1. Trang chủ >
  2. Luận Văn - Báo Cáo >
  3. Báo cáo khoa học >

e. Hình dạng lưới sông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.57 MB, 50 trang )


f. Con người

Con người tác động gián tiếp đến chế độ nước sông thông qua viêc con người

tác động đến một số nhân tố trên như tăng hoặc giảm tỉ lệ che phủ rừng (thực vật),

xây dựng hồ nhân tạo điều tiết nước, hoặc đào sông tiêu thoát nước nhân tạo, ...

Ví dụ ở nước ta hồ Hòa Bình trên sông Đà có thể làm giảm mực nước lũ lớn

nhất từ 14,1 m (năm 1945) xuống còn 12 m; đồng thời làm tăng mực nước mùa cạn

từ 1,7 m lên tới 4,5 m cho Hà Nội ở phía hạ lưu. Hoặc việc đào sông nhân tạo - sông

Đuống và sông Luộc chia nước của sông Hồng cho sông Thái Bình cũng góp phần

làm hạ lưu sông Hồng giảm bớt tình trạng ngập lụt.

Không những vậy, việc sử dụng nước của con người vào các hoạt động sản

xuất và sinh hoạt ở thượng và trung lưu của các con sông cũng làm giảm bớt lưu

lượng nước ở phần hạ lưu sông.

IV- KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM SÔNG NGÒI CÁC LỤC ĐỊA



1. Sông ngòi lục địa Phi

a. Đặc điểm chung

Mạng lưới sông ngòi ở lục địa Phi kém phát triển (diện tích lưu vực không có

dòng chảy chiếm tới 1/3 diện tích lục địa) và phân bố không đều. Nguyên nhân chủ

yếu là do điều kiện khí hậu (lượng mưa hàng năm không nhiều nhưng lượng bốc hơi

lớn, và lượng mưa phân bố không đều theo lãnh thổ).

Hầu hết các sông ở lục địa Phi có nhiều thác, các thác lớn tập trung ở hạ lưu.

Nguyên nhân là trên bề mặt lục địa các sơn nguyên và bồn địa xen kẻ nhau, đồng

thời bờ lục địa được nâng lên mạnh, nên khi sông đổ ra biển phải vượt qua các thác

lớn.

Ở châu Phi các thềm lục địa rất kém phát triển nên nhiều sông lớn khi đổ ra đại

dương không tạo được các đồng bằng châu thổ ở hạ lưu

Ở lục địa Phi chế độ nước sông phụ thuộc chặt chẽ vào chế độ mưa và có thể

chia các sông thành 4 kiểu chính. Các sông miền xích đạo có nhiều nước quanh năm,

nhưng có 2 thời kỳ nước tương đối lớn vào xuân - hè và thu- đông phù hợp với 2 kỳ

mưa lớn trong năm. Các sông miền cận xích đạo gió mùa có 1 thời kỳ nước lớn vào

mùa hè và 1 thời kỳ nước cạn nhất vào cuối mùa đông. Các sông miền nhiệt đới

thường bị khô hạn, chỉ có nước vào những thời kỳ mưa bất thường và tồn tại trong 1

thời gian ngắn. Các sông miền cận nhiệt đới có nước lớn vào mùa đông và cạn vào

mùa hè.

b. Các lưu vực sông

b.1. Lưu vực Ðại Tây Dương:

Lưu vực Ðại Tây Dương chiếm diện tích rộng nhất với 36 % diện tích lục địa.

Các sông lớn là Công gô (4320 km), Nigie (4160 km ), Sénégan (1430 km), Orangiơ

(1820km).

Sông Côngô: có diện tích lưu vực lớn nhất Châu Phi, bắt nguồn từ miền đất

cao Catanga sau đó chảy qua bồn địa Côngô và đổ về Đại Tây Dương. Sông nằm chủ

yếu trong các đới khí hậu xích đạo và gió mùa, nên mạng lưới sông phát triển với

nhiều phụ lưu chảy trên cả hai nửa cầu, sông có nhiều nước và đầy nước quanh năm.

Có 2 thời kỳ nước lớn, một vào tháng 10-11 do nước mưa mùa hè ở bán cầu Bắc và

một vào tháng 4 liên quan với nước mưa mùa hè ở bán cầu Nam.

Hệ thống sông Công gô do có nhiều thác lớn nên có trữ lượng thủy năng rất

lớn

b.2. Lưu vực Ðịa Trung Hải:

Lưu vực Ðịa Trung Hải chiếm 15% diện tích Châu Phi, lớn nhất là sông Nin

(dài nhất lục địa Châu Phi 6670 km ).

Sông Nin bắt nguồn từ sơn nguyên Đông Phi lần lượt chảy qua các hồ

Victoria, Kioga, Anbe, sau đó đổ vào miền đồng bằng thượng sông Nin, rồi tiếp tục



chảy về phía Bắc và đổ ra Địa Trung Hải. Từ thượng lưu đến Khactum, sông có tên

là sông Nin trắng, sông Nin trắng tiếp tục nhận nhiều phụ lưu lớn, trong đó sông Nin

xanh là quan trọng nhất, từ Khactum ra đến biển có tên là sông Nin.

Sông Nin chảy qua nhiều đới khí hậu khác nhau: xích đạo, gió mùa xích đạo,

nhiệt đới và cận nhiệt đới, nên ở thượng lưu sông có nhiều nước do mưa xích đạo và

mưa gió mùa, ở trung và hạ lưu sông chảy qua miền sa mạc Xahara, nên lưu lượng

sông càng về hạ lưu càng giảm. Chế độ sông Nin phụ thuộc chặt chẽ vào chế độ sông

Nin xanh (cung cấp cho sông Nin 57% khối lượng nước).



Sông Nin (đoạn chảy qua Ai Cập)

b.3. Lưu vực Ấn Độ Dương:

Lưu vực Ấn Độ Dương chiếm 18,5% diện tích Châu Phi, các sông lớn nhất lưu

vực là sông Dămbedơ (2600 km), sông Giuba (1600 km) và sông Limpippô (1600

km).

Sông Dămbedơ là sông lớn nhất, từ thượng nguồn cho đến thác Victoria, sông

chảy trên 1 sơn nguyên cao và tương đối bằng phẳng (sơn nguyên Lunđa-Catanga),

phía dưới thác Victoria, sông chảy trong 1 thung lũng kiến tạo hẹp qua nhiều ghềnh

đá khác nhau rồi đổ ra Ấn Độ Dương. Ở hạ lưu sông bồi thành châu thổ rộng 8.000

km2.

Sông chảy trong miền khí hậu gió mùa xích đạo có nước lớn vào mùa hạ (từ

tháng 11-3).

b.4. Lưu vực nội lưu:

Lưu vực nội lưu thường là các sông nhỏ đổ vào các hồ hoặc các sông tạm thời

chỉ có nước vào những lúc có mưa bất thường. Đáng chú ý là sông Sari (1500 km)

chảy vào hồ Sat và sông Oacavangô (1600 km) đổ vào đầm lầy Ocavangô.

2. Lục địa Á-Âu

a. Đặc điểm chung

Lục địa này có nhiều hệ thống sông lớn bậc nhất thế giới, lượng nước đổ ra

biển, đại dương chiếm 2/3 khối lượng dòng chảy của thế giới. Nguyên nhân là do

kích thước lục địa rộng lớn, núi và sơn nguyên cao tập trung ở trung tâm, có băng hà



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.doc) (50 trang)

×