1. Trang chủ >
  2. Khoa học xã hội >
  3. Văn học - Ngôn ngữ học >

III. Phân biệt biểu thức chêm xen tình thái và thành phần phụ chú.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.63 MB, 180 trang )


(parenthesis) trong câu. Chúng đều thuộc vào thành phần biệt lập trong câu

mà Diệp Quang Ban gọi là “biệt tố”.

Xét trên quan điểm thành phần phụ chú trong tiếng Việt, một số nhà

nghiên cứu cho rằng: “Thành phần phụ chú là thành phần được dùng để bổ

sung một số chi tiết cho nội dung chính của câu. Thành phần phụ chú thường

được đặt giữa hai đầu gạch ngang, hai dấu phẩy, hai dấu ngoặc đơn hoặc giữa

một dấu gạch ngang với một dấu phẩy. Nhiều khi thành phần phụ chú còn

được đặt sau dấu hai chấm.” Ví dụ:

- Lúc đi, đứa con gái đầu lòng của anh – và cũng là đứa con duy

nhất của anh, chưa đầy một tuổi.

(Nguyễn Quang Sáng, Chiếc lược ngà)

- Lão không hiểu tôi, tôi nghĩ vậy, và tôi càng buồn lắm.

(Lam Cao, Lão Hạc)

- Chúng tôi, mọi người – kể cả anh, đều tưởng con bé sẽ đứng yên đó thôi.

(Nguyễn Quang Sáng, Chiếc lược ngà)

(dẫn theo sách Ngữ Văn lớp 9, tập 2, NXB Giáo Dục)

Một trong những đặc điểm nổi bật của chúng giống với các biểu thức

chêm xen tình thái là chúng cũng là những thành phần biệt lập, có thể được

lược bỏ đi một cách dễ dàng mà không làm thay đổi đến nội dung mệnh đề

của câu.

Tuy nhiên, công dụng chính của thành phần phụ chú ở trong câu là bổ

sung thêm một số chi tiết cho nội dung miêu tả của câu chứ không mang một

nét nghĩa tình thái nào cả. Chúng thường mang tính chất giải thích, cung cấp

thêm thông tin và thường nằm sau các thành phần được chúng bổ sung ý

nghĩa, thường được tách với thành phần khác bằng dấu phẩy, dấu gạch ngang

hay dấu hai chấm.

27



Ý nghĩa của một thành phần phụ chú là tổng ý nghĩa của các thành viên

cấu tạo nên nó gộp lại. Ngược lại, đối với các biểu thức chêm xen tình thái thì

ý nghĩa của một biểu thức không thể được suy ra từ ý nghĩa cộng gộp của các

yếu tố tạo thành. Tức ý nghĩa của các biểu thức chêm xen tình thái mang tính

chất “thành ngữ” (idiom) hơn là mang tính chất tự do. Các biểu thức chêm

xen tình thái thường được sử dụng như những đơn vị “có sẵn” trong ngôn

ngữ. So sánh:

(3a) Lấy làm gì cái thằng ăn cháo đái bát đó.

(Khẩu ngữ)

(3b) Cô bé nhà bên (có ai ngờ)

Cũng vào du kích

(Giang Nam, Quê hương)

(dẫn theo Diệp Quang Ban, Ngữ pháp tiếng Việt, tr. 62)

Biểu thức chêm xen tình thái “ăn cháo đái bát” trong câu (3a) không

hề có ý nghĩa cộng gộp của các thành viên trong nó mà nó có nghĩa là “Ví thái

độ chịu ơn người rồi bội bạc, phụ ơn ngay” (Viện Ngôn ngữ học, Từ điển

tiếng Việt, tr. 12). Còn thành phần “có ai ngờ” trong câu (3b) là thành phần

phụ chú với ý nghĩa tương đương tương đối là “không ai nghĩ rằng”. Hơn

nữa, biểu thức “ăn cháo đái bát” trong câu (3a) còn vượt ra khỏi ý nghĩa ngôn

liệu và biểu thị một loại ý nghĩa phi miêu tả; đó là nghĩa tình thái. Nó thể hiện

thái độ chê bai, coi thường của người nói đối với đối tượng được nói tới.

Nói tóm lại, cả hai thành phần “phụ chú” và “biểu thức chêm xen tình

thái” đều “là những yếu tố không chịu sự ấn định của vị tố về mặt nghĩa,

không trực tiếp tham gia vào phần nghĩa chỉ sự thể trong câu chứa chúng,

chúng không nằm trong cấu trúc cú pháp của câu, và chúng có quan hệ với

nghĩa của toàn bộ câu hoặc với nghĩa của yếu tố thích hợp trong câu.” (dẫn



28



theo Diệp Quang Ban, Ngữ pháp tiếng Việt, tr. 61). Tuy nhiên, chúng khác

nhau cơ bản về sự đối lập giữa ý nghĩa ngôn liệu và tình thái: một đằng (thành

phần phụ chú) góp thêm vào nghĩa miêu tả hay ngôn liệu của câu, một đằng

(biểu thức chêm xen tình thái) biểu thị đánh giá tình thái cho câu.

IV. Khảo sát sơ qua những công trình nghiên cứu về các “biểu thức

chêm xen tình thái” đã đƣợc công bố.

Cho đến nay, ở Việt Nam, biểu thức chêm xen tình thái vẫn chưa được

chú trọng nghiên cứu nhiều. Duy nhất chỉ có một công trình nghiên cứu gần

đây của chị Phạm Thị Thu Bình, cựu sinh viên khoa ngôn ngữ học, trường Đại

học Khoa học Xã hội và Nhân văn nghiên cứu về các biểu thức chêm xen tình

thái trong tiếng Việt trong khóa luận tốt nghiệp có tiêu đề “Cú pháp và ngữ

nghĩa của những từ chêm xen tình thái trong tiếng Việt” (2007). Để giản tiện

cho việc nghiên cứu các biểu thức chêm xen tình thái trong luận văn này,

chúng tôi sẽ điểm lại những ý chính trong khóa luận của chị Phạm Thị Thu

Bình và chỉ ra một vài điểm chưa tương đồng với luận văn này.

Theo Phạm Thị Thu Bình, thành phần chêm xen tình thái trong tiếng

Việt tồn tại dưới dạng các từ đơn như: cha, mẹ, cụ, bà, cóc, đinh, đĩ…hoặc

các từ ghép như: cóc khô, quỷ quái, súc sinh, mẹ khỉ, ...

Ngoài ra chúng còn tồn tại dưới dạng các cụm từ như:trời đánh thánh

vật, ăn cháo đái bát, chó ăn vã mắm, vãi đái ra quần...

Xét về mặt từ loại, Phạm Thị Thu Bình cho rằng biểu thức chêm xen

tình thái có thê là:

- Danh từ chêm xen tình thái: Ví dụ: chó, lợn, cha, mẹ, con mụ...

- Trợ từ chêm xen tình thái: Ví dụ: quái, đếch, mốc,...

- Tính từ chêm xen tình thái: Ví dụ: lưu manh, mất dạy, dê già…n



29



Về ngữ nghĩa và chức năng của các từ ngữ chêm xen tình thái trong

tiếng Việt, Phạm Thị Thu Bình phân biệt:

1. Nghĩa tự thân của các từ ngữ chêm xen tình thái: là nghĩa do câu

chữ đưa lại. Các từ chêm xen tình thái là các từ chỉ quan hệ họ hàng thân

thuộc, chỉ động vật, chỉ tên nhân vật trong tác phẩm văn học.

2. Chức năng của các từ ngữ chêm xen tình thái.

- Chức năng nhấn mạnh.

- Chức năng đánh giá biểu cảm.

- Chức năng phủ định.

+ Sử dụng không kèm theo các vị từ phủ định.

+ Sử dụng kèm theo các vị từ phủ định (không, chả)

Khóa luận tốt nghiệp của chị Phạm Thị Thu Bình đã đề cập khá đầy đủ

về cấu tạo và chức năng của các từ ngữ chêm xen tình thái trong tiếng Việt.

Kết quả nghiên cứu của tác giả là một tham khảo quan trọng đối với luận văn

của chúng tôi. Về cơ bản, chúng tôi đồng tình cách triển khai vấn đề của khóa

luận. Tuy nhiên, chúng tôi nhận thấy rằng trong khóa luận của mình, chị

Phạm Thị Thu Bình còn chưa phân biệt thực sự rõ ràng giữa danh từ trung

tâm và thành phần chêm xen trong đoản ngữ chêm xen tình thái. Ví dụ như:

Cha con mẹ nó làm cho người ta lúc hú vía.

DT CX

(Ngô Tất Tố 1975)

(Phạm Thị Thu Bình, CPVNNCNTCXTTTTV, tr. 40)

Ở ví dụ này, chị Phạm Thị Thu Bình cho rằng “cha” là danh từ, còn

“con mẹ” là thành phần chêm xen. Trong trường hợp này “Cha con mẹ nó” là

một đoản ngữ danh từ. “Nó” không thể lược bỏ đi được nhưng “cha con mẹ”



30



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.pdf) (180 trang)

×