1. Trang chủ >
  2. Luận Văn - Báo Cáo >
  3. Kinh tế - Quản lý >

2 Đánh giá thực trạng công tác lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hàng năm huyện Hòa An giai đoạn 2011 – 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (564.31 KB, 88 trang )


Chuyên đề thực tập



24



GVHD: PGS.TS. Vũ Cương



chính KH là đơn vị trực tiếp chịu trách nhiệm tổng hợp, soạn lập KH phát triển

KTXH hàng năm. Phó phòng TCKH là trưởng nhóm nòng cốt, là người trực tiếp

tiếp phân công, đôn đốc các thành viên trong nhóm thực hiện công việc được giao,

tổng hợp bản KH phát triển KTXH hàng năm. Đồng thời cũng là người trực tiếp tổ

chức các buổi tham vấn ý kiến các bên liên quan. Các thành viên đến từ các phòng

ban chức năng sẽ trực tiếp phụ trách lĩnh vực chuyên môn của phòng ban họ dưới

sự hỗ trợ của một thành viên trong phòng TCKH. Ví dụ, thành viên đến từ phòng

nông nghiệp sẽ cùng một thành viên của phòng TCKH phụ trách về lĩnh vực kinh tế

nông nghiệp và phát triển nông thôn. Mỗi nhóm nhỏ phụ trách các lĩnh vực sẽ thực

hiện từng bước theo từng nội dung của quy trình kỹ thuật lập KH. Đồng thời cũng

tham gia các buổi thảo luận, tham vấn lấy ý kiến của các bên liên quan khác về lĩnh

vực của mình cũng như nêu ý kiến đóng góp chung cho các lĩnh vực khác. Sau mỗi

nội dung sẽ có các cuộc họp tổng hợp, thống nhất, đánh giá lựa chọn và xác định

phương hướng cho các nội dung tiếp theo.

Hình 2.1: Sơ đồ bộ máy lập KH phát triển KTXH huyện Hòa An

Phòng nông nghiệp



Phòng

Chủ tịch UBND huyện



Phòng Kinh tế



LĐ-TB-XH



Phòng Thống kê



Phòng Tài chính Kế hoạch

Phòng Nội vụ



Trung tâm

Dân số-KHHGĐ



Phòng GD-ĐT

Bộ phận

Phòng Tài Nguyên - Môi

Trường



Kế hoạch – đầu tư



Một số đơn vị liên

quan khác



Nguồn: Tổng hợp từ phòng Tài chính Kế hoạch huyện Hòa An

Nhóm các bên liên quan khác là một số phòng ban và đại diện của các tổ chức

đoàn thể. Vai trò chủ yếu của họ là cung cấp thông tin, tham gia các bổi tham vấn ý



SV: Hoàng Thị Liên



Lớp: Kế Hoạch 54 B



Chuyên đề thực tập



25



GVHD: PGS.TS. Vũ Cương



kiến. Một số phòng ban liên quan: phòng tài nguyên – môi trường, phòng giáo dụcđào tạo, phòng kinh tế, phòng nội vụ, phòng nông nghiệp, phòng thống kê, trung

tâm dân số và kế hoạch hóa gia đình cùng một số cơ quan liên quan khác sẽ có

nhiệm vụ cung cấp các số liệu thống kê, các chỉ tiêu kế hoạch hay các ý kiến đóng

góp trong lĩnh vực phụ trách của từng bộ phận cho bộ phận kế hoạch đầu tư để

phục vụ công tác soạn lập kế hoạch khi được yêu cầu. Ngoài ra, còn có các tổ chức

đoàn thể như đại diện Đoàn thanh niên huyện, đại diện Hội phụ nữ... tham gia đóng

góp ý kiến.

Tóm lại, bộ máy lập KH phát triển KTXH hàng năm huyện Hòa An được tổ

chức chặt chẽ, có hệ thống. Tuy nhiên, trong bộ máy tổ chức này chưa có vị trí của

các đại diện của các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn cũng như là người đại

diện của người dân trong huyện.

2.2.2 Quy trình lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hàng năm ở Hòa An

Quy trình lập KH phát triển KTXH huyện Hòa An được thực hiện theo sự

chỉ đạo của sở KH-ĐT và dưới sự chỉ đạo trực tiếp của chủ tịch UBND huyện.

Huyện Hòa An đã thực hiện quy trình lập KH “2 xuống – 1 lên” như sau:

Bước 1 – Xuống lần 1: Cuối tháng 5, Sở KH-ĐT tỉnh Cao Bằng nhận được

sự hướng dẫn xây dựng KH năm sau từ bộ KH-ĐT. Dựa trên cở sở hướng dẫn và

chỉ đạo đó, Sở KH&ĐT và sở Tài chính tham mưu cho UBND tỉnh ra.chỉ thị xây

dựng KH phát triển KTXH và dự toán ngân sách cấp tỉnh. Đồng thời, Sở KH-ĐT

soạn thảo khung hướng dẫn xây dựng.KH phát triển KTXH để gửi các ngành và các

huyện, thị trong tỉnh. Cuối tháng 6, Sở KH-ĐT tổ chức Hội nghị xây dựng KH có

sự tham gia của lãnh đạo UBND tỉnh, các sở, ngành, huyện và lãnh đạo các phòng

TCKH huyện để.cung cấp các thông tin cơ bản về.tình hình phát triển KTXH 6

tháng đầu năm, dự kiến cả nước và định hướng KH cho năm tới về các vấn đề: tăng

trưởng, chuyển dịch.cơ cấu, trọng tâm đầu tư và các vấn đề cấp bách cần ưu tiên

giải quyết..... Bên cạnh đó, sở KH-ĐT cũng giao KH sơ bộ và hướng dẫn xây dựng

KH phát triển KTXH cho các ngành và huyện, thị.

Sau khi nhận được sự hướng dẫn từ sở KH-ĐT, Hòa An bắt đầu thực hiện

công tác lập KH. Lập kế hoạch phát triển của huyện Hòa An được thực hiện trình tự

như hình 2.1. Quy trình này gồm có 5 nội dung : (1) Khởi động; (2) phân tích tiềm

năng, thực trạng phát triển; (3) xây dựng các mục tiêu, chỉ tiêu và chỉ số; (4) xây

dựng các phương án KH; (5) lập KH hành động và tổ chức thực hiện.



SV: Hoàng Thị Liên



Lớp: Kế Hoạch 54 B



Chuyên đề thực tập



26



GVHD: PGS.TS. Vũ Cương



Hình 2.2: Quy trình lập KH phát triển KTXH hàng năm của huyện Hòa An

Khởi động



Phân tích tiềm năng , thực trạng phát

triển



Xác định mục tiêu, chỉ tiêu, chỉ số



NL không đảm bảo, điều

chỉnh mục tiêu



Xây dựng phương án KH



Cân đối nguồn lực (NL)



Lập KH hành động và tổ chức thực hiện



Đảm bảo Nguồn lực



Nguồn: Phòng Tài chính- kế hoạch Huyện Hòa An

Bộ máy lập KH sẽ khởi động công tác lập KH dưới sự chỉ đạo trực tiếp của

chủ tịch UBND huyện Hòa An. Bộ phận kế hoạch và đầu tư của phòng tài chính kế

hoạch sẽ trực tiếp thực hiện công tác lập KH. Bộ phận kế hoạch và đầu tư sẽ.đưa ra

bản hướng dẫn lập KH cấp xã và triển.khai hướng dẫn cho các xã trên địa bàn

huyện lập công tác KH. Đồng thời khi đó, bộ phận lập KH sẽ tiến hành lập KH phát

triển KTXH năm sau của huyện. Các cán bộ lập KH sẽ triển khai phân tích thực

trạng phát triển của địa phương hiện tại và.phân tích tiềm năng của địa phương

trong kỳ KH và đưa ra các mục tiêu chính cho KH phát triển KTXH năm KH.

Trong quá trình các xã lập công tác KH, một bộ phận cán bộ lập KH sẽ theo sát

hướng dẫn, tham gia lấy ý kiến người dân ở một số thôn, bản, thị trấn.

Bước 2 – lên lần 1: Thông thường trước ngày 25 tháng 6, cấp xã sẽ trình bản

dự thảo KH phát triển KTXH lên cấp huyện. Từ các bản dự thảo.KH phát triển

KTXH cấp xã của các xã, bộ phận lập KH của cấp huyện sẽ tổng hợp, cân đối các

mục tiêu chính đã.xác định trước đó và đưa ra các mục tiêu cụ thể, xây dựng các chỉ



SV: Hoàng Thị Liên



Lớp: Kế Hoạch 54 B



Chuyên đề thực tập



27



GVHD: PGS.TS. Vũ Cương



tiêu. Dự trên các mục tiêu, chỉ tiêu đó, bộ phận lập KH sẽ xây dựng các.phương án

KH có các giải pháp. Sau đó, hoàn thiện dự thảo bản KH phát triển KTXH huyện

của kỳ KH. Sau đó bản KH này sẽ được HĐND huyện thông qua và trình lên cấp

tỉnh.

Ở cấp tỉnh, Sở KH-ĐT sẽ tổng hợp các bản KH của các huyện và các sở,

ngành để xây dựng KH.phát triển KTXH tỉnh. Sở KH-ĐT sẽ phối hợp cùng với sở

Tài chính tổng hợp và xây dựng phươnng án KH chung của tỉnh. Sau đó báo cáo

UBND tỉnh và thường vụ Tỉnh ủy để xin ý kiến góp ý chỉnh sửa, Sở KH-ĐT điều

chỉnh, hoàn thiện bản KH.chung cho tỉnh. Cuối tháng 7 đầu tháng 8 hàng năm, Sở

KH-ĐT và sở Tài chính trực tiếp báo.cáo KH của tỉnh với Bộ KH-ĐT và Bộ Tài

chính, đăng ký ngày để bảo vệ KH phát.triển KTXH và KH ngân sách của mình với

Trung ương.

Bước 3 – xuống lần 2: Trước tháng 12, Chính phủ và.Bộ KH-ĐT giao con số

KH chính thức về tỉnh. Trên cơ sở đó, tỉnh hoàn thiện bản.KH phát triển KTXH

năm KH. Sau khi trình lên được UBND tỉnh chỉnh sửa và thường vụ Tỉnh ủy xem

xét, HĐND tỉnh thông qua và giao.các chỉ tiêu chính thức về cho các huyện. Đến

trước ngày 10/12 hàng năm, Phòng tài chính kế hoạch sẽ nhận được bản KH phát

triển kinh tế xã hội hàng năm cấp tỉnh. Theo bản KH.phát triển KTXH cấp tỉnh, bộ

phận lập KH sẽ.cân đối các mục tiêu, chỉ tiêu với nguồn lực. Sau đó tiến hành chỉnh

sửa và bổ sung các mục tiêu, chỉ tiêu và các giải pháp.sao cho phù hợp với các mục

tiêu được giao từ.bản KH phát triển cấp tỉnh và nguồn ngân sách mà cấp tỉnh phê

duyệt cho huyện Hòa An. Đẩy nhanh công tác hoàn thiện bản KH trước ngày 20/12.

Bản KH hoàn thiện sẽ được trình.lên HĐND huyện để họp, thông qua bản KH và

dự toán NS cho các xã. Đồng thời, UBND huyện cũng phê duyệt KH và ngân sách

năm KH cho cấp xã. Bản KH cấp huyện được thông qua sẽ đưa một số chỉ tiêu cho

cấp xã và cấp xã nhận bản KH cấp xã đó đã được phê duyệt.

Về quy trình hành chính, huyện Hòa An đã thực hiện đúng theo quy trình

gồm 2 bước xuống, 1 bước lên. Tuy nhiên, quy trình này khiến cho bộ máy lập KH

gặp phải nhiều khó khăn. Đặc biệt là trong một giới hạn thời gian bó buộc nhất định

mà phải thực hiện nhiều công việc. Theo quy trình trên, thường chỉ trong khoảng

thời gian 1 đến 2 tháng (tháng 6,7), bộ phận lập KH phải xây dựng được bản thảo

để trình lên cấp tỉnh và phải trực tiếp hướng dẫn chỉ đạo công tác lập KH cấp xã.

Mỗi nội dung trong lập KH phát triển cấp huyện cũng bị giới hạn về mặt thời gian



SV: Hoàng Thị Liên



Lớp: Kế Hoạch 54 B



Chuyên đề thực tập



28



GVHD: PGS.TS. Vũ Cương



để hoàn thành đúng tiến độ nên có thể dẫn đến việc không thể đánh giá cặn kẽ mọi

vấn đề. Trong khi đó, Hòa An chưa chủ động trong việc thực hiện nội dung đánh

giá tiềm năng và phân tích thực trạng phát triển. Nội dung này mang tính cập nhật,

có thể được thu thập và đánh giá hàng tháng, hàng quý chứ không nhất thiết phải

khi có khởi động công tác lập KH mới thực hiện nội dung này.

Khi so sánh với quy trình lập KH phát triển KTXH hàng năm trong nền kinh

tế thị trường, quy trình kỹ thuật ở Hòa An vẫn còn thiếu các bước đánh giá chặt chẽ

các phương án kế hoạch với nguồn lực hiện có địa phương và bước cuối cùng, đó là

bước lập KH theo dõi đánh giá. Như đã nói ở trên, sau khi có chỉ thị về công tác lập

KH từ cấp tỉnh, Hòa An sẽ lên KH triển khai công tác lập KH. Các bên liên quan sẽ

được yêu cầu cung cấp những số liệu, thông tin và những chỉ tiêu trong từng lĩnh

vực của phòng ban liên quan. Các cán bộ lập KH sẽ bắt đầu thu thập, xử lý số liệu

và phân tích tình hình phát triển kinh tế xã hội, đánh giá tình hình thực hiện KH 6

tháng đầu năm và dự báo kết quả thực hiện kế hoạch 6 tháng cuối năm. Từ đó rút ra

được những điểm mạnh và điểm yếu của địa phương. Đồng thời đánh giá các tiềm

năng mà huyện có khả năng tận dụng để phát triển kinh tế xã hội. Tuy nhiên, ở bước

này, các cán bộ KH thường chỉ dựa vào các số liệu được cung cấp từ phòng thống

kê hay từ các phòng ban chuyên môn cung cấp, do vậy các số liệu này có thể không

thực sự chính xác làm cho nhận định hay đánh giá của các nhà KH không sát với

thực tế. Bên cạnh đó, công tác đánh giá tiềm năng phát triển chưa được chú trọng,

mang tính liệt kê và không có sự khác biệt giữa các năm KH. Công tác phân tích

tiềm năng đánh giá thực trạng này bị giới hạn trong khuôn khổ thời gian nhất định

nên đây cũng là một hạn chế. Từ sự phân tích đánh giá ở trên cùng với sự tổng hợp

từ các bản thảo KH cấp xã, các cán bộ KH sẽ đưa ra các mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể

cho từng lĩnh vực từ đó xây dựng các phương án kế hoạch. Trong 2 bước đánh giá

phân tích tiềm năng, thực trạng phát triển và xác định mục tiêu, chỉ tiêu và chỉ số,

Hòa An chủ yếu do cán bộ KH thực hiện, sự tham gia của các bên liên quan rất hạn

chế. Vì thế nên một số các đánh giá chưa được khách quan và các mục tiêu, chỉ tiêu

mang tính chủ quan của người lập. Khi xây dựng các phương án KH, Hòa An đã

dựa trên các mục tiêu, chỉ tiêu và xem xét các nguồn lực hiện có, nhưng việc gắn

các phương án KH với nguồn lực hiện có chưa thực sự chặt chẽ. Hòa An đã thiếu

các “hội nghị bàn tròn” để đánh giá xem xét các mục tiêu, chỉ tiêu và các phương án

KH với nguồn lực của địa phương. Sự cân đối với nguồn lực chủ yếu dựa vào tính



SV: Hoàng Thị Liên



Lớp: Kế Hoạch 54 B



Chuyên đề thực tập



29



GVHD: PGS.TS. Vũ Cương



chủ quan của người lập KH và mang nặng tính hình thức. Sau khi xác định phương

án KH, Hòa An bắt đầu lập KH hành động và tổ chức thực hiện KH. Bước lập KH

theo dõi đánh giá đã không được thực hiện trong quá trình lập KH này. Đó là một

nhược điểm rất lớn.

Tóm lại, quy trình lập KH phát triển KTXH hàng năm của Hòa An đã tuân

thủ về mặt thời gian thực hiện. Tuy nhiên, Hòa An có sự phụ thuộc vào quy trình

hành chính, chưa có sự chủ động, linh hoạt thực hiện các nội dung trong lập KH

huyện mình. Do vậy, nảy sinh ra vấn đề áp lực về mặt thời gian trong quá trình

soạn lập KH. Về mặt nội dung, quy trình lập KH chưa có sự gắn kết chặt chẽ và

thiếu một số bước. Cụ thể như thiếu sự tham vấn của các bên liên quan trong công

tác đánh giá tiềm năng và thực trạng phát triển, thiếu “hội nghị bàn tròn” thảo

luận đánh giá các mục tiêu, chỉ tiêu và các phương án KH nhằm cân đối với nguồn

lực; thiếu bước lập KH theo dõi đánh giá. Bước phân tích đánh giá tiềm năng và

thực trạng chỉ được thực hiện khi đã khởi động công tác lập KH khi đó bị bó hẹp về

mặt thời gian nên không tạo nên được tính chủ động trong việc đánh giá. Quy trình

lập KH đã có bước cân đối với các nguồn lực của địa phương song nó còn mang

tính chủ quan, mang tính chất thủ tục. Do vậy, bản KH thiếu sự gắn kết với nguồn

lực và tính khả thi vẫn thấp.

2.2.3 Phương pháp và công cụ lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hàng năm

ở huyện Hòa An

2.2.3.1.



Phương pháp, công cụ phân tích tiềm năng và thực trạng



Phương pháp và công cụ phân tích tiềm năng và thực trạng trong lập KH của

Hòa An chủ yếu là dựa trên các thông tin, số liệu thu thập có sẵn. Hòa An thường so

sánh số liệu theo chuỗi thời gian và so sánh với các mục tiêu của kỳ KH trước để

đưa ra các đánh giá. Tuy nhiên, việc đánh giá chỉ mang tính chất liệt kê các kết quả

đạt được. Các phương pháp áp dụng còn đơn giản, chưa mang tính khoa học cao, so

sánh cũng chỉ thực hiện so sánh trong nội tại của địa phương, thiếu sự so sánh chéo

sự phát triển với các địa phương khác hay bình quân của cả tỉnh. Khi phân tích tiềm

năng phát triển, các cán bộ KH thường chỉ liệt kê những tiềm năng sẵn có và phần

phân tích này thường giống nhau giữa các bản KH qua các năm. Các tiềm năng mới

phát sinh không được nêu lên là cơ hội phát triển cho huyện trong kỳ KH. Ví dụ

như năm 2014, tuyến đường Hồ Chí Minh chạy qua địa bàn nối TP Cao Bằng với di

tích lịch sử Hang Pác Bó được hoàn thành đã tạo điều kiện thuận lợi cho vận tải



SV: Hoàng Thị Liên



Lớp: Kế Hoạch 54 B



Chuyên đề thực tập



30



GVHD: PGS.TS. Vũ Cương



phát triển, việc lưu thông hàng hóa dễ dàng..... Nhưng trong khi lập KH năm 2015,

các cán bộ lập KH đã không đánh giá được các cơ hội do việc hoàn thành tuyến

đường này mang lại. Công tác đánh giá tiềm năng phát triển cũng không có công tác

dự báo phát triển kinh tế trong năm KH. Do vậy, bước phân tích đánh giá thực trạng

và tiềm năng này sẽ thiếu đi những điểm mạnh và cơ hội cần tận dụng phát triển và

cũng thiếu những hạn chế và không lường trước được những thách thức. Vậy, trong

khâu phân tích tiềm năng và thực trạng của địa phương, Hòa An chưa ứng dụng

được phương pháp phân tích ma trận SWOT - một công cụ khoa học trong phân

tích. Đây là công cụ có thể đưa cho người lập kế hoạch cái nhìn đầy đủ nhất và các

căn cứ chính xác để xác định các phương án kế hoạch phù hợp.

2.2.3.2.



Phương pháp công cụ xây dựng các mục tiêu, chỉ tiêu.



Công tác xây dựng các mục tiêu, chỉ tiêu cho KH hàng năm ở Huyện Hòa An

đã được chú trọng. Khi xây dựng các mục tiêu chỉ tiêu, Hòa An đã có sự đánh giá

để lựa chọn các vấn đề then chốt, các vấn đề ưu tiên để có các mục tiêu cụ thể. Các

vấn đề được phát hiện trong khi phân tích, đánh giá thực trạng, tiềm năng đã được

lựa chọn để ưu tiên trong kỳ KH kế tiếp. Đồng thời, các mục tiêu đã có sự xem xét,

đánh giá gắn với nguồn lực. Tuy nhiên, việc đánh giá và lựa chọn các vấn đề then

chốt, đưa ra mục tiêu chưa có sự logic chặt chẽ. Các nhà KH sẽ là người nhận định

và lựa chọn các các vấn đề then chốt, không có sự tham vấn hay đánh giá từ các bên

liên quan nên nhiều vấn đề được lựa chọn phụ thuộc vào quan điểm thận thức của

nhà KH do đó thiếu đi sự chính xác. Các mục tiêu đưa ra có sự đan xen nhau và

không thể hiện rõ cấp mục tiêu. Ví dụ như trong nông nghiệp, mục tiêu thứ nhất :

“nâng cao năng suất cây lương thực” và mục tiêu thứ hai: “cải tiến, phát triển nhiều

loại giống cây lương thực phù hợp với môi trường tự nhiên của địa phương”. Đó

không phải 2 mục tiêu ngang bằng (cùng cấp) mà mục tiêu thứ 2 là một trong những

điều kiện để đạt được mục tiêu thứ nhất.... Trong phương pháp xây dựng mục tiêu,

chỉ tiêu, phương pháp khung logic chưa được ứng dụng và chưa sử dụng tối đa các

công cụ như cây vấn đề, cây mục tiêu.... Điều đó làm cho các mục tiêu của bản KH

hàng năm của huyện mang tính khuôn mẫu, các chỉ tiêu cho các mục tiêu hầu hết

chỉ thay đổi qua các con số, không thể hiện được đâu mà mục tiêu then chốt. Vấn đề

chưa sử dụng triệt để cây mục tiêu làm cho các mục tiêu trong bản KH có sự dàn

trải, không có sự phân cấp rõ ràng.



SV: Hoàng Thị Liên



Lớp: Kế Hoạch 54 B



Chuyên đề thực tập



31



GVHD: PGS.TS. Vũ Cương



2.2.4 Nội dung bản kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hàng năm ở Hòa An

Bản KH phát triển KTXH hàng năm của huyện Hòa An bao gồm các phần cơ

bản sau: (1) Đánh giá tình hình KTXH 6 tháng đầu năm KH X và dự báo khả năng

thực hiện KH phát triển KTXH năm X; (2) Kế hoạch phát triển KTXH năm X+1 ;

(3) Phụ lục với các bảng chỉ tiêu.

Phần thứ nhất trong nội dung của bản KH là đánh giá tình hình phát triển

KTXH 6 tháng đầu năm X và dự báo khả năng thực hiện KH năm X. Phần này nêu

rõ tình hình phát triển KTXH năm X trên một số các lĩnh vực như Sản xuất nông

lâm nghiệp – Phát triển nông thôn; tài nguyên môi trường giải phóng mặt bằng;

Công thương – xây dựng cơ bản; Tài chính-ngân hàng-kho bạc; công tác dân tộc;

văn hóa thông tin... bằng cách so sánh kết quả đã đạt được với chỉ tiêu kế hoạch đề

ra. Sau đó dựa trên tình hình phát triển 6 tháng đầu năm, sẽ dự báo tình hình thực

hiện kế hoạch năm X trên các lĩnh vực đã đánh giá ở trên đồng thời đưa ra một số

nhiệm vụ trọng tâm trong 6 tháng cuối năm nhằm đảm bảo hoàn thành được mục

tiêu kế hoạch đã đề ra. Trong phần này, huyện đã chưa đánh giá tiềm năng phát

triển, chưa dự báo được tình hình phát triển KTXH năm X+1. Phần thứ hai là kế

hoạch phát triển KTXH năm X+1. Trong phần này, các mục tiêu, nhiệm vụ và chỉ

tiêu được nêu ra mang tính khuôn mẫu. Hệ thống các chỉ tiêu mang tính hiện vật và

mang tính liệt kê. Ví dụ như một số chỉ tiêu chủ yếu năm 2016 như sau:



SV: Hoàng Thị Liên



Lớp: Kế Hoạch 54 B



Chuyên đề thực tập



32



GVHD: PGS.TS. Vũ Cương



Hộp 2.1: Một số chỉ tiêu chủ yếu huyện Hòa An năm 2016

Một số chỉ tiêu chủ yếu năm 2016 huyện Hòa An:

Về kinh tế:

-



Thu nhập bình quần đầu người 19 triệu đồng/ người/ năm



-



Giá trị sản xuất nông nghiệp 53 triệu đồng/ha



-



Tổng sản lượng lương thực có hạt 29.207 tấn



-



Sản lượng thuốc lá 4.200 tấn



-



Sản lượng đỗ tương 140 tấn



-



Sản lượng lạc 35 tấn



-



Tổng đàn trâu 11.080 con



-



Giá trị sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp 13 tỷ đồng



-



Thu ngân sách trên địa bàn 110 tỷ đồng



-



....

Về xã hôi:



-



Giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 4,19%



-



Có 10,5 bác sỹ/1 vạn dân, duy trì trạm y tế xã có bác sĩ 21/21 xã



-



Giảm tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng xuống dưới 13%



-



....

Về môi trường:



-



Tỷ lệ dân số thị trấn sử dụng nước sạch 100% và dân số nông thôn sử dụng

nước hợp vệ sinh 87%



-



Giữ độ che phủ rừng đạt 52%

Nguồn: bản KH phát triển KTXH năm 2016 huyện Hòa An



Các chỉ tiêu như trên được đưa ra hàng năm và chỉ thay đổi các con số, nó làm cho

các chỉ tiêu này cứng nhắc. Ngoài ra, phần này còn nêu lên các nhiệm vụ, định

hướng phát triển ngành và lĩnh vực. Mỗi ngành sẽ có định hướng phát triển nhất

định. Vì dụ như trong phát triển nông nghiệp, Trồng trọt sẽ có định hướng là “phát

triển theo hướng sản xuất hàng hóa trên cơ sở kết hợp mô hình trang trại quy mô

vừa và nhỏ với kinh tế hộ gia đình....” Mỗi ngành, mỗi lĩnh vực đều có những định



SV: Hoàng Thị Liên



Lớp: Kế Hoạch 54 B



Chuyên đề thực tập



33



GVHD: PGS.TS. Vũ Cương



hướng, nhiệm vụ, mục tiêu riêng biệt nhưng các mục tiêu, nhiệm vụ này không gắn

với các giải pháp thực hiện mà chỉ có một số kiến nghị với cấp tỉnh.

Bảng 2.1 : Kết cấu nội dung bản KH phát triển KTXH hàng năm

huyện Hòa An

Đánh giá tình hình KTXH 6 tháng đầu năm KH X và dự báo khả

năng thực hiện KH phát triển KTXH năm X

1. Về tình hình kinh tế xã hội 6 tháng đầu năm X



Phần A



2. Dự báo khả năng thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã

hội năm X

3. Một số nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm X

Kế hoạch phát triển KTXH năm X+1

1. Mục tiêu, nhiệm vụ và các chỉ tiêu chủ yếu của kế hoạch

phát triển kinh tế xã hội năm X+1



Phần B



2. Nhiệm vụ, định hướng phát triển ngành và lĩnh vực

Phụ Lục



3. Kiến nghị, đề xuất với tỉnh

Các bảng chỉ tiêu

Nguồn: Phòng tài chính - kế hoạch huyện Hòa An



Nhìn chung, khi so sánh nội dung của bản KH phát triển KTXH hàng năm

Huyện Hòa An (bảng 2.1) với nội dung bản KH phát triển KTXH hàng năm cấp

huyện trong nền kinh tế thị trường (bảng 1.2), ta thấy rằng, nội dung của bản KH

của huyện Hòa An đã có những nội dung chính: đánh giá tình hình phát triển

KTXH, xây dựng các mục tiêu, chỉ tiêu và các kiến nghị với cấp trên. Các nội dung

đó đúng nhưng chưa đầy đủ và chưa có sự gắn kết chặt chẽ với nhau. Nội dung

đánh giá thực trạng vẫn còn riêng rẽ, mang tính liệt kê các kết quả đạt được. Bản

KH đó vẫn còn thiếu một số nội dung như dự báo tình hình KTXH của huyện năm

KH X+1, các giải pháp thực hiện cho từng mục tiêu và chỉ tiêu cụ thể hay KH theo

dõi đánh giá.... Hơn nữa, yếu tố logic trong bản KH này chưa cao, không phản ánh

được tổng quan về tình hình KTXH và dự báo sự phát triển KTXH năm tới để xác

định được những điểm mạnh điểm yếu của chính địa phương hay các cơ hội và

thách thức mà địa phương sẽ gặp phải trong năm KH tới nhằm làm căn cứ cho các

mục tiêu chỉ tiêu đề ra. Các mục tiêu, chỉ tiêu trong bản KH không được gắn với các



SV: Hoàng Thị Liên



Lớp: Kế Hoạch 54 B



Chuyên đề thực tập



34



GVHD: PGS.TS. Vũ Cương



giải pháp cụ thể sẽ là cho bản KH thiếu đi sự logic và khó xác định được các mục

tiêu, chỉ tiêu này sẽ được thực hiện như thế nào khi thực hiện.



2.3 Tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hàng năm

huyện Hòa An giai đoạn 2011 – 2015

2.3.1 Tăng trưởng kinh tế hàng năm đạt mục tiêu kế hoạch và duy trì ổn định

Trong bối cảnh nền kinh tế trong nước đang hội nhập sâu rộng, thị trường

cạnh tranh ngày càng khốc liệt thì phát triển hàng hóa dựa vào lợi thế cạnh tranh

của địa phương trở thành một mấu chốt để phát triển kinh tế huyện. Việc thay đổi

nhận thức của người dân, chuyển đổi từ.hướng sản xuất tự cung tự cấp sang sản

xuất hàng hóa gắn với nhu cầu thị trường.sẽ góp phần vào phát triển kinh tế, nâng

cao được đời sống nhân dân.

Trong 5 năm thực hiện KH phát triển KTXH 5 năm và đồng thời là các KH

phát triển hàng năm, huyện Hòa An đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế đã đề ra

và nhìn chung, tốc độ tăng trưởng tăng đều qua các năm (bảng 2.2). Các chỉ tiêu về

tăng trưởng kinh tế qua các năm đều đạt được như kế hoạch đề ra hoặc vượt chỉ tiêu

kế hoạch đề ra. Riêng năm 2012, dịch cúm gia cầm bùng phát trên toàn địa bàn

huyện và một số huyện lân cận như Hà Quảng, Thông Nông.... Để ngăn ngừa dịch

bệnh lây lan và bảo vệ sức khỏe con người, hoạt động buôn bán, vận chuyển bị hạn

chế. Tâm lý lo sợ của người dân cũng làm cho lượng tiêu thụ gia cầm giảm mạnh.

Do vậy, hoạt động thương mại và vận tải ảnh hưởng không nhỏ dẫn đến ngành dịch

vụ có sự tăng trưởng chững lại. Đồng thời, nó cũng kéo theo mức độ tăng trưởng

của ngành sản xuất nông nghiệp cũng bị ảnh hưởng. Ngành dịch vụ năm 2012 đã

không đạt được mục tiêu kế hoạch đề ra. Chỉ tiêu kế hoạch về tốc độ tăng trưởng

kinh tế chỉ đạt được 99,28% so với kế hoạch đề ra. Tốc độ tăng trưởng bình quân

giai đoạn 2011-2015 là 14,6 % đạt được mục tiêu đề ra trong kế hoạch phát triển

KTXH 5 năm là 14,5%.

Qua sự nỗ lực của các cấp chính quyền.địa phương, mục tiêu về thu nhập

bình quân đầu người huyện Hòa An hàng năm đã tăng lên.đáng kể trong những năm

KH gần đây và đều đạt được mục tiêu so với kế hoạch đề ra. Thu nhập bình quân

đầu người đến năm 2015 đạt 17,1 triệu đồng/người, trong đó chỉ tiêu kế hoạch là

16,8 triệu đồng/người. Giai đoạn kế hoạch 2011-2015, thu nhập bình quân đã tăng



SV: Hoàng Thị Liên



Lớp: Kế Hoạch 54 B



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.doc) (88 trang)

×