Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.57 MB, 50 trang )
Ưu điểm của thủy điện là giá thành trên 1 đơn vị điện năng thấp vì nhiều lí do.
Thứ nhất là hạn chế được sự tăng giá của nhiên liệu hóa thạch như dầu mỏ, khí thiên
nhiên hay than đá, và không cần phải nhập nhiên liệu. Thứ hai, các nhà máy thủy
điện cũng có tuổi thọ lớn hơn các nhà máy nhiệt điện, một số nhà máy thủy điện
đang hoạt động hiện nay đã được xây dựng từ 50 đến 100 năm trước. Thứ ba, chi phí
nhân công cũng thấp bởi vì các nhà máy này được tự động hoá cao và có ít người làm
việc tại chỗ khi vận hành thông thường.
Đập thủy điện Aswan - Ai Cập
Đập thủy điện Tam Hiệp (Trung Quốc)
Các nhà máy thủy điện hồ chứa bằng bơm hiện là công cụ đáng chú ý nhất để
tích trữ năng lượng về tính hữu dụng, cho phép phát điện ở mức thấp vào giờ thấp
điểm (trong khi các nhà máy nhiệt điện không thể dừng lại hoàn toàn hàng ngày) để
tích nước sau đó cho chảy ra để phát điện vào giờ cao điểm hàng ngày.
Tuy nhiên các nhà máy thủy điện lớn có thể phá vỡ sự cân bằng của hệ sinh
thái xung quanh nên cần thận trọng khi xây dựng.
Nhiều ngành công nghiệp khác cũng được phân bố gần nguồn nước sông ngòi
như công nghiệp luyện kim, dệt, giấy, hóa chất, thực phẩm.
d. Dịch vụ
Giao thông vận tải đường sông nói chung tuy tốc độ chậm nhưng có ưu điểm
là rẻ, thích hợp với việc chuyên chở các hàng hóa nặng, cồng kềnh, không cần nhanh.
Nếu lấy cước vận tải đường sông là 1 thì cước đường sắt là 2, đường bộ là 30 và
đường hàng không là 300.
Chợ nổi trên sông (Việt Nam)
Cầu tàu trên bến sông Danube.
Vận tải đường sông có từ rất sớm. Mạng lưới vận tải đường sông được phân
chia theo các lưu vực sông, gọi là các lưu vực vận tải. Nhiều lưu vực vận tải là những
tuyến giao thông quan trọng như tuyến sông Rai-nơ và Đa-nuýp ở châu Âu. Ở nhiều
nước trên thế giới phổ biến hoạt động thương mại trên sông (chợ nổi).
Cửa sông hình phễu là nơi có khả năng để xây dựng các cảng biển phục vu cho
giao thông vận tải đường biển. Ví dụ như cảng Hải Phòng ở cửa sông Cấm hay cảng
Sài Gòn ở cửa sông Sài Gòn (Việt Nam)
Sông ngòi cũng là tài nguyên du lịch tự nhiên có giá trị du lịch lớn. Tại châu
Âu, du lịch trên sông được rất nhiều thành phố như Paris, Londn, Venice, Florence,
Amsterdam, Saint-Petersbourg, ... khai thác với những công trình kiến trúc, những
cảnh quan đô thị ven sông và những cây cầu tuyệt đẹp gắn với lịch sử hình thành và
phát triển những đô thị lâu đới hình thành nên những sản phẩm du lịch văn hóa sinh
thái có tính chủ lực của mỗi thành phố.
Du thuyền trên sông Seine – Paris và trên sông Danube ở Budapest.
e. Phân bố dân cư
Thoạt đầu sự phân bố dân cư mang tính tự phát, con người thường tập trung ở
dọc theo lưu vực các con sông lớn – nơi có nguồn nước dồi dào, thuận lợi cho cư trú
và các hoạt động sản xuất.
Những nền văn minh cổ đại trên thế giới thường gắn liền với các lưu vực sông
lớn như Ai Cập cổ đại (nền văn minh sông Nin), văn minh Hoàng Hà (lưu vực sông
Hòang Hà), văn minh Lưỡng Hà (lưu vực sông Tigris và Euphrates), văn minh Ấn
Độ (lưu vực sông Ấn).
2. Tiêu cực
Bên cạnh những lợi ích thì sông ngòi cũng gây ra nhiều khó khăn cho sản xuất
và đời sống con người như ngập lụt, lũ quét, phù sa sông làm bồi lắng các hồ chứa
nước, tốn kém chi phí nạo vét sông, cảng cửa sông, sạt lở bờ sông...
Sạt lở bờ sông Hậu
Ví dụ ngập lụt của sông Hoàng Hà đã gây ra sự chết chóc khủng khiếp trong
lịch sử như năm 1887 Hoàng Hà đã giết chết khoảng 900 000 - 2000 000 người và
năm 1931 nó đã giết chết khoảng 1000 000 - 3700 000 người. Hay ví dụ ở Việt Nam:
Bộ giao thông vận tải đã ứng trước 200 tỷ đồng từ nguồn kinh phí nạo vét, duy tu
luồng hàng hải được giao năm 2012 để thực hiện nạo vét, duy tu tuyến luồng Hải
Phòng từ cuối năm 2011....
VII. VẤN ĐỀ Ô NHIỄM SÔNG NGÒI
Các hoạt động sản xuất và sinh hoạt của con người hiện nay đang làm sông
ngòi trên thế giới bị ô nhiễm nghiêm trọng, gây nhiều hệ quả tiêu cực. Bảo vệ sông
ngòi là bảo vệ mạch máu của sự sống. Vì vậy chúng ta cần phải có các biện pháp cụ
thể để bảo vệ sự trong sạch của sông ngòi.
1. Khái niệm
Sông ngòi bị ô nhiễm được hiểu là sự có mặt của một hay nhiều chất lạ trong
nước sông, dù chất đó có hại hay không, khi vượt quá ngưỡng chịu đựng của cơ thể
sinh vật thì chất đó trở nên độc hại.
2. Nguyên nhân
Sông ngòi bị ô nhiễm có thể do nguyên nhân tự nhiên: do mưa, tuyết tan, lũ
lụt... Nước mưa rơi xuống mặt đất, mái nhà, đường phố kéo theo các chất bẩn hoặc
các sản phẩm của sự hoạt động phát triển của sinh vật, vi sinh vật ...xuống sông ngòi.
Ô nhiễm sông ngòi do các yếu tố tự nhiên có thể rất nghiêm trọng, nhưng không
thường xuyên, và không phải là nguyên nhân chính gây suy thoái chất lượng nước
toàn cầu.
Ô nhiễm chủ yếu có nguồn gốc nhân tạo: quá trình thải các chất độc hại chủ
yếu dưới dạng lỏng như các chất thải sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp, giao
thông không qua xử lí hoặc với khối lượng quá lớn vượt quá khả năng tự điều chỉnh
và tự làm sạch của sông ngòi.
3. Các dạng ô nhiễm nước sông
Tùy theo tác nhân gây ô nhiễm có thể phân biệt thành các dạng sau:
- Ô nhiễm hóa học: là dạng ô nhiễm gây nên do các chất có protein, chất béo,
các chất hữu cơ khác có trong chất thải từ các khu công nghiệp và dân cư (xà phòng,
thuốc nhuộm, các chất giặt tổng hợp...). Ngoài ra các chất vô cơ như axit, kiềm, muối
các kim loại nặng, các muối vô cơ hòa tan, không hòa tan, các loại phân bón cũng
gây ra ô nhiễm hóa học
- Ô nhiễm vật lí: do nhiều loại chất thải công nghiệp có màu và các chất lơ
lửng, nước thải từ quá trình làm nguội có nhiệt độ cao. Các loại chất thải này làm
nước thay đổi màu sắc, tăng độ đục và dẫn đến ô nhiễm nhiệt của nguồn nước. Nhiệt
độ của nước cao làm tăng cường độ hoạt động của vi khuẩn và hệ động vật trong
nước, từ đó lượng ô-xi hòa tan bị giảm sút, quá trình phân hủy háo khí của các chất
hữu cơ bị trở ngại nên quá trình phân hủy yếm khí các chất hữu cơ sẽ tăng, tạo ra
những sản phẩm hôi thối độc hại
- Ô nhiễm sinh-lí hóa: các chất thải công nghiệp có chứa nhiều hợp chất hóa
học như các muối, phenol, amoniac, sulfua, dầu mỏ, ... cùng với rong, tảo, động vật
nguyên sinh làm cho nước có mùi và vị bất thường.
- Ô nhiễm sinh học: được gây ra bởi nước thải cống rãnh gồm các vi khuẩn
gây bệnh, tảo, nấm, kí sinh trùng, các động vật nguyên sinh ... Ngoài việc làm cho
nước trở nên có mùi hôi thối còn có thể gây bệnh nghiêm trọng cho người và vật
nuôi. Ngoài ra ở những nơi có nhiều nước bẩn, ruồi muỗi sẽ sinh sản nhanh, nhiều,
gây ra những nạn dịch và các bệnh truyền nhiễm khác nguy hiểm
Ô nhiễm sông Hằng (Ấn Độ) và sông Hoàng Hà (chuyển sang màu đỏ vì chất
gây ô nhiễm đổ ra từ một nhà máy dệt địa phương)
4. Hậu quả
Ô nhiễm nước sông là sự thay đổi theo chiều xấu đi các tính chất vật lý – hoá
học – sinh học của nước, với sự xuất hiện các chất lạ ở thể lỏng, rắn làm cho nguồn
nước trở nên độc hại với con người và sinh vật. Xét về tốc độ lan truyền và quy mô
ảnh hưởng thì ô nhiễm nước là vấn đề đáng lo ngại hơn ô nhiễm đất.
Ô nhiễm nước sông làm giảm độ đa dạng sinh vật trong sông. Sông bị “chết” –
vì các loài sinh vật không còn khả năng sinh sống.
Các kim loại nặng có trong nước như chì (pb), thủy ngân (hg), asen (as) ... là
cần thiết cho sinh vật và con người vì chúng là những nguyên tố vi lượng mà sinh vật
cần tuy nhiên với hàm lượng cao nó lại là nguyên nhân gây độc cho con người, gây
ra nhiều bệnh hiểm nghèo như ung thư, đột biến. Đặc biệt đau lòng hơn là nó là
nguyên nhân gây nên những làng ung thư. Vi khuẩn có hại trong nước sông bị ô
nhiễm có từ chất thải sinh hoạt của con người và động vật như bệnh tả, thương hàn
và bại liệt.
VIII. PHƯƠNG PHÁP THỂ HIỆN SÔNG NGÒI TRÊN BẢN ĐỒ
Bản đồ là phương tiện để học tập, nghiên cứu đặc điểm sông ngòi bởi lẽ các
em học sinh không có điều kiện đi tới mọi nơi để tìm hiểu về sông ngòi trên Trái đất.
1. Phương pháp biểu hiện
Mạng lưới sông ngòi được thể hiện bằng phương pháp kí hiệu tuyến tính
Để thể hiện lưu vực các hệ thống sông người ta dùng phương pháp vùng phân
bố
Ranh giới các lưu vực được thể hiện bằng phương pháp kí hiệu tuyến tính (nét
đứt vì ranh giới theo đường chí nước không chính xác)
Các trạm thủy văn được thể hiện bằng phương pháp kí hiệu điểm có ghi chú
tên trạm
2. Sử dụng bản đồ, Atlat trong học tập
Một số lưu ý trong quá trình học tập nội dung sông ngòi trên bản đồ:
Chọn bản đồ phù hợp với nội dung, mục đích yêu cầu câu hỏi
Đọc bản đồ phải tìm hiểu tỉ lệ và kí hiệu bản đồ. Tỉ lệ bản đồ cho ta biết một
cm trên bản đồ tương ứng với bao nhiêu km trên thực địa. Dựa vào tỉ lệ bản đồ người
ta có thể xác định được một cách tương đối chiều dài của sông.
Xác định phương hướng trên bản đồ dựa vào: mạng lưới kinh vĩ tuyến, mũi tên
chỉ hướng bắc trên bản đồ. Điều đó là cơ sở để xác định hướng chảy của sông ngòi.
Nếu đọc hướng gió người ta thường đọc nơi bắt đầu gió xuất phát thì khi đọc hướng
chảy sông ngòi người ta thường đọc cả điểm đầu và điểm cuối
Hiểu mối quan hệ giữa đối tượng địa lí sông ngòi với các yếu tố địa lí khác
trong bản đồ, atlat dựa vào một hoặc phối hợp nhiều bản đồ liên quan để phân tích
các mối quan hệ, giải thích đặc điểm đối tượng địa lí. Ví dụ để trình bày và giải thích
về chế độ nước của một con sông cần sử dụng phối hợp với những bản đồ sau
- Bản đồ thuỷ văn để biết vị trí, hình dạng lưu vực sông...
- Bản đồ địa hình để biết tốc độ dòng chảy…
- Bản đồ khí hậu để biết chế độ nước theo mùa…
- Bản đồ sinh vật, thổ nhưỡng để biết sự điều tiết của dòng chảy...
So sánh các bản đồ cùng loại ở các khu vực để thấy tính độc đáo của lãnh thổ
nghiên cứu. Ví dụ khi nghiên cứu đặc điểm sông ngòi của Tây Bắc các em có thể so
sánh với đặc điểm sông ngòi của Đông Bắc để làm nổi bật đặc điểm sông ngòi của
vùng lãnh thổ cần nghiên cứu
CHƯƠNG 2- CÁC DẠNG CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP VỀ SÔNG NGÒI
Dựa trên các bậc nhận thức, khi ôn luyện tôi thường xây dựng hệ thống câu hỏi
và bài tập theo 4 dạng:
- Các bài tập dạng tái hiện
- Các bài tập vận dụng
- Các bài tập giải quyết vấn đề
- Các bài tập gắn với bối cảnh, tình huống thực tiễn
Các bài tập dạng tái hiện tương đối đơn giản đối với học sinh giỏi nên tôi xin
tập trung vào 3 dạng còn lại.
Ngoài phần đại cương lớp 10, tôi thường cho các em liên hệ vận dụng với sông
ngòi Việt Nam để cho các em dễ dàng tiếp cận với nội dung sông ngòi Việt Nam lớp
12.
I. Các bài tập vận dụng
Các dạng bài tập vận dụng: vận dụng những kiến thức trong tình huống không
thay đổi. Các bài tập này nhằm củng cố kiến thức và rèn luyện kĩ năng cơ bản, chưa
đòi hỏi sự sáng tạo.
1. Mô tả đặc điểm của một hệ thống sông
a. Hướng dẫn cách làm
GV hướng dẫn HS mô tả đặc điểm của một hệ thống sông theo dàn ý:
- Hình thái sông ngòi (chiều dài và diện tích lưu vực, dòng chính, các phụ lưu
& chi lưu – hình dạng lưới sông, hướng chảy, các miền địa hình sông chảy qua và độ
dốc, ...)
- Nguồn cung cấp nước và chế độ nước của sông
- Dòng chảy cát bùn
- Ý nghĩa kinh tế của sông
b. Ví dụ
Câu 1: Dựa vào Bản đồ Tự nhiên Việt Nam (Atlat Địa lí Việt Nam) mô tả đặc
điểm hệ thống sông Hồng?
- Đặc điểm hình thái:
+ Sông Hồng bắt nguồn từ cao nguyên Vân Quý (Trung Quốc) chảy vào Việt
Nam với chiều dài 1126 km và diện tích lưu vực là 143 700km2
+ Hệ thống sông Hồng gồm dòng chính là sông Thao với nhiều phụ lưu và chi
lưu trong đó 2 phụ lưu quan trọng nhất là sông Đà và sông Lô hợp tại Việt Trì tạo ra
mạng lưới sông hình nan quạt
+ Hướng chảy Tây Bắc-Đông Nam và đổ ra vịnh Bắc Bộ với cửa chính là Ba
Lạt, ngoài ra có các cửa khác như Trà Lí, Lạch Giang, cửa Đáy
+ Phần thượng và trung lưu chảy qua vùng núi với độ dốc lớn, phần hạ lưu
chảy trong vùng đồng bằng vì vậy lòng sông uốn khúc quanh co
- Nguồn cung cấp nước và chế độ nước của sông
+ Nguồn cung cấp nước chủ yếu từ nước mưa
+ Tổng lưu lượng nước lớn
+ Thủy chế: chế độ dòng chảy của sông chia ra thành hai mùa rõ rệt: mùa lũ và
mùa cạn
Mùa lũ từ tháng 6-10 chiếm khoảng hơn 70% tổng lượng nước cả năm với
đỉnh lũ là tháng 8 chiếm khoảng 20% tổng lượng nước trong năm
Mùa cạn từ tháng 11-5 chiếm gần 30% tổng lượng nước cả năm với đỉnh cạn
là tháng 2 hoặc tháng 3 chiếm khoảng 2-3% tổng lượng nước trong năm
Sự chênh lệch giữa mùa lũ và mùa cạn lớn: Tổng lượng nước trong mùa lũ lớn
hơn nhiều lần trong mùa cạn, đỉnh lũ lớn gấp nhiều lần đỉnh cạn
Đặc điểm lũ: lên nhanh và rút chậm
- Hàm lượng phù sa lớn khoảng 120 triệu tấn/năm
- Giá trị:
Thuận lợi:thượng và trung lưu có tiềm năng thủy điện, phần hạ lưu có giá trị
cung cấp nước, phát triển giao thông thủy, bồi đắp phù sa, nuôi trồng thủy sản
Khó khăn: lũ quét, bồi lắng hồ chứa, ..
Câu 2: Dựa vào Bản đồ Tự nhiên Việt Nam (Atlat Địa lí Việt Nam) trình bày đặc
điểm của hệ thống sông Đà Rằng?
- Lưu vực: diện tích lưu vực 13.900km2, chiếm 4,19% diện tích lưu vực cả
nước, lưu vực nằm hoàn toàn trong diện tích lãnh thổ Việt Nam.
+ Dòng chính bắt nguồn từ vùng núi Kon Na King chảy theo hướng BắcNam, đến đoạn gặp sông Ayun chuyển hướng thành Tây Bắc- Đông Nam, đến Củng
Sơn chuyển hướng Tây - Đông và đổ ra biển ở cửa Diệt.
+ Phụ lưu: Sông phát triển nhiều phụ lưu trong đó 2 phụ lưu quan trọng nhất là
sông Ayun và sông Hinh
- Nguồn cung cấp nước cho sông chủ yếu từ nước mưa.
- Lưu lượng nước của sông khá nhỏ: tổng lưu lượng nước đạt 3273 m3/s
- Thủy chế phức tạp lũ chính muộn từ tháng 9 đến tháng 12, đỉnh lũ vào tháng
11 và lũ tiểu mãn tháng 6. Lũ lên nhanh rút nhanh