Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.04 MB, 140 trang )
đang tiếp tục điều chỉnh thu nhập kỳ vọng thấp xuống so với dự kiến. Khối lương giao
dịch có tăng chút ít theo chiều hướng giá tăng. Tuy vậy việc tăng này là không đáng kể
Sóng điều chỉnh số 2. Sóng chủ 2 sẽ điều chỉnh sóng 1, nhưng điểm thấp nhất của sóng 2
không bao giờ vượt qua điểm xuất phát đầu tiên của sóng 1. Tin tức dành cho thị trường
vẫn chưa khả quan. Thị trường đi xuống ở cuối sóng để thực hiện việc “kiểm tra” độ thấp
của thị trường. Khối lượng giao dịch sẽ ít hơn đợt sóng 1. Giá sẽ được điều chỉnh giảm và
thuờng nằm trong khoảng 0.382 đến 0.618 của mức cao nhất của sóng 1
Sóng kéo số 3. Thông thường đây là sóng lớn nhất và mạnh mẽ
nhất của xu hướng lên giá. Ngay đầu sóng 3, thị trường vẫn còn nhận những thông tin
tiêu cực, vì vậy có nhiều nhà kinh doanh không kịp chuẩn bị để mua vào. Khi sóng 3
đang ở lưng chừng, thị trường bắt đầu nhận những thông tin cơ bản tích cực và những
nhà phân tích cơ bản bắt đầu điều chỉnh thu nhập kỳ vọng, giá của sóng 3 tăng lên với tốc
độ khá nhanh. Điểm cao nhất của sóng 3 thường cao hơn điểm cao nhất của sóng 1 với tỷ
lệ 1,618:1
Sóng điều chỉnh số 4. Đây thật sự là một con sóng điều chỉnh. Giá có khuynh
hướng đi xuống và đôi khi có thể răng cưa kéo dài. Sóng 4 thường sẽ điều chỉnh sóng 3
với mức 0.382 – 0.618 của sóng 3. Khối lượng giao dịch của sóng 4 thấp hơn của sóng 3.
Đây là thời điểm để mua vào nếu như nhà kinh doanh nhận biết được tiềm năng
tiếp diễn liền sau đó của con sóng 5. Tuy vậy việc nhận biết điểm dừng của sóng 4 là
một trong những khó khăn của các nhà phân tích kỹ thuật trường phái sóng
Elliot.
Sóng kéo số 5. Đây là đợt sóng cuối cùng của 5 con sóng “chủ”. Thông tin tích cực tràn lan
khắp thị trường và ai cũng tin rằng thị trường đang ở trong thế bò húc. Khối lượng giao
dịch của sóng 5 khá lớn , tuy vậy thông thường vẫn nhỏ hơn sóng 3. Điều đáng nói là
những nhà kinh doanh “không chuyên nghiệp” thường mua vào ở những điểm gần cuối
sóng 5. Vào cuối con sóng 5, thị trường nhanh chóng chuyển hướng.
Sóng điều chỉnh A. Sóng này bắt đầu cho đợt sóng điều chỉnh A,B,C. Trong thời gian diễn
ra sóng A, thông tin cơ bản vẫn đang rất lạc quan. Mặc dù giá xuống, nhưng phần đông
các nhà kinh doanh vẫn cho rằng thị trường đang trong thế b. húc. Khối lượng giao dịch
tăng trưởng khá đều đặn theo con sóng A.
Sóng điều chỉnh B. Giá tăng trở lại và với mức cao hơn so với điểm cuối sóng A. Sóng B
được xem là điểm kéo dài của thị trường b. húc. Khối lượng giao dịch của sóng B thường
thấp hơn của sóng A. Vào lúc này, những thông tin cơ bản của các công ty không có
những điểm tích cực mới, thế nhưng cũng chưa chuyển hẳn qua tiêu cực.
Sóng điều chỉnh C. Giá có khuynh hương giảm nhanh hơn các đợt sóng trước. Khối luợng
giao dịch tăng. Hầu như tất cả mọi nhà kinh doanh, đầu tư đều nhận thấy r. sự ngự trị
của“gấu ngủ” trên thị trường, chậm nhất là trong đợt sóng nhỏ thứ 3 của sóng C. Sóng C
thường lớn như sóng A. Điểm thấp nhất của sóng C ít nhất bằng điểm thấp nhất của sóng
A nhân với 1.618.
Cùng với việc xem xét mô hình chu kỳ của các loại sóng, một điều quan trọng không thể bỏ
qua là mức độ hay độ lớn của mỗi chu kỳ. Elliott đã sắp xếp đưa và đưa ra 9 mức độ của
các chu kỳ sóng theo thứ tự giảm dần như sau: Grand Super Cycle, Super Cycle, Cycle,
Primary, Intermediate, Minor, Minute, Minuette,Subminuette
Cho dù nghiên cứu chu kỳ sóng với qui mô nào thì nguyên tắc chung là 5 lên, 3 xuống là
không thay đổi. Mỗi sóng lại có thể phân thành nhiều sóng ở mức độ nhỏ hơn, mỗi sóng ở cấp độ
thấp hơn đó lại có thể chia thành những sóng ở cấp thấp hơn nữa. Ngược lại mỗi một sóng bao
giờ cũng là một bộ phận của một sóng ở mức cao hơn.
Một đặc trưng quan trọng của sóng: Một sóng lớn thì đựoc chia thành nhiều sóng nhỏ,
nhưng việc sóng đó được chia thành 5 hay 3 sóng nhỏ là tuỳ thuộc vào hướng của nó. Chẳng hạn
các sóng(1), (3), (5) được chia thành 5 sóng nhỏ bởi vì 3 sóng này cùng hướng với sóng lớn hơn
chứa chúng - sóng (1). Còn các sóng (2), (4) ngược lại xu hướng sóng (1)nên chỉ phân được
thành 3 sóng nhỏ. Có một nguyên tắc cần lưu ý là khi thị trường đang trong quá trình hình thành
5 sóng thì sẽ không xảy ra bất kì sự điều chỉnh nào đối với xu thế hiện tại.
Kênh: Kênh giao động của sóng cũng là một khía cạnh quan trọng của lý thuyết sóng Elliott,
Elliott còn dùng khái niệm kênh khi xem xét thị trường ở điểm giá mục tiêu và để xác nhận
khi thị trường đã hoàn tất một chu kỳ sóng.
- Dãy số Fibonacci với vai trò là cơ sở toán học của Lý thuyết Sóng Elliott.
Mô hình sóng thể hiện rất rõ việc có thể phân chia một sóng thành các sóng ở mức nhỏ
hơn. Số lượng các sóng lớn và các sóng nhỏ bộ phận được tính toán dựa trên những con số 1, 3,
5, 8, 13, 21, 34, 55, 89, 144, . . không phải ngẫu nhiên mà chúng đều nằm trong dãy số
Fibonacci, dãy số này là cơ sở toán học của Nguyên Lý Sóng Ellio
Dãy này có các đặc điểm là :
Tổng của 2 số liền nhau là số thứ 3 liền sau chúng.
Kể từ số thứ 4 của dãy, tỉ lệ giữa hai số liền nhau bất kì sẽ tịnh tiến đến giá trị 0, 618
1/1=1, 1/2=0. 5, 2/3=0. 67, 3/5=0. 6, 5/8=0, 625, 8/13=0. 65,...
-Tỉ lệ hoàn lại Fibonacci
Tỉ lệ này dùng để xác định các mức giá mục tiêu với các sóng kéo và sóng điều chỉnh, 8
ứng dụng của dãy Fibonacci ở trên cũng được áp dụng cho mục đích này.
Mức hoàn lại thường được dùng nhiều nhất là 61,8% (làm tròn đến 62%), 38% và 50%.
Nếu xu thế thị trường còn đang mạnh thì mức hoàn lại thấp nhất thường là 38%, còn với thị
trường đã yếu thì mức hoàn lại tối đa là 62%. Nhìn chung đa số mức hoàn lại ( đến 2/3 tổng số)
là 50%.
-Thời điểm mục tiêu với Fibonacci
Việc áp dụng nguyên tắc của Fibonacci trong tính toán thời điểm là có thể, chỉ có điều
việc này tương đối phức tạp. Nói chung người ta thuờng xác định một điểm mốc mà sau điểm đó
người ta kỳ vọng sẽ xuất hiện những đỉnh hay đáy quan trọng của thị trường, từ điểm mốc đó xác
định những điểm trong tương lai có quan hệ với nó theo qui luật của dãy Fibonacci.
-Kết hợp cả ba khía cạnh của Lý thuyết Sóng.
Tình huống lý tưởng nhất khi cả ba yếu tố mô hình sóng, kết quả phân tích tỉ lệ và ước
lượng thời điểm mục tiêu đều cùng chỉ ra một dự kiến về tình hình thị trường.
Ví dụ: nghiên cứu cho thấy sóng thứ 5 đã hoàn thiện, chiều cao của sóng 5 đạt bằng 1,618 chiều
cao tính từ đáy sóng 1 đến đỉnh sóng 3 và thời gian từ khi xuất hiện 1 đáy trước đó(trong xu thế
hiện tại của thị trường) cho đến nay đã được 13 tuần và kể từ đỉnh gần nhất trong quá khứ đến
nay là 34 tuần. Thậm chí giả sử rằng sóng 5 đã diễn ra trong 21 ngày. Với tất cả các con số đều
nằm trong dãy Fibonacci thì mọi khả năng đều chỉ ra rằng thị trường sắp xuất hiện một đỉnh mới.
Lý thuyết Sóng từ khi mới được tìm ra thì bản chất của nó là áp dụng cho các chỉ số bình
quân của toàn thị trường chứng khoán. Nó sẽ không thực sự là một công cụ tốt với thị trường của
từng cổ phiếu riêng lẻ. Như thế với thị trường của những nhóm cổ phiếu nhỏ thì Lý thuyết này sẽ
không phát huy hiệu quả cao bởi một trong những nền móng cơ bản của Lý thuyết này đó là dựa
trên cơ sở tâm lý của số lượng lớn người tham gia vào thị trường.
47. Trình bày những khó khăn trở ngại trong phân tích kỹ thuật. Nhận xét về hoạt động
PTKT ở Việt Nam
Khó khăn trở ngại trong phân tích kỹ thuật
Bộ số liệu phân tích là một khó khăn đối với nhà phân tích kỹ thuật, nếu như bộ số liệu không
chính xác không liền mạch thì sẽ dẫn đến kết quả sai.
Dự đoán trong phân tích cơ bản đối lập với phân tích kỹ thuật: bởi lẽ những nhà phân tích kỹ
thuật luôn vận động theo nhịp thị trường bằng cách đoán nhận xu thế của nó, trong khi những
nhà phân tích cơ bản lại chịu ảnh hưởng từ những biến động của thị trường.
Những nhà đầu tư luôn phải đối mặt với khó khăn trong phân tích và chọn thời điểm đầu tư, đối
với thị trường quyền chọn thì việc xác định thời điểm đầu tư là yêu cầu hàng đầu, chiến lược
mua và nắm giữ không thể áp dụng để đầu tư kiếm lời trên thị trường quyền chọn.
Yếu tố thời gian là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến phân tích kỹ thuật trong thực những
yếu tố ngắt quãng của thời gian có thể gây ra những sai số.
Những kết quả của quá khứ chỉ có thể phản ánh được một phần xu thế thị trường trong tương lai.
Những khó khăn trong việc ứng dụng nguyên lý toán học là rất khó khăn, đôi khi thực hiện
làm trơn bộ số liệu phù hợp với nguyên lý toán nhưng lại vi phạm nguyên lý kinh tế
Việc áp dụng PTKT vào thực tiễn cũng bộc lộ nhiều khó khăn do:
Phân tích kỹ thuật có quá nhiều giả định
Phân tích kỹ thuật đối lập với nguyên lý bước đi ngẫu nhiên và thị trường hiệu quả
Phân tích kỹ thuật luôn có một đỗ trễ nhất định do sử dụng bộ số liệu của quá khứ
Lý thuyết Dow không phải lúc nào cũng đúng, lý thuyết này thường làm cho
ĐT phải
băn khoăn. Lý thuyết Dow cũng không giúp gì cho nhà đầu tư theo những biến động
trung gian
1.2. Nhận xét về hoạt động ptkt ở VN
Trong thời gian qua, ptkt được các nhà đầu tư ứng dụng nhiều hơn tại Việt Nam và có
triển vọng sẽ phát triển mạnh mẽ hơn trong thời gian tới. Các chỉ số kỹ thuật như A/D, MARC ,
…đã được sử dụng để mô tả và dự đoán biến động của các chỉ số vnindex và chứng khoán giao
dịch trên sàn. Do tính chất tương đối dễ học vì chỉ cần học sử dụng các phần mềm nên nhà đầu
tư VN ngày càng ưa chuộng sử dụng p2 này để đưa ra các qđ mua và bán, giao dịch trên thị
trường.
Tuy nhiên có thể thấy thị trường chứng khoán VN còn non trẻ và việc ứng dùng ptkt gặp
ko ít các khó khăn.
Thứ nhất, giá trong nhiều trường hợp chưa phản ánh hết các hành động của thị trường.
Giá chứng khoán tại mỗi thời điểm phản ánh một tập hợp tâm lý của rất nhiều các nhà
đầu tư trên thị trường. Các nhà đầu tư này bao gồm cả những nhà dự đoán thị trường giỏi nhất
cho đến công chúng theo sau. Tâm lý của họ thể hiện sự kỳ vọng hay thất vọng về chứng khoán
với các xu hướng và tin tức trên thị trường. Các nhà đầu tư có chung tâm lý sẽ có cùng hành
động giống nhau. Các hành động bán hay mua tại một thời điểm, với quy mô khác nhau của tất
cả các nhà đầu tư thể hiện thành cung và cầu.Sau khi phân nhóm, do tính chất ưu tiên giá cao
đối với cầu và ưu tiên giá thấp đối với cung, các nhà đầu tư phải cạnh tranh với chính những
người có cùng hành động giống mình để có thể thực hiện thành công việc Mua hoặc Bán chứng
khoán.
Do giả định giá phản ánh tất cả các hành động của thị trường, các nhà phân tích sử dụng
phân tích kỹ thuật chỉ cần tập trung vào giá-khối lượng, thông qua nhiều công cụ đo lường khác
nhau, là có thể thấy được các trạng thái tâm lý của thị trường. Chúng ta đều biết các chỉ số trong
PTKT (MACD, RSI, MFI, OBV, A/D,…) được xây dựng trên cơ sở các mối tương quan của giá
hoặc khối lượng. PTKT nhìn nhận cung và cầu cân bằng tại mức giá giao dịch và khối lượng
giao dịch.
Tại thị trường Việt Nam, trong nhiều trường hợp đã không phản ánh đầy đủ mối quan hệ
giữa cung và cầu: Khi cầu hoặc cung áp đảo, áp lực tăng giá hoặc giảm giá là rất lớn, biên độ
giao động hẹp làm cho các nhà đầu tư không thể tăng giá mua hoặc giảm giá bán nhiều hơn các
mức giá trần hoặc giá sàn. Điều này làm cho sức mạnh trong tâm lý của các nhà đầu tư bị kìm
nén, chúng gây nên tình trạng khan hiếm giả tạo khi mức giá chào mua/chào bán không đáp ứng
được kỳ vọng của những nhà đầu tư có kỳ vọng ngược lại, họ không giao dịch.
Với các đặc trưng này của thị trường, trong các trường hợp tranh mua/tranh bán, giá
chậm trễ trong việc phản ánh mối quan hệ cung-cầu. Thị trường cần trải qua một vài ngày giao
dịch để giá có thể phản ánh đầy đủ các hành động của thị trường. Giả định tiền đề của PTKT có
lẽ cần phải điều chỉnh lại để thích ứng với TTCK Việt Nam: Coi sự dịch chuyển giá là một quá
trình và không nên nhấn mạnh tính thời điểm, đặc biệt là khi thị trường tranh mua hoặc tranh
bán.
Khi thị trường tranh mua/tranh bán, dư cầu/dư cung với khối lượng lớn và áp đảo, một số
nhà đầu tư đặt các lệnh mua/bán nhưng không có ý định thực hiện các lệnh này nếu nó được thị
trường đáp ứng. Đây chính là cầu ảo/cung cảo. Mục đích của chúng là nhằm gây tâm lý hoài
nghi cho các nhà đầu tư khác. Chúng rất khó có thể tách biệt rõ ràng với cầu thực và cung thực
(nếu sự phân biệt là cần thiết cho việc phân tích). Vấn đề này có lẽ chỉ xuất hiện ở các thị trường
như Việt Nam
Thứ hai, ảnh hưởng từ sự chậm trễ của giá . Các chỉ số kỹ thuật vốn được xây dựng như
là các công cụ hỗ trợ cho việc đánh giá các xu hướng và mức độ biến động giá. Ở TTCK Việt
Nam, khi giá chậm trễ trong việc phản ánh các hành động của thị trường, các chỉ số kỹ thuật
cũng bị ảnh hưởng theo. Ảnh hưởng này thể hiện ở 2 vấn đề sau:
Vấn đề khối lượng giao dịch
Theo các tài liệu về PTKT, KLGD tăng sẽ củng cố cho xu hướng hiện tại. Giá tăng mạnh hoặc
giảm mạnh, do các nhà đầu tư hoạt động mạnh hơn (mua hoặc bán nhiều hơn), kéo theo KLGD
tăng lên. Ở Việt Nam, khi thị trường tăng mạnh hoặc giảm mạnh lại thường là thời điểm tranh
mua hoặc tranh bán, KLGD có xu hướng thu hẹp. Sau đó, khi KLGD tăng mạnh thường là thời
điểm phân phối (xả hàng hoặc gom hàng), chúng đặt ra nghi vấn cho sự tồn tại của xu hướng
trước đó , chưa cho thấy ý nghĩa của sự củng cố xu hướng.
Hậu quả của tình trạng này là các chỉ số kỹ thuật xây dựng dựa trên KLGD như On Balance
Volume, Money Flow Index, A/D line,… bị ảnh hưởng.
Sự ảnh hưởng của tính chậm trễ đến các chỉ số được xây dựng trên cơ sở của giá
Trên thực tế, các chỉ số PTKT được xây dựng dựa trên mối tương quan thuần tuý của giá
(không có sự kết hợp với KLGD) là rất nhiều: MACD, Momentum, MA, Stochatic Oscillator,…
Và sự chậm trễ phản ánh hành động của thị trường của giá tại TTCK VN ảnh hưởng trực tiếp đến
kết quả của các ptkt trên.
Như vậy, có thể thấy tính chất riêng có của TTCK Việt Nam: Thị trường có biên độ hẹp.
Chúng gây ảnh hưởng lớn đến khả năng phản ánh các hành động thị trường của giá chứng khoán.
Đặc biệt, trong các trường hợp tranh mua/tranh bán mạnh mẽ, giá cần trải qua nhiều phiên tăng
hoặc giảm mạnh để giúp cho cung và cầu cân bằng.
Khi giá chậm trễ, các chỉ số PTKT cũng bị ảnh hưởng. Nhà đầu tư nào sử dụng nhiều các
chỉ số này mà chưa quan tâm đúng mức đến các xu hướng vận động, trong nhiều trường hợp họ
sẽ không thấy hết những nguy cơ tiềm ẩn của thị trường.
Thứ ba ,sự chậm trễ quá mức của các chỉ số kỹ thuật. Các chỉ số kỹ thuật vốn được xây
dựng như là các công cụ hỗ trợ cho chiến lược giao dịch của nhà đầu tư. Chúng không phải là
chủ đề chính của phân tích kỹ thuật. Đặc biệt là các chỉ số kỹ thuật thường chậm hơn sự biến
động giá. Ở thị trường chứng khoán Việt Nam, khi giá không phản ánh hết các hành động của thị
trường, các chỉ số bị ảnh hưởng và còn tỏ ra chậm chạp hơn. Khi áp dụng ở Việt Nam các tín
hiệu bán (sell signal), tín hiệu mua (buy signal) mà nhiều nhà giao dịch thường thực hiện theo
phân tích kỹ thuật, trong một số trường hợp, đã là quá trễ để thực hiện mua/bán. Thị trường tranh
mua hoặc tranh bán và không còn cơ hội cho nhà đầu tư theo sau.
Thứ tư, sự áp dụng máy móc của người sử dụng ở Việt Nam. Do tính chất phân tích sự kỳ
vọng/thất vọng của nhà đầu tư trong ngắn hạn, phân tích kỹ thuật đòi hỏi phải hiểu rõ và áp dụng
hiệu quả các quy luật tâm lý, sử dụng nhiều công cụ để đo lường tâm lý và nhạy bén với thông
tin. Việc sử dụng phân tích kỹ thuật là một vấn đề phức tạp, đòi hỏi một quá trình nghiên cứu và
tích lũy kinh nghiệm. Thế nhưng, với nhiều người Việt Nam, việc sử dụng phân tích kỹ thuật
dường như là một câu chuyện hết sức đơn giản: sử dụng một phần mềm chuyên dụng; cập nhật
dữ liệu giá và khối lượng giao dịch; vẽ các chỉ số kỹ thuật; quan sát các tín hiệu mua (buy
signal), tín hiệu bán (sell signal). Nghi ngờ khi giá chứng khoán đi vào vùng mua quá mức
(overbought), bán quá mức (oversold)
48. 1.Phân tích các phương pháp xác định rủi ro tài chính
1. rủi ro
RR là khả năng xẩy ra những những điều không theo mong muốn và khi nó xẩy ra thì mang
lại những tổn thất. nó là sự biến động tiềm ẩn ở những kết quả.
Trong tài chính thì RR là khả năng xảy ra những kết quả đầu tư ngoài dự kiến, hay là làm
mức sinh lời thực tế nhận được trong tương lai khác với msl dự kiến
Trong đầu tư ck RR được phân thành hai loại là RR hệ thống và RR phi hệ thống
RR hệ thống ( RR thị trường ) : là loại RR tác động tới toàn bộ thị trường hoặc hầu hết các loại
CK. Chúng chịu tác động của điều kiện kinh tế nói chung như lạm phát, lãi suất…đây là các yếu
tố nằm ngoài công ty không thể kiểm soát được và loại rr này không thể loại trừ bằng phương
pháp đa dạng hoá danh mục đầu tư
a. RR lãi suất là sự biến động của mức sinh lời do những thay đổi lãi suất trên thị trường
-
Các nhà đầu tư coi tín phiếu kho bạc là ck không có rủi ro do đó lãi suất của chúng dùng
làm chuẩn mực cho các lãi suất trái phiếu của các cty
-
Quan hệ lãi suất với giá trái phiếu và cổ phiếu ưu đãi là quan hệ tỷ lệ nghịch
-
Quan hệ lãi suất với giá cổ phiếu thường là gián tiếp và luôn thay đối do luồng tiền thu
nhập từ cổ phiếu thường thay đổi theo lãi suất nhưng khó có thể xác định đc là thay đổi
cùng chiều hay ngược chiều
b. RR thị trường là sự thay đổi mức sinh lời do sự đánh giá và ra quyết định của các nhà
đầu tư trên thị trường
-
khi phản ứng của các nhà đầu tư khác nhau về từng loại hoặc từng nhóm cổ phiếu có thể
làm gía ck dao động mạnh dù thu nhập công ty không thay đổi
-
các nhà đtư thường mua ck dựa vào 2 nhóm sự kiệ là :
+ Sự kiện hữu hình như kinh tế, chính trị, xã hội..
+ Sự kiện vô hình do nhóm yếu tố tâm lý của thị trường
c. rủi ro sức mua là do tác động của lạm phát đối với khoản đầu tư. Lạm phát thay đổi làm
thay đổi lãi suất danh nghĩa từ đó dẫn tới giá ck thay đổi
d. rủi ro tỷ giá là do tác động của tỷ giá hối đoái đối với khoản đầu tư. Khi nhà đầu tư tin
rằng đồng nội tệ bị giảm trong tương lai thì nhà đầu tư sẽ không đầu tư vào ck hoặc đầu
tư vào một tsản ngoại tệ dẫn tới giá ck giảm
RR phi hệ thống là rr chỉ tác động tới 1 ck hoặc một nhóm ck nhỏ trong các ck.nguyên nhân là
do yếu tố nội tạng của công ty và chúng có thể kiểm soát được.
a. RR kinh doanh là rr do sự thay đổi bất lợi tình hình cung hàng hoá, dịch vụ của dn hay
môi trường kinh doanh
b. rr tài chính là rr về khả năng thanh toán cổ tức, trái tức và hoàn vốn của người sở hữu ck.
Rr này liên quan tới mất cân đối doanh thu, chi phí và các khoản nợ của dn
c. RR về quản lý là rr do tác động quyết định của nhà đầu tư
2. phương pháp xác định rủi ro
có hai phương pháp xác định RR
phương pháp 1 Độ dao dông
Công thức tính phương sai là:
n
( ) ∑
Phương sai σ 2 =
(Xác xuất)(Biến thu nhập – Thu nhập kì vọng)2
i =1
n
∑
=
(Pi)[Ri – E(Ri)]2
i =1
Phương sai
Phương sai của tỷ lệ thu nhập kì vọng càng lớn thì sự phân tán của thu nhập kì vọng càng lớn và
rủi ro của khoản đầu tư cũng lớn. Phương sai của ví dụ đầu tiên là:
n
σ2 =
∑
(Pi)[Ri – E(Ri)]2
i =1
Độ lệch chuẩn
Độ lệch chuẩn là căn bậc hai của phương sai:
σ =
n
∑ P [R
i =1
i
i
− E ( Ri )] 2
Đo lường rủi ro tương đối Trong vài trường hợp, phương sai và độ lệch chuẩn không
thích hợp có thể dẫn tới sai lầm. Nếu những điều kiện là không giống nhau - ví dụ có vài điểm
khác biệt lớn về tỷ lệ thu nhập kì vọng - thì chúng ta cần phải sử dụng công cụ biến thiên tương
đối (relative variability) để biểu thị rủi ro trên từng đơn vị của thu nhập kì vọng. Một hệ số được
sử dụng rộng rãi là hệ số biến thiên (coefficient of Variation):
Độ lệch chuẩn của biến thu nhập
CV =
σ
i
= ----------
Tỷ lệ thu nhập kì vọng
E(R)
Tính toán hệ số biến thiên tương đối và rủi ro được các nhà phân tích tài chính sử dụng
để so sánh các khoản đầu tư với các tỷ lệ thu nhập, độ lệch chuẩn khác nhau. Ví dụ, ta xem xét
hai khoản đầu tư sau đây:
Khoản A
Khoản B
Thu nhập kì vọng (kì vọng toán)
0.07
0.12
Độ lệch chuẩn
0.05
0.07
So sánh đơn thuần về rủi ro, B có vẻ như rủi ro hơn bởi vì nó có độ lệch chuẩn cao hơn của A, 7
% với 5 % của khoản đầu tư A. Tuy nhiên hệ số biến thiên cho thấy B có ít rủi ro tính trên đơn vị
thu nhập hơn:
CVA = 0.05/0.07 = 0.714
CVB = 0.07/0.12 = 0.583
Phương pháp 2 sử dụng beta
Mô hình CAPM
E(RJ)=RF + BETA(E(RM) – RF)
•
Beta = Cov(Ri,Rm)/Var(Rm)
49. 2.Trình bày khái niệm, phương pháp xác định thu nhập của tài sản tài chính
•
Mức 1sinh lời tuyệt đối hay lợi nhuận dự kiến trong đầu tư ck là chênh lệch giữa kết
quả thu được sau một khoảng thời gian đầu tư vào ck với phần gốc mà nhà đầu tư bỏ
ra
Tổng mức sinh lời = thu nhập từ ck ( cổ tức or trái tức ) + lãi ( lỗ) về vốn
•
Mức sinh lời tương đối nó phản ánh nhà đầu tư sẽ nhận được bao nhiêu lãi từ một đơn
vị vốn đầu tư ban đầu
1
MSLtương đối = ( mức thay đổi giá CP + lãi cổ phần )/ giá CP
Rt = { ( Pt –Pt-1 ) +Dt}/Pt-1
•
Mức sinh lời trong một khoảng thời gian
giả định năm 1 MSL đầu tư và 1 ck là R 1 , năm thứ 2 là R2 ….. và giả định toàn bộ thu nhập
được tái đầu tư và cũng thu được MSL tương đương khoản vốn gốc thì trong khoảng thời
gian năm t tổng MSL là
Rt= ( 1 + R1)(1 + R2)…..(1 + Rn) -1
MSL bình quân luỹ kế hàng năm sẽ là :
Rbq =
•
MSL năm
để so sanh msl giữa các tsản khác nhau về thời gian đáo hạn người ta thường sử dụng msl
năm. Tài sản có msl là Rm trong m tháng thì msl năm (Rn) là :
Rn=(1 + Rm)12/m -1
•
MSL thực tế và MSL danh nghĩa
R= r +h
Trong đó - R là MSL danh nghĩa
- r là MSL thực tế
- h là lạm phát
•
MSL bình quân cho biết trong một khoảng thời gian nhất định nhà đầu tư thu được
msl một năm là bao nhiêu từ đó sẽ quyết định các khoản đầu tư tương lai
R1, R2 , …. Là MSL trong từng năm trong thời gian t ta có MSL bq ( R)
(R) = ( R1 + R2 + ….+ Rt )/t