1. Trang chủ >
  2. Kinh tế - Quản lý >
  3. Chứng khoán >

Trình bày nội dung, ý nghĩa của mô hình APT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.04 MB, 140 trang )






fk là mức đền bù rủi ro cho mỗi đơn vị của yếu tố k,







Các hệ số beta được xác định qua hồi qui đa biến.



Hoặc:

rj = E (rj) + bj1F1 + bj1F1 + …+ εj

Trong đó:

E (rj) là tỷ suất sinh lợi kỳ vọng của tài sản có rủi ro

bik là mức nhạy cảm của tài sản với nhân tố k (gọi là bêta nhân tố)

εj là biến động ngẫu nhiên riêng có của tài sản rủi ro, có trung bình bằng 0. Thêm vào đó, mỗi

nhân tố cũng được xem là biến ngẫu nhiên có giá trị trung bình bằng zero.

Rủi ro phi hệ thống có thể được triệt tiêu gần hết thông qua việc đa dạng hóa danh mục đầu

tư, nên các yếu tố đền bù rủi ro xét ở đây chỉ áp dụng cho các rủi ro hệ thống. Những yếu tố rủi

ro hệ thống thường được nhắc đến trong lý thuyết APT bao gồm:

• Lạm phát,

• Chu kỳ kinh doanh (rủi ro suy thoái),

• Tăng trưởng kinh tế GNP,

• Chênh lệch giữa lãi suất ngắn hạn và lãi suất dài hạn,

• Chênh lệch lãi suất giữa trái phiếu chính phủ và trái phiếu công ty,

• Tỉ giá hối đoái….

Tính Beta nhân tố và thiết lập danh mục:

- Beta nhân tố của các CK cho thấy tỷ suất sinh lợi của các CK thay đổi như thế nào theo

các nhân tố phổ biến

- Cách tính: beta danh mục là bình quân gia quyền của beta CK trong danh mục



- Thiết lập danh mục:

+ Xác định số lượng các nhân tố thích hợp

+ Nhận diện các nhân tố và tính beta nhân tố

+ Thiết lập phương trình cho mỗi beta nhân tố. Vế trái là beta nhân tố của danh mục mô

phỏng như là 1 hàm của trọng lượng danh mục và bên phải là beta nhân tố mục tiêu.

+ Giải phương trình để tìm ra tỷ trọng danh mục (tổng các tỷ trọng bằng 1)

(Trong mô hinh k nhân tố cần có k+1 chứng khoán).

Một số nguyên tắc về chọn biến độc lập (các nhân tố) cho APT

- Ảnh hưởng của chúng lên các thay đổi không mong đợi trong giá tài sản là rõ ràng

- Chúng nên đại diện cho các ảnh hưởng không đa dạng hóa ( đó là ; rõ ràng, đề cập đến các yếu

tố kinh tế vĩ mô hơn là các yếu tố riêng có của công ty)

- Đòi hỏi tính đều đặn và thông tin chính xác của các biến

- Mối quan hệ nên được xem xét trên nền tảng kinh tế

- Số lượng các yếu tố không được quá lớn, một phần làm cho mô hình phức tạp, một phần khác

là bản thân các biến số lại có sự tác động qua lại lẫn nhau nên mất tính độc lập.

- Tổng hợp các biến độc lập phải giải thích được hầu hết các dao động của biến phụ thuộc. Nếu

trên 10% dao động không được giải thích, cần phải xem lại có thể một số yếu tố rủi ro hệ thống

đã bị bỏ sót.

- Các yếu tố phải thể hiện gần toàn bộ mức đền bù rủi ro của tập hợp chứng khoán. (Trong kết

quả hồi qui, α phải gần bằng 0 với độ tin cậy thống kê thỏa đáng).



Ưu điểm của APT (Ý nghĩa):

-



Trong khi mô hình CAPM chỉ đưa xét một biến duy nhất là mức đền bù rủi ro cho tập



hợp chứng khoán thị trường (Rm-Rf), APT cho phép đưa vào nhiều yếu tố kinh tế vĩ mô khác

nhau để tăng cường mức độ thích hợp với những nền kinh tế đặc thù và vào những giai đoạn cụ

thể.

-



CAPM đòi hỏi nhiều giả định chặt chẽ và đòi hỏi phải có một tập hợp chứng khoán



thị trường để có Rm tuy trên thực tế không thể quan sát được tập hợp này. APT không đòi hỏi

nhiều giả định và có thể lựa chọn trong số các biến quan sát được.

-



2

Độ thích hợp thể hiện ở chỉ số R . Khi được xây dựng với các yếu tố thỏa đáng,



2

APT luôn luôn có R cao hơn CAPM.

-



Đối với một cổ phiếu riêng biệt, APT cho thấy các yếu tố rủi ro chỉ giải thích được



khoảng 25% dao động của cổ phiếu. Lý do là có đến 75% dao động được giải thích bởi các yếu

tố rủi ro phi hệ thống.

-



Đối với các tập hợp chứng khoán đa dạng hóa, APT có thể cho thấy trên 90% dao động



được giải thích bởi các yếu tố rủi ro. Phần còn lại (dưới 10%) là do tác động của các rủi ro phi

hệ thống và do các yếu tố không được đưa vào mô hình.

-



Dùng các công cụ thống kê và tính toán số liệu như eview, hàm solver, hàm cover,... nên



độ chính xác là khá cao.

-



Giải thích được sự ảnh hưởng của các nhân tố đối với tỉ suất sinh lời của từng cổ phiếu.



-



APT hết sức linh hoạt có thể tập trung vào bất kỳ nhóm cổ phiếu nào.



-



Các nhân tố đã được lựa chọn tùy theo quan điểm của nhà quản lý danh mục.



-



Cho phép các nhà quản lý danh mục nắm giữ các danh mục rủi ro khác nhau.



Nhược điểm của APT

-



Một nhược điểm lớn nhất là APT không xác định được đâu là các biến độc lập “đúng



đắn” mà để cho người dùng tùy ý chọn các yếu tố rủi ro.

-



Tùy theo khả năng và ý định của người dùng, những tập hợp yếu tố khác nhau có thể



cho độ chính xác khác nhau. (Trong khi mô hình CAPM xét một biến xác định và nhất quán).

-



Mô hình này khá phức tạp.



-



Qua nhiều bước tính toán nên sai số là tương đối.



-



Thông tin rất nhiều nhưng chưa được kiểm chứng.



So sánh CAPM và APT

• Tuy CAPM và APT khác nhau về cách tiếp cận ban đầu, nhưng có thể nhận thấy

CAPM thực chất chỉ là một hình thức đặc biệt của APT khi chỉ sử dụng một biến duy

nhất là mức đền bù rủi ro thị trường.





Cả CAPM và APT đều sử dụng các yếu tố rủi ro hệ thống và không xét rủi ro phi hệ

thống.



2

• Tuy có R không cao bằng APT nhưng CAPM được sử dụng rộng rãi hơn ở các thị

trường phát triển do mô hình đã được phát triển một cách hoàn chỉnh và nhất quán.

22. Trình bày nội dung, ý nghĩa của các báo cáo tài chính

Các báo cáo tài chính của một doanh nghiệp là một bộ phận bao gồm nhiều loại báo cáo tài chính

mà doanh nghiệp phải lập và báo các cho các tổ chức có liên quan theo quy định. Hệ thống báo

cáo tài chính doanh nghiệp phản ánh tổng quát bằng các chỉ tiêu giá trị về tình hình tài sản,nguồn

hình thành tài sản theo kết cấu,kết quả hoạt động kinh doanh và lưu chuyển tiền tệ của doanh

nghiệp tại một thời điểm,thời kì nhất định.

_ Tại VN doanh nghiệp phải lập báo cáo tài chính theo định kỳ.

_ Báo cáo tài chính doanh nghiệp là một công cụ quan trọng trong quản lí doanh nghiệp,là tài

liệu không thể thiếu được trong việc cung cấp thông tin tài chính phục vụ cho việc cung cấp

thông tin tài chính phục vụ cho việc ra quyết định hợp lí của các đối tượng quan tâm.

1. Bảng cân đối kế toán

a) khái niệm

Bảng cân đối kê toán là bảng báo cáo tình hình tài sản va nguồn vốn của doanh nghiệp tại

một thời điểm nào đó.( các thời điểm thường là cuối năm hoặc là cuối quý)

b) nội dung

Bảng cân đối kế toán phản ánh tình hình tài sản của DN bằng thước đo giá trị tại một thời

điểm nhất định theo 2 mặt là kết cấu tài sản và nguồn hình thành. BCĐKT phải được xây dựng

theo kết cấu 2 phần :



A. Phần bên trái (hoặc bên trên) dùng phản ánh kết cấu tài sản hay còn gọi là phần tài sản

(asset).

Trong phần bên tài sản còn chia ra 2 phần nhỏ TS ngắn hạn và TS dài hạn

Ts ngắn hạn :



Tiền mặt

Các khoản đầu tư ngắn hạn

Các khoản phải thu

Hàng tồn kho



Ts dài hạn



:



TSCĐ

Khoản đầu tư tài chính dài hạn khác



B. Phần bên phải(hoặc bên dưới) dùng phản ánh nguồn hình thành của tài sản hay còn gọi là

phần nguồn vốn (capital).

Trong phần bên Nguồn vốn còn chia 2 phần Nợ phải trả và Vốn chủ sở hữu.

Nợ phải trả :



Nợ ngắn hạn và vay ngắn hạn

Nợ dài hạn và vay dài hạn



Vốn chủ sơ hữu :



LN không chia

Vốn góp ban đầu

Phát hành cổ phiếu mới



c) ý nghĩa





Mỗi chỉ tiêu trên Bảng cân đối kế toán số liệu phản ánh tại hai thời điểm Đầu kỳ và



cuối kỳ. Qua đó ta đánh giá được các tài sản và nguồn vốn biến động tăng hay giảm trong

kỳ.





Nó cho biết tình trạng tài sản của công ty, nợ và vốn cổ đông vào một thời điểm ấn



định, thường là lúc cuối thời kỳ. Đây là một cách để xem xét một công ty kinh doanh dưới

dạng một khối vốn (tài sản) được bố trí dựa trên nguồn của vốn đó (nợ và vốn cổ đông)





Nó cho biết tình trạng các sự kiện kinh doanh tại một thời điểm nhất định. Nó là một



ảnh chụp (tĩnh) và phải được phân tích dựa trên sự so sánh với các bản cân đối kế toán

trước đây và các báo cáo hoạt động khác.





Nó không những phản ánh vừa khái quát vừa chi tiết tình trạng tài sản và vốn của



doanh nghiệp mà còn là minh chứng thuyết phục cho một dự án vay vốn khi doanh nghiệp

trình lên ngân hàng, và đồng thời cũng là căn cứ đáng tin cậy để các đối tác xem xét khi

muốn hợp tác với doanh nghiệp



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.doc) (140 trang)

×