1. Trang chủ >
  2. Luận Văn - Báo Cáo >
  3. Báo cáo khoa học >

V- ẢNH HƯỞNG CỦA SÔNG NGÒI ĐẾN CÁC THÀNH PHẦN TỰ NHIÊN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.57 MB, 50 trang )


Các bộ phận chính của thung lũng sông gồm: lòng sông, bãi bồi, thềm sông.

Lòng sông là bộ phận sâu nhất của thung lũng sông, thường xuyên có nước chảy. Bãi

bồi là bề mặt tích tụ tương đối bằng phẳng được phân bố ven sông, bị ngập nước vào

mùa lũ. Bãi bồi có thể không bị ngập nước ngay cả vào mùa lũ lớn, lúc ấy người ta

gọi là thềm sông.

Xâm thực theo chiều sâu của sông ngòi ở miền núi - nơi có độ dốc đáy sông

lớn hình thành các thác ghềnh ví dụ như thác nước Angel trên con sông Churun

(Venezuela).

b. Quá trình bồi tụ

Ở hạ lưu sông, phù sa lắng đọng trong những điều kiện thuận lợi nhất định

hình thành đồng bằng châu thổ như Đồng bằng châu thổ sông Hoàng Hà, sông Nin ...

Những điều kiện đó là: lượng phù sa sông lớn, khu vực gần cửa sông nông, sóng biển

nhỏ và thủy triều yếu.

Trong trường hợp không thuận lợi cho việc hình thành đồng bằng châu thổ

như sông ít phù sa, nước triều lớn, ... sẽ hình thành nên các cửa sông hình phễu. Một

số cửa sông hình phễu như cửa sông Tiền Đường ở Trung Quốc (thủy triều lớn), hoặc

cửa sông Cấm ở Việt Nam (ít phù sa sông)....

Quá trình tích tụ của các vật liệu phá hủy do dòng nước mang theo ở chân núi

(trước núi) tạo thành một bề mặt rộng và nghiêng nằm chuyển tiếp từ miền núi xuống

đồng bằng hình thành nên các đồng bằng trước núi. Ví dụ như dải đồng bằng dạng

đồi thoải cao 20-50m ở phía Đông núi Ba Vì (Việt Nam).

2. Khí quyển

Nước từ sông ngòi bốc hơi cung cấp độ ẩm cho khí quyển nhất là sâu trong lục

địa, ít chịu ảnh hưởng của biển và đại dương. Lượng hơi ẩm đó có ý nghĩa rất lớn với

các hiện tượng thời tiết như gây mưa, ...

3. Thủy quyển

Sông ngòi là một khâu quan trọng trong tuần hoàn nước trên Trái Đất, vận

chuyển nước từ lục địa ra biển, đại dương để tạo thành một vòng tròn khép kín.

Không chỉ vậy, dòng chảy sông ngòi còn rửa trôi thổ nhưỡng, hòa tan các chất

khoáng, muối mang ra biển và đại dương (là một trong các giả thuyết giải thích độ

mặn của nước biển và đại dương). Dưới tác dụng của bức xạ Mặt Trời, nước từ các

sông ngòi cũng bốc hơi và tham gia vào vòng tuần hoàn nhỏ trên Trái Đất.

Ven các lục địa và nhất là các cửa sông, độ mặn của biển và đại dương giảm

(do nước sông hòa vào nước biển). Ví dụ độ mặn ở Hòn Dấu (trong vịnh Bắc Bộ) chỉ

15‰ do nước của sông Thái Bình đổ ra.

Do quá trình uốn khúc của dòng chảy sông ngòi (nhiều nguyên nhân khác

nhau) nên độ cong các khúc uốn ngày càng lớn. Khi khoảng cách giữa hai khúc uốn

kề nhau ngày càng nhỏ (cổ khúc uốn), cổ khúc uốn thu hẹp, dòng nước có thể phá vỡ



cổ khúc uốn và tạo thành dòng chảy thẳng nối liền hai khúc uốn. Đoạn sông cũ do

lưu lượng dòng chảy giảm, quá trình bồi tích tăng mạnh hình thành hồ sót (hồ móng

ngựa). Ta có thể lấy ví dụ về hồ móng ngựa như Hồ Tây (Việt Nam) hình thành do

sự uốn khúc của sông Hồng.

Quá trình đổi dòng sông và tạo thành hồ móng ngựa



Quá trình hình thành hồ móng ngựa

4. Thổ nhưỡng quyển

Do có năng lượng nên dòng nước thường xuyên xâm thực bề mặt đất dốc trong

lưu vực sông nhất là ở thượng và trung lưu và làm cho đất bị xói mòn, bạc màu.

Ngược lại ở hạ lưu quá trình bồi tụ phù sa của sông ngòi đã dẫn đến việc hình

thành đất phù sa sông. Đây là loại đất màu mỡ và có giá trị lớn trong sản xuất nông

nghiệp.

5. Sinh quyển

Sông ngòi - thuỷ vực nước ngọt là nơi cư trú của rất nhiều loài cá, lưỡng cư,

động vật không xương sống, thực vật thuỷ sinh, và các vi sinh vật. Ví dụ: riêng sông

Amazon đã có 3000 loài cá, chỉ ít hơn 25% tổng số loài thú trên toàn trái đất.

Tại các khu vực cửa sông, sự tương tác pha trộn giữa nước sông và nước biển

đã hình thành môi trường nước lợ. Quần xã thuỷ sinh vật ở đây mang tính hỗn hợp

giữa các nhóm sinh thái nước ngọt, nước lợ và nước mặn. Đây vừa là nơi cư trú, vừa

là nơi nuôi dưỡng, vừa là bãi đẻ trứng của nhiều loài cá biển và nhiều nhóm động vật



không xương sống. Cửa sông là một trong những môi trường sinh thái đông đảo nhất

trên thế giới. Nó chiếm tới khoảng 60% các sinh vật trên toàn thế giới.

Sông ngòi mang ra biển rất nhiều phù du sinh vật làm thức ăn cho các loại tôm

cá và do vậy vùng biển ven bờ thường có các bãi tôm, bãi cá lớn, nhỏ khác nhau.

VI- TÁC ĐỘNG CỦA DÒNG CHẢY SÔNG NGÒI ĐẾN SẢN XUẤT VÀ ĐỜI

SỐNG CON NGƯỜI

1. Tích cực

a. Nông nghiệp

Sông ngòi vận chuyển phù sa bồi tụ thành đồng bằng châu thổ thuận lợi phát

triển nông nghiệp. Hơn nữa muốn duy trì hoạt động sản xuất nông nghiệp cần có đầy

đủ nước ngọt.

Trên thế giới, hạ lưu của các con sông lớn với đất phù sa màu mỡ cùng nguồn

nước dồi dào thì cũng đồng thời là các vùng nông nghiệp trù phú như hạ lưu sông Mê

Công, Hoàng Hà, ...

b. Ngư nghiệp

Sản lượng thủy sản khai thác trên các sông ngòi tuy không lớn như khai thác ở

biển và đại dương nhưng có ý nghĩa quan trọng, nhất là với các quốc gia ở sâu trong

nội địa.

Đồng thời sông ngòi còn là diện tích mặt nước để phục vụ cho nuôi trồng thủy

sản.



Nuôi cá lồng bè trên sông Tiền (Việt Nam)

c. Công nghiệp.

Những vùng có nhiều sông lớn lại chảy trên những bậc địa hình khác nhau tạo

nên tiềm năng cho công nghiệp thủy điện. Thủy điện, sử dụng động lực hay năng

lượng dòng chảy của các con sông hiện nay chiếm 20% lượng điện của thế giới.

Nhiều nước tỉ trọng của thủy điện rất cao trong cơ cấu sản xuất điện năng như: Na

Uy 100%, trong khi Iceland 83%, Áo 67%. Canada 70%...



Ưu điểm của thủy điện là giá thành trên 1 đơn vị điện năng thấp vì nhiều lí do.

Thứ nhất là hạn chế được sự tăng giá của nhiên liệu hóa thạch như dầu mỏ, khí thiên

nhiên hay than đá, và không cần phải nhập nhiên liệu. Thứ hai, các nhà máy thủy

điện cũng có tuổi thọ lớn hơn các nhà máy nhiệt điện, một số nhà máy thủy điện

đang hoạt động hiện nay đã được xây dựng từ 50 đến 100 năm trước. Thứ ba, chi phí

nhân công cũng thấp bởi vì các nhà máy này được tự động hoá cao và có ít người làm

việc tại chỗ khi vận hành thông thường.



Đập thủy điện Aswan - Ai Cập

Đập thủy điện Tam Hiệp (Trung Quốc)

Các nhà máy thủy điện hồ chứa bằng bơm hiện là công cụ đáng chú ý nhất để

tích trữ năng lượng về tính hữu dụng, cho phép phát điện ở mức thấp vào giờ thấp

điểm (trong khi các nhà máy nhiệt điện không thể dừng lại hoàn toàn hàng ngày) để

tích nước sau đó cho chảy ra để phát điện vào giờ cao điểm hàng ngày.

Tuy nhiên các nhà máy thủy điện lớn có thể phá vỡ sự cân bằng của hệ sinh

thái xung quanh nên cần thận trọng khi xây dựng.

Nhiều ngành công nghiệp khác cũng được phân bố gần nguồn nước sông ngòi

như công nghiệp luyện kim, dệt, giấy, hóa chất, thực phẩm.

d. Dịch vụ

Giao thông vận tải đường sông nói chung tuy tốc độ chậm nhưng có ưu điểm

là rẻ, thích hợp với việc chuyên chở các hàng hóa nặng, cồng kềnh, không cần nhanh.

Nếu lấy cước vận tải đường sông là 1 thì cước đường sắt là 2, đường bộ là 30 và

đường hàng không là 300.



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.doc) (50 trang)

×