1. Trang chủ >
  2. Luận Văn - Báo Cáo >
  3. Báo cáo khoa học >

b. Quá trình bồi tụ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.57 MB, 50 trang )


cổ khúc uốn và tạo thành dòng chảy thẳng nối liền hai khúc uốn. Đoạn sông cũ do

lưu lượng dòng chảy giảm, quá trình bồi tích tăng mạnh hình thành hồ sót (hồ móng

ngựa). Ta có thể lấy ví dụ về hồ móng ngựa như Hồ Tây (Việt Nam) hình thành do

sự uốn khúc của sông Hồng.

Quá trình đổi dòng sông và tạo thành hồ móng ngựa



Quá trình hình thành hồ móng ngựa

4. Thổ nhưỡng quyển

Do có năng lượng nên dòng nước thường xuyên xâm thực bề mặt đất dốc trong

lưu vực sông nhất là ở thượng và trung lưu và làm cho đất bị xói mòn, bạc màu.

Ngược lại ở hạ lưu quá trình bồi tụ phù sa của sông ngòi đã dẫn đến việc hình

thành đất phù sa sông. Đây là loại đất màu mỡ và có giá trị lớn trong sản xuất nông

nghiệp.

5. Sinh quyển

Sông ngòi - thuỷ vực nước ngọt là nơi cư trú của rất nhiều loài cá, lưỡng cư,

động vật không xương sống, thực vật thuỷ sinh, và các vi sinh vật. Ví dụ: riêng sông

Amazon đã có 3000 loài cá, chỉ ít hơn 25% tổng số loài thú trên toàn trái đất.

Tại các khu vực cửa sông, sự tương tác pha trộn giữa nước sông và nước biển

đã hình thành môi trường nước lợ. Quần xã thuỷ sinh vật ở đây mang tính hỗn hợp

giữa các nhóm sinh thái nước ngọt, nước lợ và nước mặn. Đây vừa là nơi cư trú, vừa

là nơi nuôi dưỡng, vừa là bãi đẻ trứng của nhiều loài cá biển và nhiều nhóm động vật



không xương sống. Cửa sông là một trong những môi trường sinh thái đông đảo nhất

trên thế giới. Nó chiếm tới khoảng 60% các sinh vật trên toàn thế giới.

Sông ngòi mang ra biển rất nhiều phù du sinh vật làm thức ăn cho các loại tôm

cá và do vậy vùng biển ven bờ thường có các bãi tôm, bãi cá lớn, nhỏ khác nhau.

VI- TÁC ĐỘNG CỦA DÒNG CHẢY SÔNG NGÒI ĐẾN SẢN XUẤT VÀ ĐỜI

SỐNG CON NGƯỜI

1. Tích cực

a. Nông nghiệp

Sông ngòi vận chuyển phù sa bồi tụ thành đồng bằng châu thổ thuận lợi phát

triển nông nghiệp. Hơn nữa muốn duy trì hoạt động sản xuất nông nghiệp cần có đầy

đủ nước ngọt.

Trên thế giới, hạ lưu của các con sông lớn với đất phù sa màu mỡ cùng nguồn

nước dồi dào thì cũng đồng thời là các vùng nông nghiệp trù phú như hạ lưu sông Mê

Công, Hoàng Hà, ...

b. Ngư nghiệp

Sản lượng thủy sản khai thác trên các sông ngòi tuy không lớn như khai thác ở

biển và đại dương nhưng có ý nghĩa quan trọng, nhất là với các quốc gia ở sâu trong

nội địa.

Đồng thời sông ngòi còn là diện tích mặt nước để phục vụ cho nuôi trồng thủy

sản.



Nuôi cá lồng bè trên sông Tiền (Việt Nam)

c. Công nghiệp.

Những vùng có nhiều sông lớn lại chảy trên những bậc địa hình khác nhau tạo

nên tiềm năng cho công nghiệp thủy điện. Thủy điện, sử dụng động lực hay năng

lượng dòng chảy của các con sông hiện nay chiếm 20% lượng điện của thế giới.

Nhiều nước tỉ trọng của thủy điện rất cao trong cơ cấu sản xuất điện năng như: Na

Uy 100%, trong khi Iceland 83%, Áo 67%. Canada 70%...



Ưu điểm của thủy điện là giá thành trên 1 đơn vị điện năng thấp vì nhiều lí do.

Thứ nhất là hạn chế được sự tăng giá của nhiên liệu hóa thạch như dầu mỏ, khí thiên

nhiên hay than đá, và không cần phải nhập nhiên liệu. Thứ hai, các nhà máy thủy

điện cũng có tuổi thọ lớn hơn các nhà máy nhiệt điện, một số nhà máy thủy điện

đang hoạt động hiện nay đã được xây dựng từ 50 đến 100 năm trước. Thứ ba, chi phí

nhân công cũng thấp bởi vì các nhà máy này được tự động hoá cao và có ít người làm

việc tại chỗ khi vận hành thông thường.



Đập thủy điện Aswan - Ai Cập

Đập thủy điện Tam Hiệp (Trung Quốc)

Các nhà máy thủy điện hồ chứa bằng bơm hiện là công cụ đáng chú ý nhất để

tích trữ năng lượng về tính hữu dụng, cho phép phát điện ở mức thấp vào giờ thấp

điểm (trong khi các nhà máy nhiệt điện không thể dừng lại hoàn toàn hàng ngày) để

tích nước sau đó cho chảy ra để phát điện vào giờ cao điểm hàng ngày.

Tuy nhiên các nhà máy thủy điện lớn có thể phá vỡ sự cân bằng của hệ sinh

thái xung quanh nên cần thận trọng khi xây dựng.

Nhiều ngành công nghiệp khác cũng được phân bố gần nguồn nước sông ngòi

như công nghiệp luyện kim, dệt, giấy, hóa chất, thực phẩm.

d. Dịch vụ

Giao thông vận tải đường sông nói chung tuy tốc độ chậm nhưng có ưu điểm

là rẻ, thích hợp với việc chuyên chở các hàng hóa nặng, cồng kềnh, không cần nhanh.

Nếu lấy cước vận tải đường sông là 1 thì cước đường sắt là 2, đường bộ là 30 và

đường hàng không là 300.



Chợ nổi trên sông (Việt Nam)

Cầu tàu trên bến sông Danube.

Vận tải đường sông có từ rất sớm. Mạng lưới vận tải đường sông được phân

chia theo các lưu vực sông, gọi là các lưu vực vận tải. Nhiều lưu vực vận tải là những

tuyến giao thông quan trọng như tuyến sông Rai-nơ và Đa-nuýp ở châu Âu. Ở nhiều

nước trên thế giới phổ biến hoạt động thương mại trên sông (chợ nổi).

Cửa sông hình phễu là nơi có khả năng để xây dựng các cảng biển phục vu cho

giao thông vận tải đường biển. Ví dụ như cảng Hải Phòng ở cửa sông Cấm hay cảng

Sài Gòn ở cửa sông Sài Gòn (Việt Nam)

Sông ngòi cũng là tài nguyên du lịch tự nhiên có giá trị du lịch lớn. Tại châu

Âu, du lịch trên sông được rất nhiều thành phố như Paris, Londn, Venice, Florence,

Amsterdam, Saint-Petersbourg, ... khai thác với những công trình kiến trúc, những

cảnh quan đô thị ven sông và những cây cầu tuyệt đẹp gắn với lịch sử hình thành và

phát triển những đô thị lâu đới hình thành nên những sản phẩm du lịch văn hóa sinh

thái có tính chủ lực của mỗi thành phố.



Du thuyền trên sông Seine – Paris và trên sông Danube ở Budapest.

e. Phân bố dân cư

Thoạt đầu sự phân bố dân cư mang tính tự phát, con người thường tập trung ở

dọc theo lưu vực các con sông lớn – nơi có nguồn nước dồi dào, thuận lợi cho cư trú

và các hoạt động sản xuất.

Những nền văn minh cổ đại trên thế giới thường gắn liền với các lưu vực sông

lớn như Ai Cập cổ đại (nền văn minh sông Nin), văn minh Hoàng Hà (lưu vực sông

Hòang Hà), văn minh Lưỡng Hà (lưu vực sông Tigris và Euphrates), văn minh Ấn

Độ (lưu vực sông Ấn).

2. Tiêu cực

Bên cạnh những lợi ích thì sông ngòi cũng gây ra nhiều khó khăn cho sản xuất

và đời sống con người như ngập lụt, lũ quét, phù sa sông làm bồi lắng các hồ chứa

nước, tốn kém chi phí nạo vét sông, cảng cửa sông, sạt lở bờ sông...



Sạt lở bờ sông Hậu

Ví dụ ngập lụt của sông Hoàng Hà đã gây ra sự chết chóc khủng khiếp trong

lịch sử như năm 1887 Hoàng Hà đã giết chết khoảng 900 000 - 2000 000 người và

năm 1931 nó đã giết chết khoảng 1000 000 - 3700 000 người. Hay ví dụ ở Việt Nam:

Bộ giao thông vận tải đã ứng trước 200 tỷ đồng từ nguồn kinh phí nạo vét, duy tu

luồng hàng hải được giao năm 2012 để thực hiện nạo vét, duy tu tuyến luồng Hải

Phòng từ cuối năm 2011....

VII. VẤN ĐỀ Ô NHIỄM SÔNG NGÒI

Các hoạt động sản xuất và sinh hoạt của con người hiện nay đang làm sông

ngòi trên thế giới bị ô nhiễm nghiêm trọng, gây nhiều hệ quả tiêu cực. Bảo vệ sông

ngòi là bảo vệ mạch máu của sự sống. Vì vậy chúng ta cần phải có các biện pháp cụ

thể để bảo vệ sự trong sạch của sông ngòi.

1. Khái niệm

Sông ngòi bị ô nhiễm được hiểu là sự có mặt của một hay nhiều chất lạ trong

nước sông, dù chất đó có hại hay không, khi vượt quá ngưỡng chịu đựng của cơ thể

sinh vật thì chất đó trở nên độc hại.

2. Nguyên nhân

Sông ngòi bị ô nhiễm có thể do nguyên nhân tự nhiên: do mưa, tuyết tan, lũ

lụt... Nước mưa rơi xuống mặt đất, mái nhà, đường phố kéo theo các chất bẩn hoặc

các sản phẩm của sự hoạt động phát triển của sinh vật, vi sinh vật ...xuống sông ngòi.

Ô nhiễm sông ngòi do các yếu tố tự nhiên có thể rất nghiêm trọng, nhưng không

thường xuyên, và không phải là nguyên nhân chính gây suy thoái chất lượng nước

toàn cầu.

Ô nhiễm chủ yếu có nguồn gốc nhân tạo: quá trình thải các chất độc hại chủ

yếu dưới dạng lỏng như các chất thải sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp, giao

thông không qua xử lí hoặc với khối lượng quá lớn vượt quá khả năng tự điều chỉnh

và tự làm sạch của sông ngòi.

3. Các dạng ô nhiễm nước sông

Tùy theo tác nhân gây ô nhiễm có thể phân biệt thành các dạng sau:



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.doc) (50 trang)

×