1. Trang chủ >
  2. Thạc sĩ - Cao học >
  3. Luật >

4 Phương thức chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (864.74 KB, 120 trang )


Vợ chồng có quyền thỏa thuận hoặc yêu cầu Tòa án chỉ chia một lượng

tài sản nhất định trong toàn bộ khối tài sản được xác định tại Điều 27 Luật

HN&GĐ năm 2000. Thực tế có rất nhiều gia đình khi yêu cầu chia tài sản

chung trong thời kỳ hôn nhân chỉ chia một phần tài sản hoặc một nhóm tài sản

nhất định. Có thể vợ chồng chỉ yêu cầu chia một phần tài sản là quyền sử

dụng đất hoặc chỉ chia phần vốn góp vào một doanh nghiệp để sản xuất, kinh

doanh, làm dịch vụ hoặc chỉ chia một khoản tiền, một khoản đá quý, kim

cương, ngoại tệ hoặc chia một loại giấy tờ có giá…, còn các tài sản khác như

nhà ở, công xưởng sản xuất hoặc tư liệu sản xuất khác thì không chia, vẫn

thuộc sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng. Chẳng hạn có cặp vợ chồng có

mong muốn sau: “Vợ chồng tôi có một căn hộ cho thuê, mua bằng tiền của

hai vợ chồng. Tôi muốn bán nó để chia tài sản chung với chồng nhưng không

phải ly dị thì có được không? [25]”. Như vậy, trong tình huống trên ngoài một

căn hộ cho thuê, cặp vợ chồng này có thể còn có nhiều tài sản chung khác

nhưng họ chỉ muốn chia căn hộ cho thuê mà không phải chia phần tài sản còn

lại. Vì vậy, chúng tôi thấy rằng thông thường giá trị phần tài sản được chia chỉ

chiếm một lượng nhất định trong tổng giá trị tài sản chung của vợ chồng. Việc

chia một phần tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân được vợ chồng sử dụng

phổ biến trong cuộc sống, vì giải pháp này phù hợp với mong muốn chính

đáng của vợ chồng, vừa bảo đảm khả năng thực hiện nghĩa vụ về tài sản của

vợ hoặc chồng, đảm bảo được lợi ích chung của gia đình vừa có thể duy trì

tính bền vững của gia đình.

Khi chia một phần tài sản chung, vợ chồng có thể thỏa thuận chia phần

tài sản đem chia sẽ giao cho một bên vợ, chồng hoặc có thể chia đều cho vợ

chồng hoặc chia theo thỏa thuận khác. Đối với thỏa thuận chia một phần tài

sản thường ít có khả năng thực hiện việc chia để nhằm mục đích trốn tránh

việc thực hiện nghĩa vụ về tài sản vì phần tài sản đem chia chỉ chiếm rất ít so



53



với khối lượng tài sản chung hợp nhất của vợ chồng. Tuy nhiên, việc chia một

phần tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân vẫn phải đảm bảo yêu cầu theo quy

định của pháp luật.

2.4.2 Chia toàn bộ tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân

Trong trường hợp không thực hiện chia một phần tài sản chung trong

thời kỳ hôn nhân, pháp luật HN&GĐ hiện hành cho phép vợ chồng có thể

yêu cầu chia toàn bộ tài sản chung.Toàn bộ được hiểu là: “Tất cả những

thành phần, bộ phận hợp thành một khối, một chính thể” [51]. Chia toàn bộ

tài sản chung là chia tất cả tài sản chung hợp nhất mà vợ chồng tạo dựng

được trong thời kỳ hôn nhân theo Điều 27 Luật HN&GĐ năm 2000 tính đến

thời điểm có yêu cầu chia.Việc chia toàn bộ tài sản chung được đặt ra trong

trường hợp vợ chồng cần một số lượng lớn tài sản để mở rộng quy mô đầu

tư kinh doanh hoặc người vợ, chồng có nghĩa vụ về tài sản quá lớn với người

thứ ba nên nếu chỉ chia một phần tài sản chung thì không đủ khả năng thực

hiện. Vì vậy, chia toàn bộ tài sản chung là giải pháp được lựa chọn trong

tình huống này. Tuy nhiên, thực tế không phải vợ chồng nào cũng yêu cầu

chia toàn bộ tài sản chung vì việc chia này có thể gặp nhiều rủi ro không

mong muốn nên sẽ ảnh hưởng rất lớn đến mối quan hệ giữa vợ chồng và đời

sống chung của gia đình, do đó chỉ trong trường hợp thực sự cần thiết vợ

chồng mới sử dụng giải pháp chia toàn bộ.

Khi chia toàn bộ tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân nếu vợ chồng

thỏa thuận thì có thể chia đều tài sản cho mỗi bên hoặc chia cho một bên vợ,

chồng có tất cả tài sản hiện có đem chia. Việc chia toàn bộ trong những tình

huống này cần phải được cân nhắc vì có thể mục đích chia nhằm trốn tránh

việc thực hiện các nghĩa vụ về tài sản đối với người khác. Giả sử trước đó

người chồng có nghĩa vụ thanh toán các khoản nợ với chủ nợ, nhưng do

không muốn thực hiện nghĩa vụ này người chồng đã thỏa thuận với chia toàn



54



bộ tài sản chung cho người vợ. Như vậy, quyền lợi của người thứ ba trong

trường hợp này không được bảo đảm. Do đó, tương tự việc chia một phần tài

sản chung, việc chia toàn bộ tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn

nhân theo thỏa thuận hay do Tòa án quyết định phải tuân theo quy định của

pháp luật để tránh tính trạng vợ chồng trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ về

tài sản với bên thứ ba.

2.5 Hậu quả pháp lý của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân

2.5.1 Về nhân thân

Chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân là một trường

hợp chia đặc biệt, do những nhu cầu chính đáng mà vợ chồng tiến hành chia

tài sản chung khi hôn nhân vẫn còn tồn tại. Theo quy định của pháp luật

HN&GĐ hiện hành, sau khi chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân, mặc dù

có sự phân chia tài sản giữa vợ và chồng nhưng quan hệ vợ chồng vẫn không

chấm dứt, vì vậy các quyền và nghĩa vụ nhân thân giữa vợ và chồng không hề

thay đổi, vợ chồng tiếp tục phải thực hiện những quyền và nghĩa vụ đó. Trên

cơ sở đó, việc xác định hậu quả pháp lý về nhân thân sau khi chia tài sản trong

thời kỳ hôn nhân cần phải xem xét quyền và nghĩa vụ về nhân thân đối với

nhau, quyền và nghĩa vụ về nhân thân đối với gia đình, đặc biệt là đối với con

chưa thành niên, con đã thành niên không có khả năng lao động, tàn tật, mất

năng lực hành vi dân sự.

Thứ nhất, quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng sau khi chia tài sản

chung trong thời kỳ hôn nhân.

Quyền và nghĩa vụ về nhân thân của vợ chồng đối với nhau được pháp

luật HN&GĐ quy định xuất phát từ các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công

dân được ghi nhận trong Hiến pháp. Các quyền và nghĩa vụ này xuất phát từ

các chuẩn mực đạo đức, cách cư xử mang tính tự nhiên và truyền thống vốn

đã có từ trước, được coi như nghĩa vụ về đạo đức mà sau này luật quy định



55



thành các quy tắc xử sự chung. Quyền và nghĩa vụ về nhân thân của vợ chồng

đối với nhau là những giá trị tinh thần gắn kết giữa hai người, không tính

được bằng tài sản và không thể chuyển giao cho người khác, nhằm mục đích

thỏa mãn nhu cầu tình cảm trong đời sống chung của vợ chồng. Vì vậy, sau

khi chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân, quyền và nghĩa vụ về nhân thân

của vợ chồng vẫn tiếp tục chịu sự điều chỉnh từ Điều 18 đến Điều 26 của Luật

HN&GĐ năm 2000 vì quan hệ vợ chồng không chấm dứt.

Điều 18 Luật HN&GĐ năm 2000 ghi nhận vợ chồng có quyền và

nghĩa vụ chung thủy, thương yêu, quý trọng, chăm sóc, giúp đỡ lẫn nhau.

Tình nghĩa vợ chồng là nền tảng quan trọng để đảm bảo xây dựng một gia

đình hạnh phúc, hòa thuận và đảm bảo tính bền vững trong quan hệ hôn

nhân. Đây không chỉ là yêu cầu của pháp luật mà còn là những giá trị đạo

đức tồn tại từ xưa đến này mà vợ chồng cần phải tôn trọng trong đời sống

chung. Không chỉ dừng lại ở việc thực hiện tình nghĩa của vợ chồng đối với

nhau, pháp luật còn đặt ra yêu cầu vợ chồng phải tôn trọng nhau, giữ gìn uy

tín, danh dự, nhân phẩm cho nhau. Vợ chồng cùng nhau bàn bạc, thỏa thuận

và giúp đỡ nhau trong mọi hoàn cảnh để phát huy khả năng, thế mạnh của

từng người góp phần hoàn thành những nhiệm vụ, vai trò của mỗi người đối

với gia đình nói riêng và xã hội nói chung. Đồng thời cấm vợ, chồng có

hành vi ngược đãi, hành hạ, xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của

nhau.Việc quy định vợ chồng có nghĩa vụ chung thủy, chăm sóc, giúp đỡ

nhau cũng như tôn trọng danh dự, uy tín, nhân phẩm cho nhằm đảm bảo

quyền bình đẳng giữa vợ, chồng trong các quan hệ nhân thân, ngăn chặn tình

trạng vợ hoặc chồng có quan hệ nam nữ bất chính với người khác và ngăn

ngừa các hành vi bạo lực trong gia đình.

Vợ chồng có quyền bình đẳng với nhau về mọi mặt trong gia đình.

Hiện nay, quyền bình đẳng giữa vợ và chồng được BLDS năm 2005 và Luật



56



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.pdf) (120 trang)

×