Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.57 MB, 50 trang )
+ Diện tích lưu vực lớn nhất thế giới (7170 nghìn km 2), chiều dài thứ nhì thế
giới là 6437 km.
+ Có 500 phụ lưu nằm hai bên đường Xích đạo cung cấp nước.
+ Nguyên nhân khác: chảy qua vùng đồng bằng rộng lớn và bằng phẳng, trong
lưu vực sông còn nhiều rừng nên khả năng điều tiết lớn…
Câu 3: Nguyên nhân gây ra lũ lụt của sông I-ê-nit-xây?
- Khái quát sông I-ê-nit-xây .....
- Nguyên nhân gây ra lũ lụt của sông I-ê-nit-xây:
+ Thời gian lụt: cuối xuân đầu hạ
+ Sông I-ê-nit-xây chảy ở khu vực ôn đới lạnh, nguồn cung cấp nước cho sông
chủ yếu là băng tuyết tan nên mùa đông nước đóng băng, mùa xuân đến băng tan.
+ Là con sông chảy từ Nam lên Bắc, nên băng tan ở thượng lưu trước, nước lũ
dồn xuống trung và hạ lưu, vì băng ở hạ lưu chưa tan nên đã chắn dòng nước lại,
nước tràn bờ gây ra
Câu 4: Tại sao chế độ nước sông Mê Kông điều hòa hơn chế độ nước sông Hồng?
- Khái quát về hai sông: ....
- Giải thích:
+ Chế độ mưa, diện tích lưu vực: Sông Hồng ngắn hơn sông Mê Kông, diện
tích lưu vực của sông Hồng nhỏ hơn diện tích lưu vực sông Mê Kông; lưu vực sông
Hồng nằm gần trọn một chế độ khí hậu mưa mùa, trong khi đó lưu vực sông Mê
Kông nằm ở các chế độ khí hậu khác nhau. Do đó, lưu vực sông Hồng nhận được
lượng mưa trong cùng thời gian, trong khi đó lưu vực sông Mê Kông nhận được
lượng mưa rải đều trong năm nên chế độ nước của sông Mê Kông điều hoà hơn sông
Hồng (sông Hồng và sông Mê Kông đều nhận nguồn tiếp nước là nước mưa)
+ Địa thế: Sông Hồng dốc hơn sông Mê Kông (lòng sông Hồng chảy thẳng,
sông Mê Kông chảy uốn khúc quanh co…) nên nước ở sông Hồng lên nhanh, rút
nhanh hơn sông Mê Kông.
+ Thảm thực vật: Thảm thực vật ở lưu vực sông Hồng bị tàn phá nhiều, trong
khi đó ở lưu vực sông Mê Kông thảm thực vật còn khá lớn (phần trung lưu chảy qua
nước Lào diện tích rừng còn nhiều), vì vậy khi nước mưa rơi xuống trong thời gian
ngắn được đổ dồn xuống lòng sông Hồng, còn ở lưu vực sông Mê Kông nước mưa
xuống tới mặt đất, một phần bị lớp thảm thực vật giữ lại, một phần theo các rễ cây
thấm xuống đất nên dòng sông Mê Kông điều hoà hơn sông Hồng.
+ Hồ, đầm: Sông Mê Kông có biển Hồ có tác dụng điều hoà chế độ nước sông.
+ Hệ thống chi lưu: Sông Mê Kông có 9 cửa sông đổ nước ra biển còn sông
Hồng có 3 cửa sông đổ ra biển.
+ Ngoài ra, sông Mê Kông còn chịu tác động của thủy triều lũ lụt lớn
Câu 5: Mực nước lũ ở các sông miền Trung nước ta thường lên rất nhanh
- Lượng mưa lớn tập trung..
- Hình thái sông ngòi nhỏ, ngắn, dốc
- Sông trong nội địa, diện tích lưu vực nhỏ
- Rừng đầu nguồn nhiều nơi bị tàn phá
- Yếu tố khác: nhiều hồ thủy điện xả lũ cùng lúc, bão, áp thấp…
Câu 6: Tại sao một số sông lớn vùng Trung và Tây Nam Á có lũ từ cuối xuân đến
hạ và lượng nước càng về hạ lưu càng giảm?
- Khái quát khu vực Trung và Tây Nam Á: khí hậu khô hạn ít mưa, nguồn
cung cấp nước chủ yếu cho sông là băng tuyết tan.
- Giải thích:
+ Do các sông này đều có nguồn cung cấp nước chủ yếu là băng, tuyết tan vì
thế thời gian lũ phụ thuộc vào thời kỳ băng tuyết tan.
+ Càng về hạ lưu thì lượng nước các con sông càng giảm do một phần lượng
nước đã bốc hơi, ngấm xuống thành nước ngầm và quan trọng hơn cả là không có
các phụ lưu cấp nước, sử dụng của con người vào các hoạt động sản xuất và sinh
hoạt
Câu 7: Tại sao sông Côngô có nhiều nước và đầy quanh năm?
Khái quát: Sông Côngô có diện tích lưu vực lớn nhất Châu Phi, bắt nguồn từ
miền đất cao Catanga sau đó chảy qua bồn địa Côngô và đổ về Đại Tây Dương.
Giải thích: Sông nằm chủ yếu trong các đới khí hậu xích đạo và gió mùa, nên
mạng lưới sông phát triển với nhiều phụ lưu chảy trên cả hai nửa cầu, sông có nhiều
nước và đầy nước quanh năm. Có 2 thời kỳ nước lớn, một vào tháng 10-11 do nước
mưa mùa hè ở bán cầu Bắc và một vào tháng 4 liên quan với nước mưa mùa hè ở bán
cầu Nam.
Câu 8: Tại sao chế độ nước của các con sông trên Trái đất không giống nhau?
- Chế độ nước sông chịu tác động của nhiều nhân tố khác nhau. Mỗi nhân tố
tác động ở các nơi khác nhau thì khác nhau
+ Nguồn cung cấp nước (diễn giải)
+ Địa hình (diễn giải)
+ Thực vật (diễn giải)
+ Hồ đầm (diễn giải)
+ Con người (diễn giải)
+ Các nhân tố khác: diện tích lưu vực, hình dạng lưới sông (diễn giải)
- Mối quan hệ của các nhân tố tác động đến chế độ nước sông khác nhau ở mỗi
nơi. Ví dụ: ở miền núi nếu lớp phủ thực vật bị phá trụi thì nước mưa tập trung về
sông nhanh hơn, nước sông đột ngột dâng lên cao hơn; nơi có lớp phủ thực vật tốt thì
lượng nước ngầm phong phú hơn, chế độ nước sông điều hòa hơn, ..
Câu 9: Tại sao tốc độ dòng chảy của một con sông không đồng nhất trên chiều dài
của một dòng sông, không đồng nhất ngay trên mặt cắt ngang của dòng sông?
Tốc độ dòng chảy của sông chịu tác động của nhiều nhân tố khác nhau, mỗi
nhân tố lại khác nhau trên chiều dài của một con sông
Quãng sông nào có độ chênh lệch của mặt nước càng nhiều thì tốc độ dòng
chảy càng lớn và ngược lại
Ở khúc sông rộng nước chảy chậm và đến khúc sông hẹp nước chảy nhanh
hơn
2. Giải thích đặc điểm mạng lưới (mật độ) sông ngòi.
a. Hướng dẫn cách làm
Trước hết yêu cầu các em HS phải thông hiểu các nhân tố ảnh hưởng đến
mạng lưới sông ngòi.
Thứ hai, căn cứ vào đặc điểm địa lí lãnh thổ thủy văn về địa chất, địa hình, khí
hậu (nhiệt, mưa, ...), nguồn cung cấp nước cho sông, con người....để chọn lọc xem
đâu là nhân tố quyết định đến mạng lưới sông ngòi của khu vực.
b. Ví dụ:
Câu 1: Vì sao mạng lưới sông ngòi của lục địa Úc kém phát triển?
Đối với lục địa Úc mạng lưới sông ngòi kém phát triển, lượng dòng chảy thấp
nhất thế giới. Trên toàn bộ lục địa chỉ có khoảng 40% diện tích có dòng chảy thường
xuyên còn lại 60% diện tích thuộc lưu vực nội địa (không có dòng chảy hoặc dòng
chảy tạm thời).
Nguyên nhân chủ yếu là do lượng mưa hàng năm trên lục địa ít trong khi nhiệt
độ cao, lượng bốc hơi quá lớn.
Câu 2: Vì sao mật độ sông ngòi của Đồng bằng sông Cửu Long nước ta lớn?
Khí hậu: lượng mưa lớn trung bình > 15000mm
Địa hình đồng bằng sông chảy quanh co uốn lượn
Tác động của con người như xây dựng hệ thống mương máng, kênh đào chằng
chịt...
Câu 3: Tại sao các vùng Tây Nam Á và Trung Á thuộc kiểu khí hậu lục địa khô
hạn vẫn có các sông lớn?
Tây Nam Á và Trung Á là những khu vực thuộc khí hậu lục địa khô hạn ->
nguồn cung cấp do mưa hạn chế nên sông ngòi kém phát triển.
Tuy nhiên, nhờ nguồn nước do tuyết và băng tan từ các núi cao cung cấp, ở
đây vẫn có một số sông lớn. Điển hình là các sông Xưa Đa-ri-a, A-mu Đa-ri-a ở
Trung Á, Ti-grơ và Ơ-phrát ở Tây Nam Á.
Câu 4: Tại sao châu Á có nhiều hệ thống sông lớn bậc nhất thế giới?
Châu lục này có nhiều hệ thống sông lớn bậc nhất thế giới, lượng nước đổ ra
biển, đại dương chiếm 2/3 khối lượng dòng chảy của thế giới.
Nguyên nhân là do kích thước lục địa rộng lớn, núi và sơn nguyên cao tập
trung ở trung tâm, có băng hà phát triển. Hơn nữa nhiều sông chảy qua các sơn
nguyên và đồng bằng rộng, khí hậu ẩm ướt.
Câu 5: Tại sao ở châu Âu và Bắc Mĩ mạng lưới sông ngòi phát triển?
Mạng lưới sông ngòi khá dày đặc và phân bố tương đối đều trên toàn lục địa
(vùng đất không có dòng chảy chỉ chiếm diện tích không đáng kể).
Do đại bộ phận lục địa nằm trong phạm vi các đới khí hậu cận nhiệt, ôn đới, cận cực
dù lượng mưa không lớn nhưng lượng nước bốc hơi nhỏ nên lượng dòng chảy lớn chỉ
sau lục địa Á - Âu và Nam Mĩ.
3. Một số dạng giải thích khác về đặc điểm của sông ngòi.
Câu 1: Vì sao phần gần hạ lưu của nhiều sông ở châu Phi thường có các thác
nước lớn? (Ví dụ hệ thống thác Livingxton trên sông Công gô gồm 32 thác lớn nhỏ
phân bố trên một đoạn dài gần 350km-cách bờ biển 130 km)
Lưu ý: Trước hết HS cần hiểu nguyên nhân hình thành thác nói chung rồi
chọn lọc đâu là nguyên nhân chính hình thác ở khu vực cần giải thích
Trên dòng sông, chảy qua các khe núi đều có những thác nước to nhỏ, cao thấp khác
nhau, các thác nước phần lớn xuất hiện tại các khe núi sâu nơi dòng nước chảy xiết ở
các khu vực có kết cấu địa chất ổn định. Không có sự thay đổi lớn về địa hình thì nói
chung sẽ không có thác nước
Việc hình thành các thác nước cũng có sự khác nhau, đại đa số các thác nước
được cấu tạo bởi các lớp nham thạch dưới đáy lòng sông, các lớp nham thạch này có
độ cứng khác nhau. Lớp nham thạch cứng thì ít bị dòng nước ăn mòn, ngược lại lớp
mềm bị ăn mòn nhiều sẽ trở nên thấp trũng, làm độ chênh của nước sông tăng lên.
Như vậy do sự ăn mòn liên tục của dòng nước chảy xiết những bậc thang được tạo ra
ngày càng sâu, nước sông khi chảy qua những bậc thang này thì những cảnh quan về
thác nước sẽ được hình thành
Một nguyên nhân thứ hai hình thành thác nước là tại các nơi dòng sông chảy
qua như cao nguyên, vùng núi có địa hình phức tạp có sự thay đổi về địa thế cao thấp
khác nhau, do vậy lòng sông sẽ thấp xuống từng nấc thang một. Dòng sông khi chảy
theo những địa hình này đương nhiên sẽ xuất hiện hết các thác nước này đến các thác
nước khác.
Đối với thác ở châu Phi nguyên nhân hình thành chủ yếu là trường hợp thứ 2
Trả lời
Hầu hết các sông ở lục địa Phi có nhiều thác, các thác lớn tập trung ở hạ lưu.
Nguyên nhân là trên bề mặt lục địa các sơn nguyên và bồn địa xen kẻ nhau, đồng
thời bờ lục địa được nâng lên mạnh, nên khi sông đổ ra biển phải vượt qua các thác
lớn.