Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.04 MB, 140 trang )
- Khái niệm: là chiến lược mua CP dựa theo một chỉ số chuẩn nào đó và nắm giữ lâu dài khoản đầu tư.
Tuy nhiên điều này không có nghĩa chỉ đơn thuần mua và nắm giữ cổ phiếu lâu dài mà đôi khi danh mục
cũng cần được cơ cấu lại khi tái đầu tư các khoản cổ tức nhận về, hoặc do có một số cổ phiếu bị hợp
nhất hoặc trượt ra khỏi danh mục các chứng khoán đầu tư theo chỉ số chuẩn.
- Mục đích của chiến lược này là tạo ra danh mục cổ phiếu có số lượng và chủng loại cổ phiếu gần giống
với chỉ số chuẩn nhằm thu được mức lợi suất đầu tư tương đương với lợi suất của chỉ số đó.
- Hiệu quả của danh mục này được đánh giá dựa trên khả năng của nhà quản lý danh mục trong việc
tuân theo chỉ số chuẩn, tức là khả năng giảm thiểu những sai lệch so với chỉ số chuẩn.
2. Chiến lược quản lý chủ động
- Mục tiêu của chiến lược này là nhằm thu được lợi suất đầu tư cao hơn lợi suất của danh mục thụ động
chuẩn hoặc thu được mức lợi nhuận trên trung bình ứng với một mức rủi ro nhất định.
- Quy trình quản lý danh mục đầu tư chủ động như sau:
+ Xác định mục tiêu.
+ Lập ra một danh mục chuẩn.
+ Xây dựng một chiến lược và kết cấu danh mục
đầu tư tối ưu thỏa mãn nhu cầu người đầu tư.
+ Theo dõi, đánh giá các biến động của cổ phiếu
trong danh mục và tái cấu trúc danh mục.
*Nhận xét về hoạt động quản lý danh mục đầu tư cổ phiếu ở Việt Nam hiện nay
- Hiện nay có khoảng 34 công ty quản lý quỹ đang tham gia hoạt động tại Việt Nam với số vốn điều lệ
khoảng từ 8 tỉ đến 110 tỉ đồng.
- Theo quy định hiện hành của Bộ tài chính, chỉ các công ty quản lý quỹ mới có quyền được quản lý các
danh mục đầu tư chứng khoán, theo ủy thác của từng nhà đầu tư trong mua, bán, nắm giữ chứng khoán.
Tuy nhiên thực tế một số công ty không phải là công ty quản lý quỹ nhưng vẫn thực hiện hoạt động
quản lý danh mục đầu tư chứng khoán. Chính vì vậy SSC sẽ phối hợp kiểm tra với các cơ quan chức
năng, nếu phát hiện sẽ đề nghị cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền xử lý theo quy định.
- Ngoài SSC, các công ty quản lý quỹ còn chịu sự giám sát của Bộ tài chính và Ngân hàng Nhà nước
Việt Nam.
SSC cảnh báo chuyện lập lờ quản lý danh mục đầu tư
Những doanh nghiệp, tổ chức không phải là công ty quản lý quỹ tới đây sẽ phải chấm dứt việc
quản lý danh mục đầu tư chứng khoán cho các nhà đầu tư, theo yêu cầu của SSC.
Ủy ban chứng khoán nhà nước (SSC) cũng cho biết sẽ kiểm tra, và đề nghị cơ quan có thẩm
quyền xử lý nếu phát hiện các trường hợp vi phạm.
Theo quy định hiện hành, chỉ công ty quản lý quỹ được phép quản lý danh mục đầu tư, theo uỷ
thác của từng nhà đầu tư trong mua, bán, nắm giữ chứng khoán. Song hiện một số đơn vị không
phải là công ty quản lý quỹ, nhưng vẫn thực hiện quản lý danh mục đầu tư chứng khoán.
Cùng lúc, SSC thúc giục các công ty đại chúng chưa niêm yết đăng ký, lưu ký chứng khoán.
Trong trường hợp có nhiều công ty đăng ký chứng khoán dồn vào cuối năm, SSC sẽ gia hạn. Tuy
nhiên, việc gửi kế hoạch đăng ký phải đúng thời hạn đã công bố và đơn vị nào không tuân thủ
mà không có giải trình hợp lý sẽ bị xử phạt.
Theo lộ trình của SSC, việc đăng ký, lưu ký tập trung cổ phiếu sẽ có 3 giai đoạn. Đây là một
bước nhằm tái cơ cấu thị trường chứng khoán.
40. Trình bày khái niệm và các chiến lược quản lý danh mục đầu tư trái phiếu. Nhận xét của
Anh (Chị) về hoạt động quản lý DMĐT trái phiếu ở Việt Nam hiện nay
a. Khái niệm quản lý danh mục đầu tư trái phiếu
Là hoạt động quản lý vốn và tài sản của khách hàng thông qua việc mua bán và nắm giữ các trái
phiếu theo sự ủy thác của họ với mục tiêu làm cho tài sản của họ sinh lời tối ưu nhất.
b. Các chiến lược quản lý danh mục đầu tư trái phiếu
1. quản lý thụ động. Quản lý thụ động bao gồm bước sau
+ Lựa chọn chỉ số trái phiếu
+ Áp dụng các phương pháp đầu tư sau: phương pháp chia nhỏ, phương pháp tối ưu hóa, phương
pháp giảm thiểu phương sai
2. quản lý bán chủ động:Trung hòa rủi ro
•
Nguyên tắc loại bỏ rủi ro
•
Cách thức loại bỏ rủi ro: 2 cách thức
+ cho từng danh mục đầu tư theo kỳ đầu tư: xây dựng DMDT có độ co giãn của cả danh mục bằng
kỳ đầu tư dự kiến, D(độ co giãn: duration) của danh mục bằng bình quân gia quyền các D của trái
phiếu có trong danh mục
+ cho toàn bộ tổng tài sản quản lý
3. quản lý chủ động: phương pháp mà người quản lý danh mục dùng tài tiên đoán và thủ thuật
đầu tư của mình để xây dựng các danh mục đầu tư đạt mức sinh lời cao hơn mức sinh lời
chung của thị trường
Các yếu tố chủ yếu mà nhà quản lý DMDT phải theo dõi và dự đoán như sau:
Thay đổi mức khung lãi suất
Thay đổi cơ cấu lãi suất (YC sharp)
Thay đổi mức chênh lệch lãi suất giữa các loại trái phiếu khác nhau
Một số phương pháp cụ thể khác áp dụng cho chiến lược quản lý chủ động:
Chiến lược hoán đổi – lựa chọn chứng khoán riêng lẻ - individual securities selection strategy
Chiến lược dự đoán lãi suất – interest rate anticipation
Chiến lược dự đoán chênh lệch đường cong lãi suất – yield curve spread strategy
Chiến lược dự đoán mức biến động lãi suất – chiến lược đường cong lãi suất (interest rate volatility
hay yield curve strategy)
c. Nhận xét hoạt động quản lý DMTP ở VN hiện nay
Hoạt động quản lý DMDT trái phiếu ở VN hiện nay phát triển về cả số lượng công ty quản
lý quỹ lẫn lượng khách hàng tham gia ủy thác. Tuy nhiên ở VN, theo quy định của bộ tài chính-ban
hành tháng 9/2009, tổ chức không phải là công ty quản lý quỹ sẽ phải chấm dứt việc quản lý danh
mục đầu tư chứng khoán
Cho đến thời điểm hiện nay đã có hàng chục công ty quản lý quỹ đang tham gia hoạt động
trên thị trường Việt Nam với số vốn điều lệ từ 8-110 tỷ đồng. Theo thống kê trong Báo cáo Quỹ đại
chúng các thị trường mới nổi của Rothschild, từ đầu năm đến nay, tất cả các quỹ đầu tư vào
chứng khoán niêm yết đều có lãi, trong đó mức tăng giá trị tài sản ròng (NAV) thời điểm
31/8/2009 so với đầu năm 2009 ấn tượng nhất lên tới 82% thuộc về Quỹ Vietnam Emerging
Equity
Fund.
Cùng thời điểm trên, các quỹ khác cũng có mức tăng ấn tượng như: Quỹ PXP Vietnam Fund
(tăng 75,4%); Quỹ Blackhorse Enhanced Vietnam Inc (tăng 69,7%), Manulife Progressive Fund
(tăng 64,1%)…
Ngay trong báo cáo của Công ty Quản lý Quỹ Vietnam Asset Management Limited
(VAM), cả ba quỹ đại chúng do VAM quản lý đều có mức sinh lợi khá cao tính đến thời điểm
hiện nay. Trong đó, Quỹ Vietnam Emerging Market Fund (VEMF) có mức tăng NAV thời điểm
31/8/2009 so với đầu năm 2009 là 46,4%, Quỹ HLG Vietnam Fund (HLGVF) cũng đạt được
mức tăng NAV ấn tượng, với mức tăng NAV là 65,6% ..
Trên thị trường Việt Nam hiện nay hoạt động quản lý DMDT trái phiếu vẫn chưa phát triển bằng cổ
phiếu do tâm lý của nhà đầu tư. Họ cho rằng dưới sức ép lạm phát tại VN hiện nay cổ phiếu là một
lựa chọn ưu tiên để chống lại ảnh hưởng của lạm phát trong khi đó trái phiếu chất lượng cao ở VN
thường rất ít
41. Trình bày khái niệm và các giải định trong phân tích kỹ thuật
a. Các khái niệm
1. Xu thế
Xu thế là một khái niệm dùng để chỉ diễn biến của một sử kiện nào đó theo một quy luật hay một
chiều hướng nhất định được gọi là xu thế. Trong phân tích kỹ thuật các chuyên gia chia làm hai
loại xu thế chính đó là:Xu thế giá tăng: gồm liên tiếp các đỉnh giá cao dần và đáy giá cao
dần(đỉnh trước cao hơn đỉnh sau và đáy trước cao hơn đáy sau). Xu thế giá giảm: ngược lại.
2. Đường xu thế:
Xu thế giá tăng và xu thế giá giảm cũng được nghiên cứu dưới dạng các
đường xu thế, đường xu thế có thể kéo dài nhiều năm. Qúa trình vẽ đường
xu thế khá đơn giản tuy nhiên sẽ rất dễ nhầm. Điều kiện cần và đủ để có thể
vẽ được đường xu thế là có hai điểm tuy nhiên người ta thường đợi cho đến
khi xuất hiện đáy thứ cao hơn 2 đáy trước và xu thế đi qua 3 đáy, đường xu thế đi qua 3 đáy
thường là một đường xu thế chính xác và có độ tin cậy cao.
3. Kênh
Kênh là khoảng giao động của giá, nếu giá giao động trong một dải thì dải
đó được gọi là kênh.Giải giao động đó được xác định bởi 2 đường biên là
đường xu thế và đường kênh, 2 đường nay song song với nhau. Mỗi lần giá
chạm hoặc gần đến đường kênh và quay trở lại xuống đến đường xu thế là
một lần kênh được kiểm tra thành công. Kênh có thể sử dụng trong cho kiếm lời trong ngắn hạn
và thậm chí một số nhà đầu tư táo bạo sử dụng kênh để tiến hành các giao dịch ngược hướng thị
trường.
4. Mức hoàn lại (Mức điều chỉnh)
Trong bất kỳ một một đồ thị nào ta đều thấy sau một giai đoạn giá chuyển động theo xu thế thị
trường thì giá sẽ điều chỉnh một chút trước khi quy trở lại chuyển động theo xu thế cũ. Những
chuyển động ngược xu thế này thường có độ lớn ở vào khoảng có thể sử dụng được gọi là mức
điều chỉnh, mức điều chỉnh trung bình vào khảng 50%. Nếu mức điều chỉnh cao hơn thì khả năng
sẽ xẩy ra sự đảo chiều thị trường tức là giá sẽ chuyển động theo xu hướng ngược lại mà không
theo xu thế cũ nữa.
5. Khung giao dịch
Thị trường có thể ở trong 3 xu thế là: xu thế tăng giá, xu thế giảm giá, xu
thế giao động ngang. Có đến 1/3 thời gian giá chuyển động theo một hình
mẫu “phẳng” nằm ngang gọi là khung giao dịch.Khung giao dịch là một
giải nằm ngang trên đồ thị trong đó bao gồm các dao động của giá trong
thời gian dài. Khung giao dịch phản ánh thời kỳ mà áp lực cung cầu tương đối cân bằng và giá
duy trì ở mức cân bằng thị trường.
6. Hỗ trợ và kháng cự
- Mức hỗ trợ: mức giá ở đó mức cầu cho một CP là đủ để, ít nhất là làm
dừng xu thế giảm giá của thị trường và cũng có thể đổi chiều xu thế đó
- Mức kháng cự: là mức giá mà ở đó lượng cung đủ để giá sẽ ngừng không tăng nữa và có thể
chuyển động ngược lại đi xuống.