1. Trang chủ >
  2. Thạc sĩ - Cao học >
  3. Kinh tế >

1 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.76 MB, 126 trang )


25



những khách hàng đã từng đặt hàng gia công các sản phẩm cơ khí trong thời gian từ

tháng 5-8/2013.

3.1.2 Quy trình nghiên cứu

Quy trình nghiên cứu được tiến hành như sau: Từ cơ sở lý thuyết và các công

trình nghiên cứu có liên quan trong lĩnh vực dịch vụ nói chung và lĩnh vực gia công

cơ khí nói riêng, tác giả đề xuất mô hình lý thuyết đề nghị. Từ mô hình lý thuyết đề

nghị, tác giả tiến hành xây dựng bảng phỏng vấn sơ bộ lần một và thực hiện nghiên

cứu định tính nhằm khám phá và điều chỉnh mô hình lý thuyết đề nghị để phù hợp

với mục tiêu nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu. Sau đó, tác giả tiến hành thiết lập

mô hình nghiên cứu và thang đo từ kết quả nghiên cứu định tính để xây dựng bảng

phỏng vấn sơ bộ lần hai và tiến hành khảo sát thử để đưa ra bảng phỏng vấn chính

thức. Thu thập kết quả khảo sát từ bảng phỏng vấn chính thức, tác giả thực hiện

nghiên cứu định lượng. Với kết quả nghiên cứu định lượng, tác giả có báo cáo tổng

hợp cho quá trình nghiên cứu.



26



Quy trình nghiên cứu được thực hiên theo sơ đồ sau:



Mục tiêu nghiên cứu



Cơ sở lý thuyết



Thang đo nháp

Nghiên cứu định tính

(Thảo luận nhóm, thảo luận tay đôi)

Hiệu chỉnh thang đo



Thang đo chính thức



Nghiên cứu định lượng

(Kiểm định thang đo, mô hình, giả thuyết)

Đánh giá thang đo

(Cronbach alpha, phân tích EFA)



Phân tích hồi quy, T-test, ANOVA



Đánh giá kết quả nghiên cứu, rút ra

kết luận, hàm ý chính sách

Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu

(Nguồn: Theo tổng hợp của tác giả, tháng 8/2013)



27



3.2 Nghiên cứu định tính

3.2.1 Xây dựng dàn bài thảo luận

Trong phần nghiên cứu này, trước hết tác giả xây dựng dàn bài thảo luận. Dàn

bài thảo luận được xây dựng dựa trên 6 thành phần tác động đến giá trị cảm nhận

theo mô hình nghiên cứu của Javier Sanchez và các cộng sự (2006) và 1 thành phần

giá trị cảm nhận tổng thể. Trong mỗi phần tác giả mở đầu bằng các câu hỏi bao

quát, tìm hiểu các thông tin của đối tượng khảo sát khi đặt hàng gia công và cảm

nhận của họ. Sau đó tác giả khai thác sâu hơn bằng các câu hỏi mở nhằm thu thập

thêm thông tin mới phục vụ cho nghiên cứu. Kế tiếp là một số thang đo nháp được

liệt kê để yêu cầu các đối tượng thảo luận đọc hiểu, nhận xét và góp ý về mức độ rõ

ràng của thang đo cũng như bổ sung theo quan điểm cá nhân của mình những vấn đề

cần thiết khi xây dựng thang do cho mỗi thành phần. Những thang đo này cũng được

thay đổi và bổ sung liên tục trong quá trình phỏng vấn những đối tượng khách hàng

tiếp theo cho đến khi có được một thang đo hoàn chỉnh. Những thang đo nháp này

được xây dựng dựa trên cơ sở lý thuyết về giá trị cảm nhận và tham khảo những

thang đo đã được ứng dụng trong nhiều đề tài nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam

trong thời gian gần đây.

3.2.2 Tiến hành nghiên cứu định tính

Phương pháp nghiên cứu định tính được thực hiện bằng kỹ thuật phỏng vấn sâu

thông qua việc thảo luận tay đôi. Đối tượng tham gia phỏng vấn là các khách hàng

đã đặt hàng và sử dụng các sản phẩm gia công cơ khí tại các doanh nghiệp dịch vụ.

Tác giả tiến hành phỏng vấn với đối tượng khảo sát thứ 1 (N1), cố găng thu thập và

ghi chép các thông tin mới có ích cho nghiên cứu. Sau đó tác giả tiến hành phỏng

vấn với đối tượng khảo sát thứ 2 (N2), ghi nhận lại những thông tin mới so với đối

tượng thứ 1 và có ý nghĩa cho nghiên cứu. Tương tự tác giả tiến hành phỏng vấn với

các đối tượng tiếp theo cho đến khi không phát sinh thêm những thông tin mới. Tác

giả dừng lại ở đối tượng thứ 10 (N10) vì không còn thêm thông tin mới cho nghiên

cứu.



28



Tác giả đã chuẩn bị một bảng câu hỏi. Trong quá thảo luận, tác giả luôn tìm cách

đào sâu bằng cách hỏi gợi ý trực tiếp nhằm dẫn hướng cho các thảo luận sâu hơn và

định hướng vào các thang đo thành phần của mô hình lý thuyết. (Tham khảo Bảng

câu hỏi khảo sát định tính – Dàn bài thảo luận – Phụ lục 1).

3.2.3 Kết quả nghiên cứu định tính

Sau khi tiến hành thảo luận, các phương án trả lời rất đa dạng, phong phú. Trong

đó đáng lưu ý với những thông tin mới mà khách hàng cung cấp. Các biến nghiên

cứu trong mô hình của Javier Sanchez và các cộng sự (2006) được các tác giả sử

dụng trong lĩnh vực dịch vụ du lịch. Do vậy đối với đề tài này các biến nghiên cứu

có chút sự thay đổi cho phù hợp với ngành. Theo đó, các đối tượng khách hàng khảo

sát phần lớn đều đồng tình với các yếu tố Giá, Chất lượng dịch vụ, Giá trị cảm xúc

và Giá trị xã hội có ảnh hưởng đến Giá trị cảm nhận. Tuy nhiên có đến hơn phân

nửa số khách hàng đều cho rằng trước khi họ quyết định đặt hàng gia công thì họ

thường quan tâm đến yếu tố năng lực. Điều này có nghĩa là doanh nghiệp dịch vụ có

đủ khả năng gia công sản phẩm đúng yêu cầu hay không thông qua việc quan sát

yếu tố máy móc trang thiết bị và tay nghề đội ngũ công nhân. Yếu tố này tác giả gọi

là năng lực gia công. Yếu tố này cũng tương ứng với yếu tố năng lực tổ chức và

năng lực đội ngũ nhân viên trong mô hình của Javier Sanchez và các cộng sự (2006)

trong lĩnh vực dịch vụ du lịch. Mặc khác đa số khách hàng khảo sát đều cho rằng

Chất lượng sản phẩm là yếu tố quan trọng nhất vì sản phẩm gia công không đạt yêu

cầu kỹ thuật thì không thể sử dụng được hoặc sử dụng không hiệu quả . Từ kết quả

này tác giả đưa ra các thành phần của mô hình như sau: có 29 biến quan sát dùng để

đo lường 6 thang đo thành phần bao gồm (1) Giá, (2) Chất lượng dịch vụ, (3) Chất

lượng sản phẩm, (4) Năng lực gia công, (5) Giá trị cảm xúc, (6) Giá trị xã hội và 3

biến quan sát dùng để đo lường Giá trị cảm nhận tổng thể. Ngoài ra, sau khi thảo

luận, một số phát biểu trong thang đo đã được điều chỉnh để rõ ràng hơn, dễ hiểu

hơn và phù hợp hơn trong quá trình thực hiện khảo sát.

Thang đo các yếu tố được thiết lập như sau:



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.pdf) (126 trang)

×