Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.39 MB, 136 trang )
- Chất lượng dịch vụ được đánh giá là tốt (P>E): giá trị mà khách hàng
nhận được từ dịch vụ được cung cấp cao hơn mức giá trị mong đợi của khách
hàng.
- Chất lượng dịch vụ được đánh giá ở mức thỏa mãn (P = E): giá trị mà
khách hàng nhận được từ dịch vụ được cung cấp phù hợp với mức giá trị được
mong đợi của khách hàng.
- Chất lượng dịch vụ tồi: (P
vụ được cung cấp nhỏ hơn mức giá trị mong đợi của khách hàng.
Việc hiểu đúng những mong đợi của khách hàng và cung cấp những dịch
vụ phù hợp là vấn đề có tính quyết định để cung ứng dịch vụ du lịch đạt chất
lượng cao. [29, Tr 155 - 156]
1.6.2 Tiêu chí đánh giá chất lượng dịch vụ du lịch
1.6.2.1 Các tiêu chí đánh giá của A.Parasuraman và Leonard L.Berry
Bằng các nghiên cứu của mình, hai tác giả A.Parasuraman và Leonard
L.Berry đã đưa ra 5 tiêu chí để đánh giá chất lượng dịch vụ, các tiêu chí được liệt
kê theo thứ tự tầm quan trọng giảm dần tương đối với khách hàng, đó là: sự tin
cậy, tinh thần trách nhiệm, sự đảm bảo, sự đồng cảm và tính hữu hình.
- Sự tin cậy: Là khả năng cung cấp dịch vụ như đã hứa một cách tin cậy và chính
xác. Thực hiện dịch vụ tin cậy là một trong những trông đợi cơ bản của khách hàng.
- Tinh thần trách nhiệm: Là sự sẵn sàng giúp đỡ khách hàng một cách tích
cực và cung cấp dịch vụ một cách hăng hái. Trong trường hợp dịch vụ sai hỏng,
khả năng khôi phục nhanh chóng có thể tạo ra cảm nhận tích cực về chất lượng.
- Sự đảm bảo: Là việc thực hiện dịch vụ một cách lịch sự và kính trọng
khách hàng, giao tiếp có kết quả với khách hàng, thực sự quan tâm và giữ bí mật
cho họ.
- Sự đồng cảm: Thể hiện việc chăm sóc chu đáo, chú ý với cá nhân khách
hàng. Sự đồng cảm bao gồm khả năng tiếp cận và nỗ lực tìm hiểu nhu cầu của
khách hàng.
24
- Tính hữu hình: Là hiện diện của điều kiện làm việc, trang thiết bị, con
người và các phương tiện thông tin. [8, tr 36 - 37]
1.6.2.2. Các tiêu chí đánh giá của các nhà nghiên cứu Nhật Bản
Xuất phát từ nhu cầu của du khách Nhật Bản, các nhà khoa học nước này đã đi
sâu vào nghiên cứu và đưa ra năm tiêu chí đánh giá về chất lượng dịch vụ du lịch.
Năm tiêu chí này bao gồm : sự tiện lợi, sự tiện nghi, chu đáo, lịch sự và vệ sinh an
toàn.
- Sự tiện lợi: Đó là sự thuận tiện, nhanh chóng trong việc đáp ứng các nhu
cầu của du khách ngay từ khi họ tiếp xúc với nhà cung ứng cho đến khi kết thúc
chương trình du lịch.
- Sự tiện nghi: Tiêu chí tiện nghi thể hiện ở sự đầy đủ, hiện đại và phù hợp
với cơ sở vật chất, trang thiết bị cung ứng cho khách du lịch, làm cho du khách
thoải mái về cả thể chất và tinh thần trong chương trình du lịch.
- Chu đáo, lịch sự: Tiêu chí này để đánh giá trực tiếp những người phục
vụ: nhà điều hành, hướng dẫn viên, nhân viên của nhà hàng, khách sạn…Du
khách sẽ cảm thấy hài lòng, thỏa mãn khi nhận được sự quan tâm chu đáo của
những người họ tiếp xúc trong quá trình tiêu dùng dịch vụ du lịch.
- Vệ sinh: Đó là sự sạch sẽ của những người liên quan trực tiếp để phục vụ
du khách như : Hướng dẫn viên, nhân viên phục vụ bàn, nhân viên tiếp
tân…Ngoài ra tiêu chí này còn thể hiện ở các yếu tố xanh, sạch của không gian,
ánh sáng, nguồn nước, lương thực, thực phẩm.
- Sự an toàn: Tiêu chí này phản ánh sự đảm bảo về sức khỏe, tính mạng,
tài sản và những bí mật riêng tư của du khách trong suốt quá trình chuyển giao
dịch vụ.
1.6.2.3 Các tiêu chí đánh giá chất lượng dịch vụ ăn uống cho khách du
lịch Hàn Quốc tại các khách sạn 4 sao ở Hạ Long
Các tiêu chí đánh giá chất lượng dịch vụ du lịch của các nhà nghiên cứu
Nhật Bản đã khắc phục được hạn chế của 5 tiêu chí của A.Parasuraman và
Leonard L.Berry khi áp dụng vào đo lường chất lượng dịch vụ ăn uống tại Hạ
25
Long cho khách du lịch Hàn Quốc. Các tiêu chí này khá đơn giản, dễ hiểu, phù
hợp với phương pháp đánh giá chất lượng dịch vụ ăn uống cho khách du lịch Hàn
Quốc là phương pháp đánh giá căn cứ vào sự thoả mãn chung của khách hàng và
nhà cung ứng. Đối tượng điều tra bao gồm khách du lịch Hàn Quốc và nhà cung
ứng dịch vụ du lịch tại Hạ Long. Vì vậy, các tiêu chí đánh giá cần phải được xác
định phù hợp với cả nhà cung ứng du lịch và khách du lịch Hàn Quốc.
Nếu sử dụng 5 tiêu chí của A. Parasuraman và Leonar L. Berry để đánh
giá chất lượng dịch vụ ăn uống tại Hạ Long, mặt thuận lợi là có thể áp dụng điều
tra đồng thời cho cả hai đối tượng là khách du lịch Hàn Quốc và nhà cung ứng.
Tuy nhiên, khó khăn lại là trong năm chỉ tiêu này, có bốn chỉ tiêu mang tính vô
hình, chỉ có một chỉ tiêu là hữu hình. Trên thực tế, khách Hàn Quốc khó có thể
hiểu và đưa ra những câu trả lời chính xác cho những tiêu chí quá trìu tượng này.
Với đối tượng điều tra là khách Hàn Quốc. Mặc dù vậy, theo đúng như
mục đích ban đầu, các tiêu chí này được nghiên cứu và đi sâu vào định hướng du
khách. Nên việc áp dụng cho nhà cung ứng đánh giá là khó có khả năng mang lại
hiệu quả cao.
Từ những lý luận trên đây, nhận thấy các tiêu chí của A. Parasuraman và
Leonard L. Berry và hệ tiêu chí của các nhà nghiên cứu Nhật Bản đều không phù
hợp để đánh giá chất lượng dịch vụ ăn uống cho khách du lịch Hàn Quốc.
Như vậy, các tiêu chí nào sẽ phù hợp để đánh giá chất lượng dịch vụ ăn
uống cho khách du lịch Hàn Quốc tại Hạ Long. Một số nhà nghiên cứu đã đưa ra
bốn tiêu chí cơ bản là: món ăn, vệ sinh, nhân viên phục vụ và cơ sở vật chất kỹ
thuật. Các tiêu chí này khi được đánh giá được xây dựng chi tiết thành những tiêu
chí cụ thể, đơn giản, dễ hiểu để có thể dễ dàng đo lường được chất lượng dịch vụ
ăn uống tại 03 khách sạn khảo sát.
* Chất lượng món ăn, đồ uống gồm 5 chỉ tiêu: Mức độ phong phú của
thực đơn; sự linh hoạt trong định xuất ăn; cách trang trí món ăn, đồ uống (hài
hòa, đẹp mắt); mùi của món ăn, đồ uống (mùi thơm, hấp dẫn); chất lượng của
món ăn, đồ uống (ngon miệng, hợp khẩu vị).
26
* Chất lượng vệ sinh gồm 5 chỉ tiêu: sự sạch sẽ của phòng ăn và trang thiết bị
phục vụ khách, vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh cá nhân người nhân viên phục vụ
, vệ sinh môi trường, cảnh quan xung quanh và sự sạch sẽ của khu vệ sinh trong nhà
hàng.
* Chất lượng đội ngũ lao động gồm 5 chỉ tiêu: chuyên môn nghiệp vụ của
nhân viên phục vụ; thái độ phục vụ của nhân viên (sự thân thiện, chu đáo; khă
năng giao tiếp; sự thành thạo khi sử dụng tiếng Hàn; ngoại dáng của nhân viên
phục vụ (đồng phục, hình thức).
* Chất lượng cơ sở vật chất kỹ thuật gồm 4 chỉ tiêu: mức độ đồng bộ của
các trang thiết bị trong nhà hàng, sự hài hòa trong việc bài trí nhà hàng, không gian
thưởng thức trong phòng ăn (sự thú vị), ánh sáng và màu sắc trong phòng ăn.
1.7 Quy trình đo lƣờng chất lƣợng dịch vụ ăn uống
Để đo lường chất lượng dịch vụ ăn uống, người ta thường sử dụng các
phương pháp sau đây : Căn cứ vào đánh giá của người cung cấp, căn cứ vào đánh
giá của các chuyên gia, căn cứ vào sự thỏa mãn khách hàng.
Trên thế giới, các phương pháp kể trên vẫn đang được sử dụng, nhưng phổ
biến và đem lại hiệu quả hơn cả là phương pháp đo lường căn cứ vào thỏa mãn
của khách hàng. Đại diện cho phương pháp này là hai phương pháp SERVQUAL
của A.Parasuraman, Valarie A.Zeithaml, Leonard L.Berry (1988) và phương
pháp của Tomy D.Anderson (1994).
Ở nước ta hiện nay, với rất nhiều lý do khác nhau nên các phương pháp
trên chưa được sử dụng rộng rãi để đo lường chất lượng dịch vụ ăn uống tại các
khách sạn. Để phù hợp với điều kiện của nước ta và có thể thực hiện được, chúng
ta áp dụng phương pháp đo lường đơn giản hơn nhưng hết sức hiệu quả là
phương pháp đo lường chất lượng dịch vụ ăn uống căn cứ vào sự thỏa mãn chung
của khách hàng và nhà cung ứng về chất lượng dịch vụ. Phương pháp này gồm 7
bước sau :
27
Sơ đồ 1.2. Mô hình phƣơng pháp đo lƣờng căn cứ vào sự thỏa mãn chung
của khách hàng và nhà cung ứng
Xác định mẫu điều tra
Thiết kế mẫu phiếu điều tra
Lập thang điểm
Phát phiếu điều tra
Thu phiếu điều tra, cho điểm
Xử lý, phân tích số liệu
Kết luận
* Bƣớc 1: Xác định mẫu điều tra
Số lượng mẫu điều tra là yếu tố quyết định đến sự thành công hay thất bại
của một công trình nghiên cứu. Một trong những câu hỏi quan trọng nhất trước khi
tiến hành nghiên cứu là cần bao nhiêu mẫu hay bao nhiêu đối tượng nghiên cứu.
Có nhiều phương pháp để lựa chọn mẫu như: Lựa chọn mẫu theo công
thức lý thuyết, lựa chọn mẫu theo kinh nghiệm, lựa chọn mẫu theo khả năng kinh
tế, lựa chọn mẫu con liên tiếp...
Một trong những phương pháp được nhiều nhà nghiên cứu lựa chọn là lấy
mẫu con liên tiếp. Đầu tiên, tùy theo quy mô của tổng thể mẫu, người ta ước
lượng các mẫu con n1, n2 (n1 = n2) và tiến hành điều tra độc lập hai mẫu này. Sau
đó, thực hiện đánh giá nhanh sự tương đồng về kết quả của một vài tiêu chí quan
trọng nhất. Nếu không có sự chênh lệch đáng kể thì coi như kết quả thu được có
28