Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.57 MB, 50 trang )
cho nên mật độ ở những miền này rất dày, nhưng những nham thạch dễ thấm nước
hay có nhiều kẽ nứt thì mật độ ở nơi ấy thưa hẳn.
Thường thì ở đồng bằng mật độ sông cao hơn do sông chảy uốn khúc quanh co
trong khi đó ở miền núi sông thường chảy thẳng.
Thông qua các hoạt động sản xuất con người có thể làm tăng nhưng cũng có
thể làm giảm mật độ sông ngòi. Ví dụ ở nhiều vùng con người đã đào các sông nhân
tạo và làm tăng mật độ sông cho các vùng đó.
2. Các nhân tố ảnh hưởng đến tốc độ dòng chảy sông ngòi
a. Độ dốc lòng sông
Nước sông chảy nhanh hay chậm là tùy thuộc vào độ dốc của lòng sông, nghĩa
là tùy theo độ chênh của mặt nước. Độ chênh của mặt nước càng nhiều thì tốc độ
dòng chảy càng lớn.
b. Chiều rộng lòng sông
Nước sông chảy nhanh hay chậm là tùy thuộc vào bề ngang của lòng sông là
hẹp hay rộng. Ở khúc sông rộng nước chảy chậm, đến khúc sông hẹp nước chảy
nhanh hơn.
3. Các nhân tố ảnh hưởng đến chế độ nước sông
a. Nguồn cung cấp nước.
Ở vùng khí hậu nóng hoặc những nơi địa hình thấp của khí hậu ôn đới, nguồn
cung cấp nước chủ yếu là nước mưa nên chế độ nước sông của từng nơi phụ thuộc
vào chế độ mưa của nơi đó. Ví dụ ở vùng nhiệt đới gió mùa, chế độ mưa theo mùa
dẫn đến chế độ nước sông cũng phân hóa theo mùa nhưng ở Xích đạo chế độ mưa
quanh năm nên sông cũng đầy nước quanh năm, sự phân hóa của thủy chế không rõ
nét
Ở nhưng nơi đất đá thấm nước nhiều, nước ngầm có vai trò đáng kể trong việc
điều hòa chế độ nước sông.
Ở miền ôn đới lạnh và miền núi cao, nước sông chủ yếu do băng tuyết tan
cung cấp. Mùa xuân đến, khi nhiệt độ lên cao, băng tuyết tan, sông được tiếp nước
nên mùa xuân là mùa lũ.
b. Độ dốc của dòng sông, thực vật, hồ đầm
Độ dốc của dòng sông (độ chênh của mặt nước giữa nguồn và cửa sông) càng
lớn thì nước càng lên nhanh và rút cũng nhanh. Một trong những lí do chính khiến lũ
ở sông ngòi miền Trung nước ta lên nhanh rút nhanh là do các sông ở đây ngắn và rất
dốc.
Thực vật ở lưu vực sông cũng góp phần điều hòa chế độ nước của sông. Khi
nước mưa rơi xuống, một phần lượng nước khá lớn được giữ lại ở tán cây, phần còn
lại khi xuống tới bề mặt đất một phần được lớp thảm mục giữ lại, một phần len lỏi
qua các rễ cây thấm dần xuống đất tạo nên các mạch nước ngầm, điều hòa dòng chảy
cho sông ngòi, giảm lũ lụt
Hồ, đầm nối với sông cũng có tác dụng điều hòa chế độ nước sông. Khi nước
sông lên một phần chảy vào hồ, đầm. Khi nước xuống thì nước ở hồ, đầm lại chảy ra
làm cho nước sông đỡ cạn. Ví dụ sông Cửu Long ở nước ta khá điều hòa, một phần
nhờ bể chứa nước thiên nhiên khổng lồ là hồ Tôn-lê-sáp ở Campuchia.
c. Đất đá
Đất đá khác nhau cũng là nguyên nhân khiến cho dòng chảy khác nhau. Dòng
sông chảy qua miền đất đá khó thấm nước như đá kết tinh, đất sét do khó thấm nước
nên mạch ngầm ít. Sau mỗi trận mưa nước dồn xuống lòng sông, độ thấm nước chậm
khiến nước dâng cao nhanh, chế độ nước sông ở vùng đất đá ít thấm nước thường có
tính chất cực đoan
Dòng sông chảy qua miền đất đá dễ thấm nước như vùng đất bazan, vùng này
thường có lớp vỏ phông hóa dày, khả năng thấm nước lớn vad có nhiều mạch nước
ngầm, nước ngấm sâu và tỏa ra những vùng đất xung quanh, vì thế khi mưa nước
sông lên chậm hơn, hết mưa cũng rút nước chậm hơn do đó chế độ nước sông cũng
điều hòa hơn.
d. Lưu vực sông
Lưu vực sông lớn hay nhỏ cũng ảnh hưởng đến chế độ nước sông. Những con
sông có lưu vực nhỏ lại nằm ở trong khu vực gió mùa hoặc khu vực khí hậu Địa
Trung Hải thường có lũ dữ dội (lũ lên rất nhanh), vì các phụ lưu đều nhận được nước
vào thời gian như nhau (cùng một thời gian), do đó lũ lên dữ dội vào các tháng mưa
nhiều và xuống rất thấp vào các tháng mưa ít.
Ví dụ lưu vực sông Hồng có diện tích lưu vực khoảng 120 000 km 2 tương đối
hẹp và đều có chế độ mưa mùa hạ từ tháng 5-10, lượng mưa thường cao nhất vào
tháng 7, 8 nên khi có mưa thường mưa toàn bộ lưu vực, nước các phụ lưu sông đều
lên cùng một lúc khiến lòng sông ở hạ lưu phải chứa một lượng nước khá lớn do các
sông ở miền núi đều chảy xuống nhanh, gây nên những cơn lũ đột ngột rất lớn.
Những sông chày trong lưu vực dài và rộng, hạ lưu nhận được nước của nhiều
phụ lưu cung cấp nước đặc biệt là những con sông chảy dài theo vĩ độ như sông Nin,
Mê Công ...thì các phụ lưu cung cấp nước cho sông có thời gian lũ cao nhất khác
nhau (vì các tháng mưa cao nhất ở từng khu vực của các phụ lưu khác nhau) nên chế
độ nước sông thường điều hòa hơn.
e. Hình dạng lưới sông
Hình dạng lưới sông có tác động nhất định đến chế độ nước sông vì hình dạng
lưới sông ảnh hưởng đến quá trình tập trung nước và đặc điểm lũ trên sông.
Ví dụ: thông thường sông có hình dạng nan quạt với nhiều phụ lưu cung cấp nước
cho sông nhưng ít chi lưu tiêu thoát nước nên thường gây lũ lớn, kéo dài.
f. Con người
Con người tác động gián tiếp đến chế độ nước sông thông qua viêc con người
tác động đến một số nhân tố trên như tăng hoặc giảm tỉ lệ che phủ rừng (thực vật),
xây dựng hồ nhân tạo điều tiết nước, hoặc đào sông tiêu thoát nước nhân tạo, ...
Ví dụ ở nước ta hồ Hòa Bình trên sông Đà có thể làm giảm mực nước lũ lớn
nhất từ 14,1 m (năm 1945) xuống còn 12 m; đồng thời làm tăng mực nước mùa cạn
từ 1,7 m lên tới 4,5 m cho Hà Nội ở phía hạ lưu. Hoặc việc đào sông nhân tạo - sông
Đuống và sông Luộc chia nước của sông Hồng cho sông Thái Bình cũng góp phần
làm hạ lưu sông Hồng giảm bớt tình trạng ngập lụt.
Không những vậy, việc sử dụng nước của con người vào các hoạt động sản
xuất và sinh hoạt ở thượng và trung lưu của các con sông cũng làm giảm bớt lưu
lượng nước ở phần hạ lưu sông.
IV- KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM SÔNG NGÒI CÁC LỤC ĐỊA