1. Trang chủ >
  2. Thạc sĩ - Cao học >
  3. Kinh tế >

5 KIỂM ĐỊNH SỰ KHÁC BIỆT TRONG QUYẾT ĐỊNH MUATHUỐC KHÔNG KÊ TOA GIỮA CÁC NHÓM NGƢỜI TIÊU DÙNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.76 MB, 126 trang )


62

sự khác biệt về phương sai giữa các nhóm. Kết quả kiểm định từ bảng ANOVA cho

thấy không có sự khác biệt trong quyết định mua thuốc không kê toa đối với những

nhóm người tiêu dùng có trình độ học vấn khác nhau (sig. = 0.090> 0.05) mức ý

nghĩa 0.05

4.5.4 Theo mức thu nhập (Xem phụ lục 13)

Để thực hiện kiểm định sự khác biệt về mức thu nhập trong quyết định mua

thuốc không kê toa, tác giả thực hiện phân tích phương sai một yếu tố (ANOVA)

mức ý nghĩa 0.05. Kết quả Levene test có sig. = 0.790 > 0.05, không có sự khác biệt

về phương sai giữa các nhóm. Kết quả kiểm định từ bảng ANOVA cho thấy không

có sự khác biệt trong quyết định mua thuốc không kê toa đối với những nhóm người

tiêu dùng có mức thu nhập khác nhau (sig. = 0.676> 0.05) mức ý nghĩa 0.05.

Bảng 4.11 Tóm tắt kết quả kiểm định giả thuyết sự khác biệt quyết định

mua thuốc không kê toa giữa các nhóm ngƣời tiêu dùng

Giả thuyết

Có sự khác biệt trong quyết định mua thuốc không kê toa

giữa nam và nữ

Có sự khác biệt trong quyết định mua thuốc không kê toa

giữa các nhóm tuổi

Có sự khác biệt trong quyết định mua thuốc không kê toa

giữa nhóm người tiêu dùng có trình độ học vấn khác nhau

Có sự khác biệt trong quyết định mua thuốc không kê toa

giữa nhóm người tiêu dùng có mức thu nhập khác nhau



Phương

pháp kiểm

định



sig.



Kết luận

(mức ý

nghĩa 0.05)



t-Test



0.062



Bác bỏ



ANOVA



0.142



Bác bỏ



ANOVA



0.090



Bác bỏ



ANOVA



0.676



Bác bỏ



63

4.6 TÓM TẮT

Trong chương 4, nghiên cứu đã đề cập đến thông tin của mẫu nghiên cứu,

Nghiên cứu đã thực hiện kiểm định thang đo bằng hệ số Cronbach Alpha, sau đó

tiến hành phân tích nhân tố khám phá (EFA). Từ kết quả phân tích nhân tố khám

phá, nghiên cứu tiếp tục phân tích hồi quy bội để kiểm định các giả thuyết và đưa ra

mô hình nghiên cứu đã được điều chỉnh sau khi phân tích hồi quy, tiếp theo nghiên

cứu xem xét mức độ tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua thuốc

không kê toa của người tiêu dùng tại thành phố Hồ Chí Minh. Qua đó các giả

thuyết H1, H4, H5, H6, H6a, H6b, H6c đều đƣợc chấp nhận, giả thuyết H2, H3

bị bác bỏ. Chương tiếp theo sẽ trình bày tóm tắt về nghiên cứu, ý nghĩa thực tiễn

cũng như các hạn chế của đề tài.



64

CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Chương 4 đã đưa ra những phân tích về kết quả nghiên cứu. Trong chương 5,

nghiên cứu trình bày lại tóm tắt các kết quả nghiên cứu, từ đó đưa ra ý nghĩa thực

tiễn của đề tài, những hàm ý và kiến nghị. Ngoài ra, những hạn chế và hướng

nghiên cứu tiếp theo cũng được trình bày trong chương 5.

5.1 KẾT LUẬN

Mục tiêu của nghiên cứu nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quyết

định mua thuốc không kê toa của người tiêu dùng tại thành phố Hồ Chí Minh.

Dựa trên cơ sở lý thuyết về hành vi tiêu dùng, các nghiên cứu trước đây về

quyết định mua thuốc không kê toa của người tiêu dùng của Zhou (2012) và Shah

(2010), tác giả đề xuất mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua thuốc

không kê toa của người tiêu dùng bao gồm 6 yếu tố: (1) Giá thuốc, (2) bao bì thuốc,

(3) lòng tin vào nhà sản xuất thuốc, (4) chất lượng thuốc, (5) ảnh hưởng từ nhóm

tham khảo, (6) lòng tin vào nhà thuốc. Trong đó lòng tin vào nhà thuốc chịu ảnh

hưởng bởi 3 yếu tố: (1) Hình thức nhà thuốc, (2) chất lượng dịch vụ tại nhà thuốc,

(3) chất lượng sản phẩm tại nhà thuốc.

Nghiên cứu được thực hiện qua 2 giai đoạn:

- Nghiên cứu sơ bộ bao gồm: nghiên cứu định tính (phỏng vấn thu thập 20 ý

kiến, phỏng vấn tay đôi, thảo luận nhóm) và nghiên cứu định lượng sơ bộ (được

thực hiện bằng phỏng vấn trực tiếp với 150 người tiêu dùng). Sau đó, kiểm định độ

tin cậy Cronbach Alpha và phân tích nhân tố khám phá được thực hiện. Kết quả từ

nghiên cứu định lượng sơ bộ, thang đo chính thức còn lại 38 biến quan sát: 3 thành

phần yếu tố ảnh hưởng lòng tin vào nhà thuốc có 13 biến quan sát, 6 thành phần yếu

tố ảnh hưởng đến quyết định mua thuốc không kê toa có 21 biến quan sát, quyết

định mua thuốc không kê toa có 4 biến quan sát.

- Nghiên cứu chính thức: dữ liệu được thu thập từ 395 người tiêu dùng tại

thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả từ kiểm định độ tin cậy Cronbach Alpha và phân

tích nhân tố khám phá cho thấy có 6 yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua thuốc



65

không kê toa, trong đó lòng tin vào nhà thuốc chịu ảnh hưởng bởi 3 yếu tố. Phân

tích hồi quy tuyến tính bội cho 2 mô hình cho thấy có 3 yếu tố ảnh hưởng đến lòng

tin vào nhà thuốc (chất lượng sản phẩm tại nhà thuốc, hình thức nhà thuốc và chất

lượng dịch vụ tại nhà thuốc) và có 4 yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua thuốc

không kê toa của người tiêu dùng (lòng tin vào nhà thuốc, chất lượng thuốc, giá

thuốc, ảnh hưởng từ nhóm tham khảo).

Nghiên cứu cũng cho thấy không có sự khác biệt trong quyết định mua thuốc

không kê toa giữa các nhóm người tiêu dùng tại thành phố Hồ Chí Minh (theo giới

tính, độ tuổi, trình độ học vấn và mức thu nhập).

Kết quả nghiên cứu này có thể dùng đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến

quyết định mua đối với các loại thuốc kê toa, thực phẩm chức năng. Tuy nhiên khi

áp dụng nghiên cứu đối với các loại thuốc kê toa hay thực phẩm chức năng thì nên

có sự điều chỉnh phù hợp.

Kết quả nghiên cứu giúp cho các doanh nghiệp dược phẩm hiểu rõ các yếu tố

ảnh hưởng đến quyết định mua thuốc không kê toa của người tiêu dùng để đưa ra

được những chiến lược phù hợp, đồng thời giúp cho nhà thuốc bán lẻ nhận ra những

yếu tố thu hút người tiêu dùng.

5.2 HÀM Ý ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP DƢỢC PHẨM, NHÀ THUỐC

BÁN LẺ

Từ kết quả nghiên cứu ở chương 4, mô hình hồi quy cho thấy các yếu tố ảnh

hưởng đến quyết định mua thuốc không kê toa của người tiêu dùng thì yếu tố quan

trọng nhất là lòng tin vào nhà thuốc (Beta = 0.563), yếu tố tác động mạnh thứ 2 là

chất lượng thuốc (Beta = 0.164), tiếp theo là yếu tố giá thuốc (Beta = 0.158), và

cuối cùng là ảnh hưởng từ nhóm tham khảo (Beta = 0.098). Trong đó, lòng tin vào

nhà thuốc lại chịu ảnh hưởng của 3 yếu tố: chất lượng sản phẩm tại nhà thuốc (Beta

= 0.356), hình thức nhà thuốc (Beta = 0.270), chất lượng dịch vụ tại nhà thuốc (Beta

= 0.212).



66

a. Đối với yếu tố lòng tin vào nhà thuốc (LT):

Người tiêu dùng có xu hướng tìm đến nhà thuốc khi có những vấn đề sức

khoẻ ít nghiêm trọng, và họ sẽ có xu hướng mua các loại thuốc không kê toa để

chữa trị các loại bệnh thông thường. Người tiêu dùng khó có thể đánh giá được chất

lượng các loại thuốc nếu chỉ dựa vào bao bì thuốc hay dựa vào quảng cáo trên các

phương tiện truyền thông, và do đó người tiêu dùng chỉ có thể dựa vào lòng tin nơi

nhà thuốc để đưa ra quyết định mua thuốc. Lòng tin nơi nhà thuốc đóng vai trò quan

trọng trong quyết định mua thuốc của người tiêu dùng, để nâng cao lòng tin vào nhà

thuốc thì nhà thuốc bán lẻ cần xây dựng hình ảnh nhà thuốc đáng tin cậy đối với

người tiêu dùng. Theo kết quả nghiên cứu từ chương 4, lòng tin vào nhà thuốc chịu

ảnh hưởng bởi 3 yếu tố :

+ Chất lượng sản phẩm tại nhà thuốc: Đây là yếu tố quan trọng nhất ảnh

hưởng đến lòng tin của người tiêu dùng vào nhà thuốc. Người tiêu dùng chủ yếu

đánh giá nhà thuốc có đáng tin hay không dựa vào chất lượng thuốc được bán tại

nhà thuốc. Để nâng cao chất lượng sản phẩm tại nhà thuốc, nhà thuốc bán lẻ cần

phải:

- Chọn lựa các loại thuốc từ các nhà sản xuất có uy tín trên thị trường.

- Nhà thuốc phải có nhiều loại thuốc để người tiêu dùng dễ dàng lựa chọn.

- Nhà thuốc cung cấp đầy đủ thông tin về nguồn gốc xuất xứ của các loại

thuốc được bán tại nhà thuốc đến người tiêu dùng.

- Cung cấp các loại thuốc hợp pháp cho người tiêu dùng.

+ Hình thức nhà thuốc: Đây là yếu tố tác động mạnh thứ 2 ảnh hưởng đến

lòng tin với nhà thuốc. Hình thức nhà thuốc đóng vai trò quan trọng tạo lòng tin của

người tiêu dùng vào nhà thuốc. Đối với yếu tố hình thức nhà thuốc, nhà thuốc bán lẻ

cần phải chú ý một số điểm như sau:

- Nhà thuốc bán lẻ cần phải tạo được hình ảnh bên ngoài nhà thuốc thật sự lôi

cuốn người tiêu dùng.

- Bảng giá thuốc cần phải được niêm yết rõ ràng để cung cấp đầy đủ thông

tin cho người tiêu dùng.



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.pdf) (126 trang)

×