1. Trang chủ >
  2. Thạc sĩ - Cao học >
  3. Luật >

2 Các lý do chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (864.74 KB, 120 trang )


- Đầu tư kinh doanh riêng

Phát triển kinh tế theo định hướng thị trường với xu thế hội nhập toàn

cầu là yếu tố thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam phát triển. Để theo kịp với tiến

trình phát triển kinh tế với các nước trên thế giới, Nhà nước ta đã ban hành

những chính sách khuyến khích công dân tự do kinh doanh phát triển kinh tế.

Quyền tự do kinh doanh của cá nhân được ghi nhận ở văn bản có giá trị pháp

lý cao nhất là Hiến pháp. Điều 57 Hiến pháp 1992 quy định “Công dân có

quyền tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật”. Ngoài ra, quyền tự do

còn được cụ thể hóa và được ghi nhận bởi các quy định của pháp luật chuyên

ngành khác như BLDS, Luật Thương mại, Luật Doanh nghiệp,… Do vậy,

theo quy định này mọi công dân đều có quyền tự do kinh doanh theo quy định

của pháp mà không phân biệt giới tính nên vị trí và vai trò của phụ nữ hiện

nay đã được nâng cao kể cả trong hoạt động kinh doanh.

Đầu tư kinh doanh trong xã hội hiện nay đã giúp cho nhiều cá nhân và

gia đình có cơ hội phát triển kinh tế gia đình. Tuy nhiên, kinh doanh là một

hoạt động tiềm ẩn nhiều rủi ro cao bởi sự tác động của rất nhiều yếu tố nhất là

môi trường cạnh tranh khốc liệt trong giai đoạn hội nhập kinh tế thế giới.

Ngoài ra, khi vợ chồng tiến hành hoạt động đầu tư kinh doanh thì sẽ bị ràng

buộc với nhau bởi quan hệ tài sản, quyết định của vợ chồng không chỉ ảnh

hưởng đến lợi ích của bản thân người đó mà còn ảnh hưởng đến lợi ích của tất

cả các thành viên trong gia đình. Luật HN&GĐ năm 2000 đã kế thừa và phát

triển quy định của Luật HN&GĐ năm 1986 cho phép vợ chồng có thể thỏa

thuận chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân. Quy định này

là điểm tiến bộ so với Luật HN&GĐ năm 1959 và là quy định rất cần thiết.

Thứ nhất, đứng ở góc độ của nhà đầu tư, vợ hoặc chồng rất cần vốn để đầu tư

kinh doanh; nhưng toàn bộ tài sản trong thời kỳ hôn nhân phần lớn là tài sản

chung của vợ chồng, khi định đoạt tài sản chung phải có ý kiến của cả hai



38



người. Vì vậy chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân sẽ tạo cơ hội cho vợ

chồng có tài sản riêng để có thể “chớp thời cơ” trong đầu tư kinh doanh và

đảm bảo lợi ích cho các thành viên trong gia đình. Thứ hai, ở góc độ gia đình,

việc quy định như vậy sẽ bảo đảm được sự ổn định của các thành viên trong

gia đình tránh khỏi tác động tiêu cực của hoạt động đầu tư kinh doanh gây ra.

Thứ ba, ở góc độ bình đẳng giới, việc quy định vợ chồng đều có quyền yêu

cầu chia vì mục đích kinh doanh đã tạo ra sự bình đẳng giữa vợ và chồng đối

với tài sản chung.

Liên quan đến việc chia tài sản chung khi vợ chồng đầu tư kinh doanh,

pháp luật của các nước trên thế giới cũng có quy định những biện pháp khác

nhau để hạn chế tác động tiêu cực của hoạt động kinh doanh tới gia đình.

Chẳng hạn Điều 1491 BLDS và thương mại Thái Lan quy định “nếu người vợ

hoặc chồng bị tuyên bố phá sản thì “Sin Somros” được chia theo quy định của

pháp luật để từ ngày có tuyên bố” [2]. Mặc dù, theo pháp luật Thái Lan việc

chia tài sản chung của vợ chồng chỉ vào thời điểm vợ chồng bị tuyên bố phá

sản, tức là khi đã phát sinh hậu quả. Tuy nhiên, quy định này còn có điểm chưa

hợp lý, bởi lẽ tài sản chung được đem đầu tư kinh doanh lợi tức thu được từ

hoạt động đó được nhập vào khối tài sản chung và vợ chồng cùng hưởng thì

không có lý do gì khi phát sinh hậu quả, tài sản lại được đem chia để một bên

trả nợ. Như vậy, sẽ dễ dàng dẫn đến lợi dụng chia tài sản chung để trốn tránh

thực hiện nghĩa vụ trả nợ.

- Thực hiện nghĩa vụ dân sự riêng

Khi tham gia vào các giao dịch dân sự, bên cạnh việc hưởng các quyền

dân sự thì các chủ thể cũng phải thực hiện những nghĩa vụ dân sự. Điều 280

BLDS năm 2005 quy định:

Nghĩa vụ dân sự là việc mà theo đó, một hoặc nhiều chủ thể (sau đây

gọi chung là bên có nghĩa vụ) phải chuyển giao vật, chuyển giao quyền, trả



39



tiền hoặc giấy tờ có giá, thực hiện công việc hoặc không được thực hiện công

việc nhất định vì lợi ích của một hoặc nhiều chủ thể khác [32].

Theo đó, nghĩa vụ dân sự riêng của vợ chồng có thể xác định những

nghĩa vụ như sau:

+ Các khoản vay nợ mà vợ, chồng vay không vì nhu cầu hoặc lợi ích

gia đình trong thời kỳ hôn nhân.

+ Nghĩa vụ về tài sản gắn liền với nhân thân vợ, chồng như các khoản

chi phí cho con riêng của mình, chi phí cho người mà vợ, chồng là người

giám hộ của người đó theo quy định của pháp luật dân sự và luật HN&GĐ.

+ Nghĩa vụ cấp dưỡng mà vợ, chồng phải thực hiện đối với các thành

viên trong gia đình theo quy định của HN&GĐ năm 2000.

+ Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại phát sinh từ hành vi trái pháp luật của

vợ, chồng.

+ Nghĩa vụ về tài sản của vợ, chồng khi một bên phải thi hành bản án

hoặc quyết định của toà án.

+ Nghĩa vụ về tài sản liên quan đến các giao dịch dân sự mà vợ hoặc

chồng được hưởng lợi riêng.

+ Thực hiện các nghĩa vụ về tài sản khác mà mình được hưởng lợi theo

quy định của pháp luật như nghĩa vụ về tài sản do nhận thừa kế phát sinh từ

quyền nhận thừa kế…

Về nguyên tắc khi vợ hoặc chồng có nghĩa vụ dân sự riêng phải thực

hiện thì phải dùng tài sản riêng của mình để thanh toán các nghĩa vụ riêng

đó. Tài sản chung của vợ chồng được hình thành và phát triển chỉ nhằm

mục đích bảo đảm cho nhu cầu chung của các thành viên trong gia đình

hoặc những nghĩa vụ chung của vợ chồng, nên nếu tài sản riêng của người

đó không có hoặc không đủ và vợ chồng không thể thỏa thuận dùng tài sản

chung để thực hiện nghĩa vụ dân sự riêng thì vợ chồng có quyền yêu cầu



40



chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân. Việc yêu cầu chia tài sản này

nhằm mục đích lấy phần tài sản của mình trong khối tài sản chung của vợ

chồng để thanh toán các nghĩa vụ dân sự riêng đó. Đây đồng thời là cơ sở

phân định rõ quyền và nghĩa vụ của vợ chồng trong việc quản lý, sử dụng

và định đoạt tài sản trong gia đình.

- Có lý do chính đáng khác

Thực tế cho thấy cuộc sống vợ chồng phát sinh nhiều lý do khác nhau

cần thiết để vợ, chồng yêu cầu chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân chứ

không chỉ có hai lý do nêu trên. Để đáp ứng yêu cầu phát triển của nền kinh tế

và nhu cầu của vợ chồng, pháp luật HN&GĐ không tiên lượng được tất cả các

lý do để chia tài sản, do đó đã dự liệu trường hợp vợ chồng “có lý do chính

đáng khác” thì có thể thỏa thuận hoặc yêu cầu chia tài sản chung trong thời kỳ

hôn nhân. Quy định này đã tạo ra sự linh hoạt trong việc giải quyết các trường

hợp chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân. Dù với lý do gì thì việc vợ

chồng chia tài sản phải thật cần thiết vì nó có ảnh hưởng đến tài sản chung

của vợ chồng, ảnh hưởng đến cuộc sống bình thường của các thành viên trong

gia đình. Nếu vợ, chồng thấy việc chia tài sản là cần thiết, họ có lý do chính

đáng và hợp pháp để chia thì pháp luật nên thừa nhận quyền chia tài sản

chung của họ.

Tuy nhiên, không phải mọi trường hợp khi đưa ra lý do chia tài sản đều

được pháp luật chấp nhận. Lý do vợ, chồng đưa ra phải là lý do chính đáng

bởi vì sẽ có nhiều cặp vợ chồng lợi dụng việc chia tài sản để trốn tránh thực

hiện nghĩa vụ về tài sản hoặc tẩu tán tài sản. Nghị quyết số 01/NQ-HĐTP

ngày 20/01/1988 của Hội đồng thẩm phán TANDTC hướng dẫn áp dụng một

số quy định của Luật HN&GĐ năm 1986 có quy định:

Trong khi hôn nhân còn tồn tại, Điều 18 cho phép chia tài sản chung

của vợ chồng nếu có lý do chính đáng (như vợ chồng tính tình không hợp



41



nhưng con cái đã lớn nên không muốn ly hôn mà chỉ muốn ở riêng, do đó,

một bên hoặc cả hai bên xin chia tài sản thì tài sản được chia như khi xử

về ly hôn [40].

Với nội dung của quy định trên cho thấy sự phù hợp với phong tục tập

quán, lối sống của người phương Đông, thể hiện đúng bản sắc của dân tộc ta,

luôn luôn vì sự yên ấm, ổn định của gia đình, vì lợi ích của con cái nên không

muốn ly hôn mà chỉ yêu cầu chia tài sản chung. Luật HN&GĐ năm 2000 kế

thừa và phát triển trên cơ sở của Luật HN&GĐ năm 1986 lại không quy định

cụ thể thế nào là “lý do chính đáng khác”, do vậy không có cơ sở để xem xét

lý do chia tài sản chung mà vợ chồng đưa ra có chính đáng hay không, dẫn

đến việc áp dụng pháp luật của tòa án có thể tùy tiện. Cùng một lý do mà vợ

chồng đưa ra nhưng có tòa án quyết định chia tài sản chung của vợ chồng

nhưng có tòa án không chấp nhận lý do này.

Chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân luôn mang lại

những hậu quả pháp lý nhất định, do vậy không chỉ pháp luật Việt Nam mà

pháp luật của các nước khác trên thế giới đều quy định những căn cứ chặt chẽ

để vợ chồng làm căn cứ chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân. BLDS và

thương mại Thái Lan quy định rất nhiều trường hợp là căn cứ để vợ chồng

chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân, như vợ hoặc chồng bị tuyên bố phá

sản; khi vợ hoặc chồng bị tuyên là không có năng lực hành vi dân sự và người

kia không thích hợp để chăm sóc; nếu tài sản chung do người kia quản lý ở

trong tình trạng có thể dẫn đến phá huỷ…Có thể thấy căn cứ chia tài sản chung

của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân của BLDS và thương mại Thái Lan rất

rộng, nó không chỉ gồm những căn cứ về mặt tài sản mà gồm cả những căn cứ

về mặt nhân thân nữa. Để phù hợp với yêu cầu thực tiễn đặt ra, Luật HN&GĐ

năm 2000 cần bổ sung quy định hướng dẫn cụ thể về vấn đề này.

Tuy nhiên, không phải mọi trường hợp khi đưa ra lý do chia tài sản đều



42



được pháp luật chấp nhận. Lý do vợ, chồng đưa ra phải là lý do chính đáng bởi

lẽ sẽ có nhiều cặp vợ chồng lợi dụng việc chia tài sản để trốn tránh thực hiện

nghĩa vụ về tài sản. Trong trường hợp đó theo yêu cầu của người có quyền và

lợi ích liên quan thì việc chia tài sản chung của vợ chồng sẽ bị toà án tuyên vô

hiệu. Điều 11 Nghị định số 70/2001/NĐ-CP quy định các trường hợp vợ

chồng chia tài sản chung nhằm trốn tránh thực hiện các nghĩa vụ tài sản sẽ bị

tuyên bố vô hiệu bao gồm: nghĩa vụ nuôi dưỡng, cấp dưỡng; nghĩa vụ bồi

thường thiệt hại; nghĩa vụ thanh toán khi bị Tòa án tuyên bố phá sản doanh

nghiệp; nghĩa vụ nộp thuế, tài chính đối với Nhà nước; nghĩa vụ trả nợ,… Quy

định này đã tạo ra một hành lang pháp lý để bảo vệ lợi ích chính đáng của

người thứ ba có liên quan đến tài sản chung của vợ chồng, đồng thời góp phần

tích cực vào việc đấu tranh phòng chống các hành vi vi phạm pháp luật.

Mặc dù có những quy định khác nhau ở pháp luật mỗi nước, song nhìn

chung pháp luật các nước đều ghi nhận hai điều kiện để chỉ tài sản đó là có lý

do chính đáng và có yêu cầu toà án (trừ trường hợp pháp luật cho phép họ tự

thoả thuận). Chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân có tác

động đến các thành viên trong gia đình, ít nhiều cũng để lại những tác động

không nhỏ đến gia đình, đặc biệt trách nhiệm với gia đình sau khi chia tài sản

chung. Do vậy pháp luật cần phải có những căn cứ cụ thể làm cơ sở cho việc

chia tài sản chung và chống lại hành vi vi phạm pháp luật, nhằm trốn tránh

nghĩa vụ tài sản.

2.3 Các trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng trong thời

kỳ hôn nhân

2.3.1 Vợ chồng thoả thuận chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân

2.3.1.1 Hình thức của thỏa thuận chia tài sản chung của vợ chồng

trong thời kỳ hôn nhân

Tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ khi đã chia phần nào ảnh



43



hưởng đến chế độ tài sản chung của vợ chồng, quyền và lợi ích của các thành

viên trong gia đình và lợi ích của người thứ ba trong các giao dịch dân sự liên

quan đến tài sản chung của vợ chồng. Chính vì những hậu quả về mặt pháp lý

và về mặt xã hội của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân nên pháp

luật quy định thỏa thuận chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân bắt buộc

phải được lập thành văn bản. Quy định này là cần thiết vì những lý do sau đây:

- Văn bản thỏa thuận chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân là cơ sở

pháp lý quan trọng nhất để giải quyết tranh chấp tài sản giữa hai vợ chồng khi

có mâu thuẫn xảy ra;

- Nó là cơ sở pháp lý để giải quyết các tranh chấp liên quan đến quyền lợi

của người thứ ba trong các giao dịch dân sự liên quan đến tài sản của vợ chồng;

- Đây là căn cứ để xác định tài sản chung, tài sản riêng của vợ chồng để

khôi phục lại chế độ tài sản chung của vợ chồng (nếu có);

- Là cơ sở pháp lý nhằm ngăn chặn các hành vi chia tài sản chung nhằm

mục đích trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản với bên thứ ba trong các

giao dịch dân sự hoặc các hành vi vi phạm pháp luật.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 29 Luật HN&GĐ năm 2000 cũng như

khoản 1, 2 Điều 6 Nghị định số 70/2001/NĐ-CP quy định thỏa thuận chia tài

sản trong thời kỳ hôn nhân phải được lập thành văn bản nhưng không quy

định cụ thể một hình thức văn bản nhất định. Vì vậy, trên thực tế văn bản thỏa

thuận chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân rất đa dạng, có thể được thể

hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như văn bản viết tay, văn bản đánh máy,

fax, telex,… và tất cả các hình thức này đều được pháp luật chấp nhận.

2.3.1.2 Nội dung của thỏa thuận chia tài sản chung của vợ chồng trong

thời kỳ hôn nhân

Bên cạnh việc tuân thủ quy định về mặt hình thức của văn bản thỏa

thuận chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân, Luật HN&GĐ còn đặt ra các



44



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.pdf) (120 trang)

×