Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.51 MB, 113 trang )
Aegean và ven biển miền Tây Tiểu Á. Địa hình của Hi Lạp - La Mã có nhiều đảo và bờ biển
có nhiều cảng và vịnh tốt thuận lợi cho tàu bè đi lại và trú ẩn. Địa thế cho phép phát triển mậu
dịch hàng hải, ngƣời phƣơng tây đã biết khai thác lợi thế đó để phát triển. Nhiều trung tâm
hàng hải mậu dịch lớn đã ra đời nhƣ đảo Crete, trung tâm của nền văn minh Crete -Mycenae.
Có nhiều khoáng sản, có loại khoáng sản quý hiếm tạo điều kiện cho thủ công nghiệp, thƣơng
nghiệp phát triển. Hi Lạp còn là nƣớc nằm ở phía đông Địa Trung Hải nên dễ dàng tiếp xúc
với các nền văn minh các nƣớc phƣơng Đông vốn đã ra đời từ lâu và đạt đƣợc những thành
tựu to lớn.
Về kinh tế, các nƣớc phƣơng Tây ra đời và phát triển trên cơ sở nền kinh tế chiếm
hữu nô lệ phát triển thuần thục. Những điều kiện phát triển nông nghiệp hạn chế nhƣng bù
lại, các quốc gia cổ đại phƣơng tây có những điều kiện để phát triển thƣơng nghiệp, tiểu thủ
công nghiệp.
Về mặt xã hội, các quốc gia phƣơng Tây cổ đại xuất hiện trong giai đoạn phân hóa
giai cấp diễn ra mạnh mẽ và sự tan rã triệt để của chế độ công xã thị tộc.
Trong xã hội chiếm nô có hai gia cấp cơ bản là chủ nô và nô lệ. Nô lệ chiếm từ hai
phần ba đến ba phần tƣ dân số, là lực lƣợng lao động chính trong xã hội, giữ vai trò chủ đạo
trong các ngành kinh tế. Về mặt gián tiếp, nô lệ đã tạo nên những thành tựu văn minh Hy Lạp
- La Mã cổ đại. Lao động nô lệ đã nuôi sống xã hội, vì thế tầng lớp trí thức của giai cấp chủ
nô mới có điều kiện tìm tòi, nghiên cứu khoa học, sáng tạo ra các giá trị văn hóa trong đó có
sử học.
Sự phát triển kinh tế đã dẫn tới sự phân hóa giai cấp và xuất hiện nhà nƣớc. Do điều
kiện phát triển sản xuất, ở đây đã xuất hiện nhiều hình thức nhà nƣớc khác nhau, từ thành
bang đến đế chế, từ cộng hòa đến dân chủ. Những hình thức sinh hoạt kinh tế, tổ chức nhà
nƣớc và xã hội mang tính chất dân chủ đã ảnh hƣởng không nhỏ đến sự hình thành các tƣ
tƣởng sử học cũng nhƣ các hình thức ghi chép lịch sử.
3.2. Sử học phƣơng Tây cổ đại
3.2.1. Sử học Hy Lạp cổ đại
Những quan niệm lịch sử trong thế giới cổ đại phƣơng Tây chủ yếu là của các sử gia
Hy Lạp nhƣ Herođote, Thucydit, Pôlibi...
37
Hêrodote (490 - 425 TCN)
Hêrodote sống ở vùng Halicacnat thuộc miền Tiểu Á, một thành phố dƣới quyền Ba
Tƣ, nơi có cả ngƣời Hy Lạp và ngƣời Carien sinh sống. Những vụ lộn xộn đã khiến ông rời
Samos đến các nơi vùng biển Đen, Hy Lạp, Nam Italia và cả Athens. Ông đã từng chứng kiến
hai cuộc chiến tranh là Mêđia và Pêlôponedơ.
Herodote có gốc gác từ xứ Ione- cái nôi của khoa học Hy Lạp thế kỷ VI, quê hƣơng
của Thales, Anaximen, Hecatec de Milet. Nhƣng Herodote lại là một ngƣời bị đi đày, không
có quyền công dân, điều này dã tạo nên một khoảng cách tƣơng đối với những ngƣời trong
cuộc.
Ông có bộ "Lịch sử" hay "Điều tra" gồm 9 cuốn viết về lịch sử Hi Lạp và các nƣớc
phƣơng Đông. Trong đó có năm cuốn viết về chiến tranh ở Mêđia, 4 cuốn đều viết về lịch sử
Hy Lạp và các nƣớc phƣơng Đông có liên hệ với Ba Tƣ nhƣ Atxiri, Babilon, Ai Cập.
Cuốn sách nổi tiếng nhất của ông là cuốn "Cuộc chiến tranh Hy Lạp -Ba Tƣ". Trong
khi trình bày lại cuộc chiến tranh một cách trung thực, ông đã tìm cách để giải thích nguyên
nhân của cuộc chiến tranh. Tuy nhiên ông cho rằng nguyên nhân của cuộc chiến tranh là do
xung đột giữa nền văn minh phƣơng Đông và phƣơng Tây.
Mục đích viết sử của ông là đấu tranh chống lại sự lãng quên và "phân phát sự vinh
quang", muốn làm cho mọi ngƣời không quên đi những gì con ngƣời đã làm nên, ca ngợi
những hoạt động vĩ đại và kỳ diệu của ngƣời Hy Lạp và ngƣời dã man.
Cách nghiên cứu của Hedorote rất hấp dẫn vì nó xuất phát từ trí tò mò về mọi điều:
Tại sao lũ lụt của sông Nil không vào mùa đông mà lại vào mùa hè.
Ông chú ý đến sự đa dạng của các nguồn tƣ liệu, đề cập đến nhiều vấn đề từ nghi lễ
đến cách ăn mặc, về kinh tế...
Ông đã chú ý trình bày các sự kiện theo các chủ đề nhất định. Dựa vào hệ tƣ tƣởng
của nền dân chủ chủ nô và quan điểm cho rằng thần linh có vai trò quyết định trong lịch sử,
Herodote đã giải thích nguyên nhân, diễn biến và hệ quả các sự kiện.
Ông rất chú trọng tính trung thực trong nghiên cứu lịch sử. Điều đó thể hiện trong
việc giữ gìn tƣ cách nhà sử học. Ông khẳng định "Tôi nói ra đây
38
cái mà tôi đã thấy, điều mà tự bản thân tôi đã biết, hoặc cái mà tôi học đƣợc qua nghiên cứu",
chứ không phải là cái bịa đặt.
Bên cạnh những thành công của mình, Herodote cũng có những hạn chế. Mặc dù
sống trong một thế giới có nền văn hóa thành văn nhƣng ông lại không tin vào sự cần thiết và
tính ƣu việt hữu dụng của chữ viết.
Về phƣơng diện chính trị, ông có cách nhìn rất đơn giản và sơ lƣợc khi cho rằng kẻ
bạo chúa vì quá ham muốn mà trở nên chín chắn, thƣờng xuyên vi phạm mọi luật lệ xã hội và
đạo lý.
Với những đóng góp to lớn cho nền sử học Hy Lạp, nhất là ngƣời mở đƣờng đầu tiên
cho nền sử học phƣơng Tây vì thế Herodote đƣợc coi là "ông tổ của nền sử học phƣơng Tây",
"một tấm gƣơng không ai thay thế đƣợc".
THUCYDIDE
Sinh vào khoảng năm 460 TCN trong một gia đình có quan hệ với Cimon và
Miltiade, nắm giữ các mỏ vàng ở Thrace. Ông đƣợc bầu làm một chức quan (Stratege) vào
năm 424. Vì để mất thành Amphipolis nên ông bị kết tội đi đày. Ông sống ở Thrace đến năm
404, đã từng đi du ngoạn ở Sicile và miền nam nƣớc Italia. Dù chịu nhiều cay đắng, nhƣng
ông vẫn luôn gắn bó với nền dân chủ cho tới khi qua đời vào năm 395.
Tác phẩm tiêu biểu nổi tiếng của ông là "Lịch sử cuộc chiến tranh Peloponese", là
cuộc chiến giữa Aten cùng đồng minh miền Egiess chống thành bang Sparte và đồng minh
Pêlôponedơ từ năm 431 đến năm 404.
Cuốn sách đƣợc chia làm 8 tập, tập cuối viết về cuộc viễn chinh của Alcibiade vào
đảo Sicile (415 - 413). Đoạn tiếp theo của cuộc chiến tranh đƣợc Xênôphôn kể lại trong cuốn
ngƣời Hy Lạp.
Là một công trình phong phú những huấn dụ triết học và đƣợc bố cục nhƣ một mạng
lƣới liên kết chặt chẽ các ký hiệu, tác phẩm của Thucydide không chỉ là một tài liệu đơn giản
về cuộc chiến đấu giữa hai cƣờng quốc hàng đầu của Hy Lạp. Đó là một bức tranh hoành
tráng dựng lên trƣớc thực tiễn để xây dựng các thế hệ tƣơng lai. Tác phẩm vĩ đại ấy đƣợc
dựng nên để tôn vinh cho Aten, kích thích độc giả nhớ lại và định ra những nhiệm vụ trong
hiện tại.
Các giai đoạn trong công việc viết sử của nhà sử học Thucydide có thể diễn ra các
giai đoạn nhƣ sau: Phê phán các nguồn tƣ liệu và phê phán việc
39
thiết lập các sự kiện; thực hiện một hoạt động lôgic khi xây dựng các bằng cứ; tổ chức thành
những tổng thể liên kết trong đó mỗi sự kiện và lời nói đều gia nhập vào cùng một hệ thống;
thiết lập các sự kiện và đƣa chúng vào một chuỗi nhân quả....
Ông đặt ra những nghi ngờ với những gì vốn đã đƣợc chấp nhận. Ông nói "khó có thể
tin vào toàn thể các tài liệu... ngƣời ta chấp nhận mà không có kiểm tra". Để trở thành nhà sử
học, phải giữ khoảng cách với dƣ luận chung vì nó thƣờng sản sinh ra biết bao sai lầm về quá
khứ và hiện tại. Ông đƣa ra "nghệ thuật nghi ngờ", cho rằng các nhà thơ đã phóng đại các sự
kiện, có phần xem nhẹ các nhà sử học trƣớc đó.
Thucydide chỉ giữ lại "những nguồn tƣ liệu chắc chắn nhất, những tƣ liệu gần gũi nhất
với các sự kiện đƣợc kể lại, còn những tƣ liệu đƣơng đại thì chỉ lấy những sự kiện đƣợc
chứng kiến hay đã đƣợc đối chiếu mà không sa vào đống tƣ liệu rối rắm.
Ông chủ trƣơng một lối viết nghiêm túc, không hoa mỹ, hoàn toàn không có cái khéo
léo của văn chƣơng để đạt đƣợc mục tiêu là nhận thức sâu sắc những sự kiện của quá khứ.
Những câu chuyện lịch sử trong các tác phẩm của ông đƣợc phân tích một cách sắc
sảo về những nguyên nhân và kết quả của các sự kiện, nó đƣợc sắp xếp thành một hệ thống.
Trong những câu chuyện đơn giản, cụ thể bao giờ cũng có là một sợi dây xuyên suốt, liên kết
chặt chẽ các giai đoạn, liên quan và kết nối với nhau, có ý nghĩa đối với toàn bộ hệ thống. Bút
pháp của ông lúc nào cũng có phong cách và cá tính riêng. Mục đích viết sử của ông thể hiện
trong quan niệm nhiệm vụ của nhà sử học không dừng lại ở việc trình bày các sự kiện mà nhà
sử học phải có ích cho đồng loại của mình và phải nuôi dƣỡng cho những tƣ duy của họ nữa.
Tóm lại, tác phẩm sử học của Thucydide đã đề cập đến nhiều vấn đề lịch sử - chính
trị, bƣớc đầu đã đề cập đến các mối quan hệ kinh tế, xã hội lúc bấy giờ, đề cập đến cuộc đấu
tranh giữa các giai cấp, giữa các quốc gia với nhau. Thucydide và các tác phẩm sử học của
ông có thể xếp vào đỉnh cao của nền sử học cổ đại. Những thành tựu sử học của ông không
chỉ ảnh hƣởng đến các sử gia thời cổ đại mà còn ảnh hƣởng đến các nhà sử học phƣơng Tây
thời cận đại.
POLYBE (201 -120 TCN)
40
Ông sinh ra và lớn lên tại Megalôpôlis ở Arcadie trong một gia đình quí tộc. Ông
đƣợc đào tạo bài bản trong trƣờng học ở nhiều bộ môn khác nhau nhƣ khoa chính trị, chiến
lƣợc và khoa hùng biện.
Ông đã từng tham gia quân đội, cùng chiến đấu với những ngƣời La Mã chống lại vua
Autiochos III tiến vào Hy Lạp theo lời kêu gọi của ngƣời Etolien năm 190 - 188. Tuy không
tham gia cuộc nổi dậy của ngƣời Persee chống ngƣời La Mã (170 - 169) nhƣng ông vẫn bị
lƣu đày khi mới 17 tuổi. Tuy vậy ở đây ông đƣợc sự bảo trợ và đƣợc thƣờng xuyên tới thăm
Caton. Sau thời gian đi thăm xứ Nam Gaule và Tây Ban Nha, ông trở về Hy Lạp vào năm
150.
Polybe đã có những tác phẩm viết về lịch sử các nƣớc chủ yếu ở vùng Địa Trung Hải
bị La Mã chiếm đóng. Ngoài những tác phẩm bị thất lạc, ông để lại cho hậu thế bộ Lịch sử
gồm 40 quyển.
Trong bộ Lịch sử, phần đầu đƣợc biên soạn ở Roma, sau đó đƣợc sửa chữa lại. Bộ
lịch sử kể về quá trình chinh phục thế giới của La Mã từ năm 220 - 168, trong đó có các cuộc
chiến tranh Carthage. Phần thứ hai viết về các cuộc xung đột trong thế giới Hy Lạp từ năm
168 đến năm 146, khi Cathage bị tan rã. Bộ Lịch sử là một công trình sử học biên niên đề cập
đến cả phƣơng Tây và phƣơng Đông, các sự kiện trong tác phẩm đƣợc trình bày theo tầm
quan trọng của nó.
Polybe là ngƣời đầu tiên đƣa ra khái niệm lịch sử thế giới. Ông rất chú trọng đến việc
tìm ra ý nghĩa và tác dụng của giáo dục lịch sử đối với con ngƣời và xã hội loài ngƣời. Ông
đã có câu nói nổi tiếng: "Lịch sử là cô giáo của cuộc sống".
Nhƣ vậy, các nhà sử học và các tác phẩm của sử gia Hy Lạp cổ đại đã có đóng góp
không nhỏ vào việc đặt nền móng đầu tiên của sử học phƣơng Tây.
Hạn chế của sử học thời kì này là sử học chƣa đƣợc coi là một khoa học mà chỉ coi
nhƣ là một bộ môn nghệ thuật. Ngƣời ta đã ghép sử học với thi ca. Sử học chỉ có sự khác biệt
với thi ca nhƣ nhà triết học Arixtôt nói "thơ ca nói về những gì chung nhất, còn sử học nói về
những cái đơn nhất".
3.2.2 Sử học La Mã thời cổ đại
41
Cũng nhƣ các yếu tố văn hóa khác, các nhà sử học La Mã đã tiếp thu những thành tựu
của sử học Hy Lạp và phát triển lên. Các tác phẩm sử học của các nhà sử học La Mã ngoài
những giá trị về nội dung, còn có đóng góp lớn trong việc phát triển các hình thức biên soạn
lịch sử, xác định niên đại của các sự kiện và biến cố một cách chính xác.
TACITE (55 -120)
Ông là một sử gia nổi tiếng nhất thời La Mã, có tác phẩm Biên niên La Mã, ghi chép
quá trình diễn biến của nền chính trị đế quốc La Mã, bóc trần sự thối nát của nền chuyên
chính La Mã, giáng một đòn vào bọn vua chúa tàn bạo và dốt nát.
Trong số 142 cuốn sách mà ông soạn thảo từ năm 27 TCN đến năm 17 sau công
nguyên, đến nay chỉ còn lại 30 cuốn trong đó 10 cuốn viết về nguồn gốc và 20 cuốn viết về
cuộc chinh phục của La Mã từ năm 218 đến năm 167 TCN.
Bằng việc tôn vinh các bậc anh hùng nhƣ Horace, Horatius Cocles... ông muốn đƣa
lại cho những ngƣời cùng thời những tấm gƣơng dũng cảm, tôn thờ thần linh, xả thân vì
nƣớc...
Hạn chế của Tacite là chƣa thoát khỏi quan niệm về số mệnh, về các quan điểm lành,
dữ, các hiện tƣợng thần bí tự nhiên chi phối lịch sử của con ngƣời.
PLUTÁC (45 -127?)
Ông vừa là một nhà văn vừa là một nhà sử học. Ông là ngƣời Hy Lạp nhƣng lại làm
cho chính quyền đế quốc La Mã và đƣợc phong danh hiệu quan chấp chính.
Ông có tác phẩm "Tiểu sử so sánh" viết về cuộc đời các nhân vật quan trọng của Hy
Lạp và La Mã. Cuốn tiểu sử so sánh của ông viết theo lối truyện kí, không chỉ có giá trị về sử
học mà còn có giá trị văn học. Ông không chỉ trình bày lời nói và việc làm của họ mà còn đi
sâu vào tính cách của các nhân vật lịch sử. Đối với Plutác, khi nhà sử học muốn đánh giá một
nhân vật lịch sử thì cần phải dựa vào tính cách của họ bên cạnh nghiên cứu về vai trò chính
trị của họ.
APIAN (SỐNG VÀO NHỮNG NĂM 70 CỦA THẾ KỶ II)
42
Ông là tác giả bộ sách "Lịch sử La Mã" viết về một giai đoạn lịch sử từ lúc xây dựng
thành La Mã đến đầu thế kỷ II, gồm 24 tập.
Engels đã đánh giá về Apian nhƣ sau: Trong số các sử gia cổ đại mô tả cuộc đấu tranh
nảy sinh trong lòng cộng hòa La Mã, chỉ có Apian nói rõ nhất với chúng ta rằng, cuộc đấu
tranh ấy nổ ra là vì quyền sở hữu ruộng đất.
Trong khi biên soạn lịch sử, Apian không chỉ mô tả hiện tƣợng bên ngoài mà còn tìm
cách khám phá ra những cơ sở vật chất của những cuộc chiến tranh. Ông đã mô tả Spactaquyt
nhƣ một ngƣời đẹp nhất trong lịch sử cổ đại.
AMMIEN MARCELIN (330 - 400)
Ông là tác giả tiêu biểu nhất cho thời đại này. Gốc Hy Lạp phục vụ cho triều
Constantin, đã tháp tùng Julien trong chiến dịch chống ngƣời Parthes.
Ông có tất cả 31 tập sách trong đó dành 13 tập viết về giai đoạn từ năm 96 - 352 và
dành 18 tập viết về thời kỳ 352 - 378. Sự quan sát và kể lại những biến cố giữ vị trí trung tâm
trong cách nói của nhà sử học.
Tác phẩm Rerum Gestanrum Libri XXXI viết từ khi Nerva lên ngôi cho đến lúc
Valens chết (96 - 378), là sự tiếp nối tác phẩm của Tacit.
Ông cho rằng trình bày sự thật là lý tƣởng không thể đạt đƣợc, nhƣng ông hài lòng với
sự trung thực. Để thiết lập sự thật hay tính trung thực của các sự kiện, nhà sử học đƣa ra
những bằng chứng lấy từ những điều quan sát cá nhân và từ những sự kiện thu thập đƣợc ở
các nhân vật hoạt động trong các sự kiện.
Từ một sĩ quan trở thành nhà sử học nên ông đã thu thập đƣợc từ ký ức của những
ngƣời đồng đẳng, ông đã sử dụng các báo cáo ngắn gọn mà hậu đế chế đã viết về những hoạt
động quân sự.
Ông chỉ giữ lại một số đáng kể sự việc cần ghi nhớ, bỏ qua những chi tiết tầm thƣờng,
nhỏ mọn để quan tâm đến những sự kiện có hậu quả lớn lao.
Ông không đề cao tính hữu ích của lịch sử, ông cho rằng lịch sử phải tự giới hạn nhƣ
một sự hiểu biết đầy đủ thay vì có thể trở thành một bà giáo dạy đời.
43
Nhƣ vậy, các nhà sử học La Mã đã có những đóng góp quan trọng vào sự phát triển
của nền sử học thế giới. Mặc dù trong những tác phẩm của họ, những diễn biến chính trị- xã
hội còn gắn với cách giải thích lịch sử thần bí, siêu nhiên, nhƣng dù sao điều chủ yếu là họ
miêu tả đƣợc tƣơng đối chính xác hiện thực quá khứ của đế quốc La Mã và các vùng lân cận
khá rộng lớn mà trƣớc đây các nhà sử học Hy Lạp chƣa đề cập đến.
44
CHƢƠNG II: SỬ HỌC THẾ GIỚI TRONG THỜI KỲ TRUNG ĐẠI
I. Hoàn cảnh ra đời của sử học phong kiến
Chế độ phong kiến là một hình thái kinh tế xã hội kế tiếp chế độ chiếm hữu nô lệ. Đó
là một hình thái kinh tế xã hội trong đó có hai giai cấp cơ bản là giai cấp địa chủ phong kiến
và giai cấp nông dân. Giai cấp địa chủ phong kiến chiếm hầu hết ruộng đất ở trong xã hội,
còn giai cấp nông dân thì không có ruộng đất phải làm thuê tên ruộng đất của địa chủ phong
kiến, bị giai cấp phong kiến bóc lột bằng địa tô.
Sự hình thành và phát triển chế độ phong kiến ở các khu vực, các nƣớc không giống
nhau về thời gian và tính chất.
Ớ Tây Âu, sự xâm nhập của ngƣời Giecmanh trong những thế kỉ IV, V đã tạo ra
những biến động lớn ở đây. Năm 476, một thủ lĩnh của ngƣời Giécmanh là Odoacre đã lật đổ
hoàng đế của đế quốc Tây La Mã làm cho đế quốc này bị diệt vong. Sự kiện này đánh dấu
chế độ chiếm hữu nô lệ kết thúc, quá trình phong kiến hóa bắt đầu. Các vua phong kiến đã
đem ruộng đất phân cấp cho những ngƣời thân cận của mình dẫn đến sự xuất hiện các lãnh
địa phong kiến mà ngƣời quản lí là các lãnh chúa. Vua còn phong cho các lãnh chúa những
tƣớc hiệu nhƣ công tƣớc, hầu tƣớc, bá tƣớc, tử tƣớc... mà cũng nhƣ các lãnh địa, các tƣớc
hiệu này cũng có thể cha truyền con nối. Nhƣ vậy chính sách phân phong ruộng đất và ban
tƣớc hiệu đã hình thành nên một giai cấp mới là giai cấp phong kiến hay giai cấp quý tộc.
Trong xã hội phong kiến Tây Âu, nông nô là một bộ phận cƣ dân đông đảo nhƣng do
bị mất hết ruộng đất phải làm thuê trên ruộng đất của lãnh chúa, phải nộp tô cho lãnh chúa, bị
lệ thuộc và phải chịu nhiều nghĩa vụ khác.
Một trong những nét đặc biệt là trong thời kì trung đại, xã hội Tây Âu có sự liên kết
một cách chặt chẽ giữa vƣơng quyền và thần quyền. Tôn giáo có vai trò rất lớn trong việc
quản lí "phần hồn" và "phần xác" của cƣ dân. Vua, quý tộc và những chức sắc tôn giáo trở
thành những nhân vật trung tâm của xã hội. Đề tài về vua chúa , quý tộc và tôn giáo luôn là
đề tài thu hút sự quan tâm của xã hội.
45
Ở Phƣơng Đông, tuy có những bƣớc phát triển lịch sử khác với Tây Âu, nhƣng chế độ
phong kiến của Phƣơng Đông cũng có ảnh hƣởng không nhỏ đến sự hình thành và phát triển
của sử học. Chế độ phong kiến trung ƣơng tập quyền, trong đó quyền lực nhà vua là vô hạn
vẫn tiếp tục đƣợc duy trì. Tƣ tƣởng Nho giáo và các tôn giáo bao trùm lên đời sống phần lớn
các nƣớc ở phƣơng Đông. Thuyết "Mệnh Trời" của Nho giáo đã chi phối mạnh mẽ đời sống
tinh thần các nƣớc chịu ảnh hƣởng của Nho giáo. Một số nƣớc còn lại nhƣ Ấn Độ thì trong
đời sống tinh thần của xã hội cũng đã chịu ảnh hƣởng rất sâu sắc của các tôn giáo.
Trong bối cảnh của sự phát triển đa dạng của thế giới nói trên, nền sử học phong kiến
ở các nƣớc, các khu vực khác nhau cũng mang màu sắc và nội dung khác nhau.
Bên cạnh những đặc điểm khác nhau, sử học phong kiến cũng có những đặc điểm
chung nhƣ việc viết sử nhằm mục đích củng cố quan hệ phong kiến, ca tụng vua chúa, xem
lịch sử là kết quả của sự can thiệp của Trời mà ngƣời đại diện cho Trời là vua. Mọi diễn biến
của lịch sử là do ý Trời nhƣ Thuyết Thiên mệnh.
Tƣ tƣởng về lịch sử trên thế giới phát triển trên cơ sở tƣ tƣởng tôn giáo thời phong
kiến. Hình thức chép sử phổ biến nhất lúc đầu là loại biên niên sử. Các loại biên niên sử thời
trung đại còn mang nội dung các truyện cổ dân gian, thánh truyện.
Do hạn chế về thế giới quan tôn giáo mà các tác giả biên niên sử chỉ nêu mối quan hệ
bên ngoài, các hiện tƣợng dƣới hình thức liệt kê theo thứ tự thời gian mà chƣa đi sâu phân
tích, phê phán tài liệu.
Quá trình phát triển của chế độ phong kiến, thành thị ra đời, cơ cấu xã hội thời trung
đại ngày càng phức tạp, cuộc đấu tranh giai cấp gay gắt. Quá trình tập quyền phong kiến làm
cho hình thức biên niên sử cũ không còn phù hợp dẫn đến sự xuất hiện nhiều loại biên niên
sử mới. Các hình thức chép sử ngày càng phức tạp hơn về nguyên tắc lựa chọn sự kiện và
giải thích lịch sử. Ngoài các hình thức biên niên nói trên, còn có các hình thức nhƣ hồi ký,
sách giáo khoa, văn tuyển lịch,sử...
II Sử học châu Âu thời phong kiến
1. Bối cảnh lịch sử
46