1. Trang chủ >
  2. Luận Văn - Báo Cáo >
  3. Kinh tế - Quản lý >

5 Đánh giá chung về công tác lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hàng năm huyện Hòa An

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (564.31 KB, 88 trang )


Chuyên đề thực tập



49



GVHD: PGS.TS. Vũ Cương



- Quá trình soạn lập KH đã có sự gắn kết với bản KH 5 năm, bản quy hoạch

của huyện và định hướng chiến lược phát triển của huyện. Đồng thời cũng được chú

trọng, thực hiện theo đúng thời gian quy định. Hòa An đã tổ chức lập KH phát triển

KTXH theo sự hướng dẫn của sở KH-ĐT tỉnh Cao Bằng. Thời gian lập và nộp bản

KH lên sở KH-ĐT theo đúng quy định. Ngoài ra, các mục tiêu, chỉ tiêu của KH về

kinh tế đã có chú ý đến các quy luật của thị trường. Khi đưa ra các chính sách và

giải pháp, trong những năm qua huyện đã chú trọng đến việc tự do trao đổi mua

bán, xây dựng các chợ huyện, chợ xã nhằm tăng khả năng trao đổi hàng hóa trên địa

bàn huyện...

- Áp dụng quy trình lập KH theo sổ tay hướng dẫn lập KH của bộ KH-ĐT và

Sở KH-ĐT tỉnh Cao Bằng. Trong quá trình lập KH theo phương pháp mới, Hòa An

đã chú trọng đến việc có sự tham gia của các bên liên quan và thực hiện cân đối các

phương án KH với nguồn lực của địa phương, mặc dù việc cân đối này chưa thực sự

chặt chẽ nhưng đây cũng là một nỗ lực lớn trong quá trình hoàn thiện công tác lập

KH trong thời gian qua.

2.5.2 Nhược điểm và nguyên nhân của những nhược điểm

Trong quá trình hoàn thiện công tác lập KH phát triển KTXH ở huyện Hòa

An đã đạt được một số thành tựu nêu trên nhưng bên cạnh đó vẫn còn tồn tại nhiều

hạn chế, cần được khắc phục và đẩy mạnh quá trình hoàn thiện. Một số nhược điểm

lớn như:

- Bản KH phát triển KTXH hàng năm của huyện Hòa An chưa đảm bảo được

yêu cầu tính bền vững. Tính bền vững trong bản KH sẽ thể hiện qua các chỉ tiêu về

kinh tế, xã hội, môi trường. Các chỉ tiêu này cần mang tính khái quát, thể hiện được

mục tiêu phát triển cân đối giữa 3 lĩnh vực quan trọng này. Trong bản KH của Hòa

An chỉ trọng tâm đưa ra các chỉ tiêu phát triển kinh tế và xã hội. Các yếu tố liên

quan môi trường chưa được chú trọng. Chỉ tiêu môi trường duy nhất được nhắc đến

trong bản KH là độ che phủ rừng. Còn các chỉ tiêu đánh giá chất lượng môi trường,

xử lý rác thải hay quản lý tài nguyên... chưa được đề cập đến. Do đó, bản KH này

thiếu mục tiêu phát triển bền vững.

- Việc đánh giá tiềm năng phát triển KTXH của địa phương và dự báo tình

hình phát triển KTXH là một yếu tố cần thiết trong quá trình lập KH. Nó sẽ cho các

nhà KH cái nhìn tổng quan về nguồn lực hiện có của địa phương, các yếu tố có thể

tận dụng và khai thác để thúc đẩy nền kinh tế địa phương phát triển, đồng thời sẽ



SV: Hoàng Thị Liên



Lớp: Kế Hoạch 54 B



Chuyên đề thực tập



50



GVHD: PGS.TS. Vũ Cương



thấy được những thách thức mà địa phương có thể gặp phải. Từ đó các nhà KH có

thể xác định các giải pháp nhằm giảm thiểu những thách thức đó. Nhưng trong quá

trình soạn lập KH, công tác đánh giá dự báo về sự phát triển của năm KH X+1 chưa

được chú trọng. Các phương pháp sử dụng để phân tích đánh giá thực trạng và để

xây dựng mục tiêu chỉ tiêu còn hạn chế. Chưa có sự khai thác triệt để các phương

pháp, công cụ mang tính khoa học như phân tích đánh giá thực trạng bằng ma trận

SWOT, sử dụng cây vấn đề, cây mục tiêu.. trong phương pháp khung logic. Do đó,

việc đánh giá thực trạng, đánh giá các nguồn lực và dự báo tình hình PTKTXH năm

KH chưa thực sự chính xác. Đồng thời, việc cân đối các phương án kế hoạch với

các nguồn lực của địa phương mang nặng tính chủ quan của các cán bộ lập KH,

chưa có sự tham vấn từ các bên liên quan. Do đó, các mục tiêu, chỉ tiêu đưa ra chưa

thực sự gắn với nguồn lực thực tế của địa phương và các mục tiêu, chỉ tiêu mang

tính dàn trả, khuôn mẫu.

- Các mục tiêu, chỉ tiêu của bản KH phát triển KTXH hàng năm chưa dựa trên

kết quả. Các mục tiêu, chỉ tiêu chưa mang tính khái quát cao. Các chỉ tiêu này chỉ

thể hiện được đầu ra của các giải pháp chứ chưa quan tâm đến tác động của nó đến

kinh tế xã hội.

- Ở Hòa An, sự tham gia của các bên liên quan đã được quan tâm. Tuy nhiên,

sự tham gia này còn hạn chế, đặc biệt là sự tham gia của khu vực tư nhân và của

nhân dân. Công tác lập KH đã xác định rõ được các bên liên quan và đã, đang đẩy

mạnh sự tham gia của các bên liên quan đó. Các bên liên quan mà Hòa An chú

trọng nhất trong thời gian qua là các phòng ban liên quan như phòng kinh tế, phòng

nông nghiệp, phòng Giáo dục đào tạo, phòng tài nguyên môi trường... cùng với sự

tham gia của nhân dân trên địa bàn huyện. Sự tham gia của nhân dân vẫn còn mờ

nhạt. Nó chỉ thể hiện thông qua một số buổi họp mặt lấy ý kiến của nhân dân của

một số thôn bản điển hình trên địa bàn về công tác lập KH. Doanh nghiệp hoạt động

trên địa bàn với vai trò là bên tham gia vào công tác lập KH chưa được chú trọng.

Sự tham gia của các bên liên quan phụ thuộc chủ yếu vào quan điểm nhận thức và

cơ chế phối hợp của các bên liên quan. Mà quan điểm, nhận thức, các bên tham gia

chưa có sự thống nhất quan điểm về vấn đề tham gia vào công tác lập KH. Mỗi bên

liên quan đều có một quan điểm khác nhau. Một số bộ phận cho rằng sự tham gia

đó là cần thiết. Hầu hết các phòng ban trong bộ máy hành chính đều ý thức được vai

trò của họ trong công tác lập KH. Mỗi phòng ban đều cử một cán bộ của phòng ban



SV: Hoàng Thị Liên



Lớp: Kế Hoạch 54 B



Chuyên đề thực tập



51



GVHD: PGS.TS. Vũ Cương



mình tham dự vào công tác lập KH cấp huyện hàng năm. Song bên cạnh đó một số

bên liên quan chưa thực sự hiểu rõ vai trò của họ trong việc lập KH và cho rằng,

công tác lập KH là trách nhiệm và là công việc của bộ phận kế hoạch đầu tư của

phòng tài chính KH. Đại bộ phận nhân dân, đặc biệt là nhân dân ở các vùng sâu

vùng xa, chưa nhận thức được sự tham gia vào công tác lập KH. Khi được hỏi ý

kiến về công tác lập KH, họ cho biết rằng họ “không có sự hiểu biết về kế hoạch

phát triển” cũng như họ “không quan tâm đến vấn đề xây dựng KH này...”. Về cơ

chế phối hợp, sự tham gia này đã được thể hiện qua các cuộc tham vấn ý kiến,

thông qua các thảo luận nhóm do bộ phận lập KH của phòng tài chính kế hoạch

huyện Hòa An chủ trì. Các phòng ban hành chính chuyên môn huyện đã có các

thành viên tham gia vào tổ công tác lập KH. Tuy nhiên, sự phối hợp giữa các bên

tham gia này còn rất hạn chế. Các thành viên từ các phòng ban chuyên môn tham

gia vào tổ lập KH chủ yếu chỉ thực hiện công tác trên mảng lĩnh vực mà mình phụ

trách. Việc thảo luận nhóm không được diễn ra thường xuyên. Việc tham vấn ý kiến

chỉ mang tính chất thủ tục là chủ yếu. Nhiều cuộc thảo luận được tổ chức để lấy ý

kiến nhân dân tại địa phương nhưng đã không đi đến được sự thống nhất quan điểm

hay thống nhất ý kiến đóng góp cho công tác lập KH do có nhiều ý kiến trái chiều,

hay một số bộ phận tham dự lại không nêu lên ý kiến. Các bên liên quan chỉ tham

gia vào công tác lập KH trong giai đoạn phân tích tiềm năng phát triển tình hình

phát triển KTXH và xác định các chỉ tiêu cụ thể cho các mục tiêu trong quá trình

soạn lập. Việc các bên tham gia cần tham gia vào toàn bộ quy trình lập KH chưa

được đánh giá cao và nhiều quan điểm vẫn cho rằng đó là điều không cần thiết.

- KH phát triển ở Hòa An chưa có sự gắn kết các giải pháp, chính sách với các

mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể và chưa gắn liền với KH theo dõi đánh giá. Lập KH theo

dõi đánh giá sẽ là cơ sở để thực hiện công tác theo dõi đánh giá sau khi KH đi vào

thực hiện. Khi đó sẽ đảm bảo cho việc các mục tiêu, chỉ tiêu được theo dõi đánh giá

chặt chẽ, chính xác và có sự chỉnh sửa kịp thời khi cần thiết. Tuy nhiên, bản KH

theo dõi đánh giá chưa được đánh giá đúng so với tầm quan trọng của nó. Do vậy,

trong quy trình soạn lập KH bước lập KH theo dõi đánh giá chưa được thực hiện.

Bản KH phát triển KTXH hàng năm của Huyện Hòa An đã có sự gắn liền các chỉ

tiêu cụ thể đối với các mục tiêu. Các lĩnh vực cụ thể sẽ được xác định mục tiêu phát

triển cụ thể. Gắn với mỗi mục tiêu đó đều có các chỉ tiêu cụ thể. Tuy nhiên, các mục

tiêu, chỉ tiêu này chỉ gắn với một định hướng phát triển nhất định, nó không gắn



SV: Hoàng Thị Liên



Lớp: Kế Hoạch 54 B



Chuyên đề thực tập



52



GVHD: PGS.TS. Vũ Cương



liền với các giải pháp thực hiện cụ thể trong năm KH. Mà bản KH phát triển KTXH

hàng năm là bản KH mang tính tác nghiệp. Các chỉ tiêu cần gắn liền với từng mục

tiêu và cùng với nó là các biện pháp cụ thể để đạt được các mục tiêu, chỉ tiêu đó. Do

đó, bản KH hàng năm huyện Hòa An chưa có sự gắn kết giữa chặt chẽ giữa mục

tiêu, chỉ tiêu và giải pháp thực hiện.



SV: Hoàng Thị Liên



Lớp: Kế Hoạch 54 B



Chuyên đề thực tập



53



GVHD: PGS.TS. Vũ Cương



CHƯƠNG 3

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC LẬP KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN

KINH TẾ XÃ HỘI HÀNG NĂM Ở HUYỆN HÒA AN

TRONG GIAI ĐOẠN 2016 – 2020

3.1 Yêu cầu mới đặt ra, quan điểm và định hướng hoàn thiện công tác

lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hàng năm ở Huyện Hòa An

3.1.1 Yêu cầu mới đặt ra

Trong quá trình hội nhập và phát triển, sự phát triển luôn gắn chặt với định

hướng phát triển hay nói cách khác là sự phát triển của huyện.luôn gắn chặt với bản

KH phát triển. Để KH phát huy được vai trò là một công cụ quản lý kinh tế của nhà

nước thì một yêu cầu tất yếu là cần có một bản KH tốt. Hơn thế, trong giai đoạn

hiện nay, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đang.diễn ra mạnh mẽ đã đặt ra những

yêu cầu và.thách thức mới trong công tác quản lý kinh tế của nhà nước như đề cao

vai trò của yếu tố thị trường, các thành phần kinh tế được đối xử ngang bằng... Mặt

khác, sự cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường không chỉ diễn ra ở các doanh

nghiệp, các ngành nghề mà còn diễn ra giữa các địa phương với nhau. Sự cạnh

tranh này chủ yếu nhằm thu hút vốn đầu tư. Vì vậy, với bối cảnh hội nhập và cạnh

tranh như trên, cùng với xu hướng đổi mới.công tác lập KH phát triển trong nền

kinh tế thị trường trong toàn bộ.hệ thống KHH ở Việt Nam diễn ra.từ đại hội IX của

Đảng và thực trạng hiện nay trong công tác.lập KH phát triển KTXH hàng năm

huyện Hòa An thì các yêu cầu mới đặt ra là một điều tất yếu. Cụ thể như sau:

- (1) Đổi mới tư duy nhận thức về vai trò.của kế hoạch trong hệ thống chính

quyền và nhận thức của.cộng đồng dân cư về sự tham gia vào công tác lập KH.

- (2) Quy trình, nội dung của bản KH cần đảm bảo tính logic. Các phương

pháp, công cụ sử dụng trong quá trình lập KH cần có tính.khoa học phù hợp với địa

phương, được vận dụng linh hoạt.

- (3) Bản KH cần được xây dựng đảm bảo.tính phát triển bền vững của địa

phương, cần quan tâm hơn nữa đến vấn đề môi trường.

- (4) KH gắn với nguồn lực thực tế của địa phương và gắn với quy luật phát

triển của thị trường.



SV: Hoàng Thị Liên



Lớp: Kế Hoạch 54 B



Chuyên đề thực tập



54



GVHD: PGS.TS. Vũ Cương



- (5) Đội ngũ lập KH cần được nâng cao năng lực toàn diện và có tinh thần

trách nhiệm cao.

- (6) Tăng cường sự tham gia của các bên liên quan trong tất cả các bước trong

quy trình lập KH.

- (7) Hệ thống thông tin cũng như khả năng dự báo cần đảm bảo tính chính

xác, cập nhật và chất lượng.

- (8) Xây dựng KH theo dõi đánh giá các mục tiêu chỉ tiêu và đánh giá hiệu

lực của bản KH nhằm có sự điều chỉnh khi cần thiết và rút ra các bài học kinh

nghiệm.

3.1.2 Quan điểm và định hướng hoàn thiện công tác lập kế hoạch phát triển kinh

tế xã hội ở Hòa An

3.1.2.1 Quan điểm của Hòa An về hoàn thiện công tác lập kế hoạch phát triển

kinh tế xã hôi

Nhằm hướng tới hoàn thiện công tác lập KH phát triển KTXH hàng năm một

cách toàn diện. Huyện Hòa An cần thống nhất một số quan điểm trong công tác lập

KH trong thời gian tới như sau:

Thứ nhất, nhận thức đúng vai trò của KH trong nền kinh tế hiện nay. KH phát

triển KTXH là một trong những công cụ quan trọng trong việc quản lý vĩ mô của

các cấp chính quyền. Lập KH phát triển KTXH tốt sẽ là.điều kiện tiền đề tăng

cường hiệu quả quản lý của cấp chính quyền, giúp các nhà quản lý điều hành các

hoạt động của địa phương.một cách chủ động, linh hoạt và.sẽ khai thác được đầy đủ

các tiềm năng phát triển của địa phương thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trên địa bàn.

Thứ hai, về quy trình lập KH. Quy trình lập KH phát triển KTXH là tạo sự hài

hòa giữa quy trình hành chính với quy trình kỹ thuật. Về quy trình hành chính, cấp

trên sẽ có trách nhiệm cung cấp thông tin và.những dự kiến cho cấp huyện, cấp

huyện sẽ có trách nhiệm cung cấp thông tin cho cấp xã. Đồng thời, huyện được tổng

hợp các KH cấp xã nhưng phải xem xét cân đối, không có sự tổng hợp cứng nhắc,

không phù hợp. Về quy trình kỹ thuật dựa trên khung thời gian của quy trình hành

chính chủ động xây dựng các nội dung kế hoạch phù hợp.

Thứ ba, về phương pháp lập KH, chuyển dần sang sử dụng các phương pháp

lập KH mang tính khoa học, dựa trên kết quả. Các phương pháp dự báo, phân tích,

đánh giá khoa học.cần được nghiên cứu, ứng dụng phù hợp. Ngoài ra, để hỗ trợ



SV: Hoàng Thị Liên



Lớp: Kế Hoạch 54 B



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.doc) (88 trang)

×