Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.76 MB, 126 trang )
18
trường dược phẩm; thuốc không kê toa sẽ đạt khoảng 520 triệu USD, chiếm khoảng
27% tổng số chi tiêu cho các loại thuốc.
Hiện nay, năng lực của ngành dược trong nước chỉ đáp ứng được gần 50%
nhu cầu trong nước, phần còn lại chủ yếu phụ thuộc vào nhập khẩu. Vào năm 2013,
kim ngạch nhập khẩu thuốc sẽ vượt 1,37 tỷ USD so với con số 923 triệu USD trong
năm 2008. Trong khi đó, xuất khẩu dược phẩm chỉ đạt 216 triệu USD. Hiện nay,
doanh nghiệp dược phẩm Việt Nam đang xuất khẩu thuốc sang một số thị trường
như Bangladesh, Pakistan, Lào, Campuchia, Singapore,...
BMI dự báo, trong 5 năm tới thị trường dược phẩm Việt Nam sẽ là mảnh đất
giàu tiềm năng cho các công ty nước ngoài do thị trường bắt đầu mở cửa rộng hơn
cho các doanh nghiệp này, và thị trường Việt Nam đạt $2 tỉ vào 2011 với tốc độ
tăng trưởng: 17%-19%/năm và tiền thuốc tăng gấp đôi sau 5 năm.
Theo số liệu thống kê quý 2/2012 của IMS, giá trị thị trường dược phẩm đạt
giá trị 1.936 tỉ USD, tăng trưởng 10% so với cùng kỳ năm 2011, các doanh nghiệp
dược phẩm nước ngoài chiếm 30% thị phần dược phẩm trong nước.
Hình 2.5 Doanh thu của các doanh nghiệp dƣợc phẩm dẫn đầu thị trƣờng dƣợc
phẩm tại Việt Nam tính tới quý 2/2012 (đvt: triệu USD) (Nguồn: IMS)
19
Trong đó, doanh thu từ các sản phẩm OTC đạt giá trị khoảng 622 triệu USD
vào quý 2/2012, tăng trưởng 12% so với cùng kỳ năm 2011.
Hình 2.6 Doanh thu thuốc không kê toa của các doanh nghiệp dƣợc
phẩm dẫn đầu thị trƣờng dƣợc phẩm Việt Nam quý 2/2012 (đvt: triệu USD)
(Nguồn: IMS)
Thị trường thuốc không kê toa tại Việt Nam có một sự cân bằng giữa các
doanh nghiệp dược phẩm trong nước và các doanh nghiệp dược phẩm nước ngoài.
Các doanh nghiệp dược phẩm trong nước tập trung nhiều vào các loại thuốc không
kê toa. Phần lớn những loại thuốc không kê toa không đòi hỏi dây chuyền sản xuất
hay trình độ công nghệ cao, điều này hoàn toàn phù hợp với điều kiện hiện tại của
những doanh nghiệp dược phẩm trong nước. Thị trường thuốc không kê toa chính là
cơ hội cho các doanh nghiệp trong nước.
20
Hình 2.7 Doanh thu các loại thuốc không kê toa dẫn đầu thị trƣờng
dƣợc phẩm Việt Nam quý 2/2012 (đvt: triệu USD) (Nguồn: IMS)
21
2.3 MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
2.3.1 Mô hình các yếu tố ảnh hƣởng đến quyết định mua thuốc không kê
toa trƣớc đây
2.3.1.1 Nghiên cứu của Shah (2010)
Theo Shah (2010), các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua thuốc không kê
toa của người tiêu dùng bao gồm 2 yếu tố: (1) Hiệu quả từ quảng cáo trên các
phương tiện truyền thông, (2) Ảnh hưởng của nhóm tham khảo (bác sĩ, dược sĩ, gia
đình).
Hiệu quả từ
quảng cáo
Quyết định mua
thuốc không kê toa
Ảnh hƣởng từ
nhóm tham khảo
Hình 2.8 Mô hình các yếu tố ảnh hƣởng đến quyết
định mua thuốc không kê toa của Shah (2010)
Trong đó :
- Hiệu quả từ quảng cáo trên các phương tiện truyền thông: Quảng cáo của
những loại thuốc không kê toa trên các phương tiện truyền thông giúp cho người
tiêu dùng nâng cao nhận thức, có thêm nhiều thông tin, có sự hiểu biết đầy đủ rõ
ràng, chính xác về các loại thuốc không kê toa.
- Ảnh hưởng từ nhóm tham khảo: Người tiêu dùng tìm kiếm thông tin từ
những người có chuyên môn như bác sĩ, dược sĩ, hay từ gia đình.
22
2.3.1.2 Nghiên cứu của Zhou (2012)
Theo nghiên cứu của Zhou, Xue, Ping (2012) thì các yếu tố ảnh hưởng đến
quyết định mua thuốc không kê toa của người tiêu dùng bao gồm 5 yếu tố : (1) Giá
thuốc, (2) bao bì thuốc, (3) lòng tin vào nhà sản xuất, (4) chất lượng thuốc, (5) lòng
tin vào nhà thuốc. Trong đó lòng tin vào nhà thuốc chịu ảnh hưởng từ 3 yếu tố: (1)
Hình thức nhà thuốc, (2) chất lượng dịch vụ tại nhà thuốc, (3) chất lượng sản phẩm
tại nhà thuốc
Giá thuốc
Bao bì thuốc
Lòng tin vào
nhà sản xuất
Quyết định
mua thuốc
không kê toa
Chất lƣợng
thuốc
Hình thức nhà
thuốc
Chất lƣợng
dịch vụ
Lòng tin vào
nhà thuốc
Chất lƣợng
sản phẩm
Hình 2.9 Mô hình các yếu tố ảnh hƣởng đến quyết định
mua thuốc không kê toa của Zhou (2012)