏi những công việc quan trọng. Đặc biệt là lĩnh
vực đất đai, thể hiện ở việc đứng tên chủ hộ và trong các giao dịch về đất.
Hiện nay nhãn hiệu tồn tại lâu dài đã hạn chế sự phát triển của phụ nữ
đang dần được gỡ bỏ. Tuy nhiên sự thay đổi đó đang diễn ra rất chậm chạp. Cụ
thể trong việc cấp GCNQSDĐ trước đây thường là do nam giới đứng tên, nhưng
hiện nay theo quy định của pháp luật thì việc đứng tên GCNQSDĐ là cả vợ và
chồng. Điều này cho thấy không chỉ người phụ nữ đang tự gỡ bỏ nhãn hiệu đó
mà chính quyền cũng đang nỗ lực giúp đỡ người phụ nữ phát triển hơn ở một
nhãn hiệu cao quý hơn. Tuy nhiên, thực tế cho thấy quá trình này chỉ là hình
thức, còn “nhãn hiệu vô hình” của định kiến xưa vẫn còn ảnh hưởng rất nhiều
gây ra nhiều khó khăn trong việc nâng cao vị thế người phụ nữ.
2. Cơ sở thực tiễn
29
2.1. Tình hình đăng ký đất đai ở Việt Nam trước và sau khi luật đất đai 2003 ra đời
- Luật đất đai năm 1993 ra đời: Thành công của việc thực hiện nghị
quyết 10 của Bộ Chính trị đã khẳng định đường lối đúng đắn của Đảng và Nhà
nước, tạo cơ sở vững chắc cho sự ra đời của luật đất đai năm 1993 với những
thay đổi lớn: Ruộng đất được giao ổn định lâu dài cho các hộ gia đình, cá nhân;
người sử dụng đất được thừa hưởng các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho
thuê, thừa kế và thế chấp quyền sử dụng đất,... với những thay đổi đó, chính
quyền các cấp, các địa phương bắt đầu coi trọng và tập trung chỉ đạo công tác
cấp giấy chứng nhận. Cung cấp GCNQSDĐ bắt đầu triển khai mạnh mẽ trên
phạm vi cả nước, nhất là từ năm 2007 đến nay, với mục tiêu hoàn chỉnh cấp
GCNQSDĐ vào năm 2000 cho khu vực nông thôn và 2001 cho khu vực thành
thị theo các chỉ thị 10/1998/CT-TTg và chỉ thị 18/1999/CT-TTg của Thủ tướng
chính phủ.
Như vậy tính đến trước khi luật đất đai ra đời năm 2003, Luật đất đai
1993 đã qua hơn 10 năm thực hiện đã góp phần thúc đấy kinh tế, ổn định chính
trị xã hội của đất nước, quyền sử dụng đất ở của hộ gia đình, cá nhân, tổ chức
được đảm bảo.
Tuy nhiên Luật đất đai ra đời đã nảy sinh những hạn chế nhất định trong
việc phát huy hiệu lực của các quy định điều chỉnh các quan hệ đất đai:
- Từ khi luật đất đai năm 2003 ra đời, cùng với việc hoàn thiện tổ chức bộ
Nhà máy quản lý tài nguyên - môi trường tới cấp xã, các cấp địa phương trong
cả nước đã có tổ chức các Văn phòng đăng ký sử dụng đất, trung tâm phát triển
quỹ đất nên các nguồn thu từ đất tăng lên rõ rệt giúp địa phương tháo gỡ những
khó khăn và phát hiện những điều chưa hoàn thiện trong công tác cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất. Tuy nhiên vẫn có một số sai phạm cần khắc
phục và sửa chữa như: Sai phạm về trình tự thủ tục cấp giấy, về đối tượng cấp
giấy, sai về diện tích, sai về nguồn gốc đất...
+ Nguyên nhân dẫn đến các sai phạm trong công tác xét, cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất được đánh giá là do cán bộ chuyên môn chưa thực thi
nghiêm luật đất đai, kèm theo các nghị định hướng dẫn còn chậm, ban hành
một số nội dung của nghị định chưa cụ thể, rõ ràng. Công tác quản lý đất đai
30