Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (682.57 KB, 85 trang )
Thực trạng hoạt động xuất khẩu và một số giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất
khẩu motor điện tại công ty TNHH SPG VINA
bảo hiểm hàng hóa. Bên cạnh những ưu điểm cũng có nhược điểm: Thủ tục xuất
khẩu khá phức tạp.
1.1.2.2 Hình thức gia công xuất khẩu
Khái niệm: Gia công xuất khẩu là phương thức sản xuất hàng xuất khẩu.
Trong đó, người đặt gia công ở nước ngoài cung cấp : máy móc, thiết bị, nguyên
phụ liệu hoặc bán thành phẩm theo mẫu và định mức cho trước. Người nhận gia
công trong nước tổ chức quá trình sản xuất sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng.
Toàn bộ sản phẩm sẽ được giao cho người đặt gia công để nhận tiền gia công.
Ưu điểm của hình thức này: thị trường tiêu thụ có sẵn, không phải bỏ chi phí
cho hoạt động bán sản phẩm xuất khẩu; vốn đầu tư cho sản xuất ít; giải quyết công
ăn việc làm cho người lao động; rủi ro trong kinh doanh xuất khẩu ít. Bên cạnh đó
còn có nhược điểm như: Tính bị động cao; tình hình cạnh tranh trong gia công ở
khu vực và nội địa ngày càng gay gắt làm cho giá gia công ngày càng sụt giảm; tính
phụ thuộc vào đối tác nước ngoài cao.
1.1.2.3 Hình thức xuất khẩu ủy thác
Khái niệm: Là hình thức doanh nghiệp xuất khẩu kinh doanh dịch vụ
thương mại thông qua nhận xuất khẩu hàng hóa cho một doanh nghiệp khác và
được hưởng phí trên việc xuất khẩu đó.
Ưu điểm: Ở khía cạnh nào đó tăng tiềm năng kinh doanh xuất khẩu cho công
ty nhận ủy thác; phát triển hoạt động thương mại dịch vụ tăng thu nhập cho doanh
nghiệp; tạo việc làm cho phòng kinh doanh xuất nhập khẩu. Với những ưu điểm
trên hình thức này có nhược điểm: Có thể tham gia vào các tranh chấp thương mại;
bên đi ủy thác xuất khẩu không thực hiện tốt các nghĩa vụ bên nhận ủy thác chịu
trách nhiệm liên đới; để giảm thiểu tranh chấp thương mại có liên quan đến hoạt
động ủy thác, các bên đi ủy thác và bên nhận ủy thác xuất khẩu nên ký một hợp
đồng ủy thác xuất khẩu.
1.1.2.4 Hình thức xuất khẩu tự doanh
SVTH
4
Thực trạng hoạt động xuất khẩu và một số giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất
khẩu motor điện tại công ty TNHH SPG VINA
Khái niệm: Là hình thức doanh nghiệp tự tạo ra sản phẩm (từ khâu tổ chức
thu mua đến khâu sản xuất), tự tìm kiếm khách hàng để XK.
Một số ưu điểm của hình thức xuất khẩu tự doanh: Công ty có khả năng nâng
cao hiệu quả kinh doanh bằng cách nâng cao chất lượng sản phẩm hoặc tinh chế sản
phẩm để XK với giá cao và tìm mọi cách để giảm chi phí kinh doanh hàng XK để
thu được nhiều lợi nhuận; đối với các công ty lớn, chất lượng sản phẩm có uy tín
với phương thức tự doanh đảm bảo cho công ty đẩy mạnh thâm nhập thị trường thế
giới để trở thành công ty xuyên quốc gia. Và cái thu được chẳng phải lợi nhuận mà
vốn vô hình đó là nhãn hiệu, biểu tượng, hình ảnh công ty ngày càng tăng cao. Bên
cạnh đó còn có những nhược điểm: Chí phí kinh doanh cao cho tiếp thị, tìm kiếm
khách hàng; vốn kinh doanh lớn; đòi hỏi phải có thương hiệu, mẫu mã, kiểu dáng
công nghiệp riêng; rủi ro trong xuất khẩu nhiều hơn so với phương thức gia công
xuất khẩu vì mọi giai đoạn của quá trình kinh doanh xuất khẩu đều do doanh nghiệp
xuất khẩu tự lo.
Ngoài ra, còn có các hình thức kinh doanh xuất khẩu khác như: Hình thức tạm nhập
tái xuất khẩu (Re-Exportation), hình thức chuyển khẩu (Switch- Trade), hình thức
xuất khẩu mậu biên, tổ chức phân phối hàng hóa trực tiếp tại nước nhập khẩu, hình
thức thuê thương nhân nước ngoài làm đại lý bán hàng tại nước ngoài, thương mại
điện tử.
1.1.3 Vai trò của hoạt động kinh doanh xuất khẩu
− Xuất khẩu khai thác hiệu quả lợi thế tuyệt đối, lợi thế tương đối của đất nước và
kích thích các ngành kinh tế phát triển, góp phần tăng tích lũy vốn, mở rộng sản
xuất, tăng thu nhập cho nền kinh tế, cải thiện từng bước đời sống nhân dân.
− Xuất khẩu cho phép tập trung năng lực sản xuất cho những mặt hàng truyền
thống được thế giới ưa chuộng hay những mặt hàng tận dụng được những
nguyên liệu có sẵn trong nước hay nước khác không làm được hoặc làm được
nhưng giá thành cao.
SVTH
5
Thực trạng hoạt động xuất khẩu và một số giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất
khẩu motor điện tại công ty TNHH SPG VINA
− Thông qua hoạt động xuất khẩu đã thúc đẩy phát triển quan hệ đối ngoại với tất
cả các nước nhất là với các nước trong khu vực Đông Nam Á, nâng cao uy tín
của Việt Nam trên thị trường Quốc tế.
− Thông qua hoạt động xuất khẩu, bạn bè trên thế giới biết đến hàng hóa của Việt
Nam.
− Xuất khẩu góp phần không nhỏ vào việc giải quyết công ăn việc làm mới cho
người lao động đồng thời tác động tích cực đến trình độ tay nghề cũng như
nhận thức về công việc của công nhân làm hàng xuất khẩu.
− Xuất khẩu thúc đẩy các ngành kinh tế phát triển nhất là các ngành có tiềm năng
về xuất khẩu.
− Xuất khẩu làm tăng dự trữ ngoại tệ cho Quốc gia, làm tăng tổng thu nhập Quốc
dân.
− Xuất khẩu cũng có thể cho các doanh nghiệp Việt Nam học hỏi được kinh
nghiệm Quốc tế trong kinh doanh.
1.2 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XUẤT
KHẨU CỦA DOANH NGHIỆP
1.2.1 Các nhân tố khách quan
• Nhân tố chính trị- luật pháp:
Hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu được tiến hành thông qua các chủ thể
ở hai hay nhiều môi trường chính trị- pháp luật khác nhau, thông lệ về thị trường
cũng khác nhau. Tất cả các đơn vị tham gia vào thương mại quốc tế đều phải tuân
thủ luật thương mại trong nước và quốc tế. Tuân thủ các chính sách, quy định của
nhà nước về thương mại trong nước và quốc tế: Các quy định khuyến khích, hạn
chế hay cấm xuất khẩu; các quy định về thuế quan xuất khẩu; các quy định về
quyền lợi và nghĩa vụ của doanh nghiệp khi tham gia vào hoạt động xuất khẩu; phải
SVTH
6
Thực trạng hoạt động xuất khẩu và một số giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất
khẩu motor điện tại công ty TNHH SPG VINA
tuân thủ pháp luật của nhà nước đề ra. Các hoạt động kinh doanh không được đi trái
với đường lối phát triển của đất nước.
• Các nhân tố kinh tế- xã hội:
Sự tăng trưởng của kinh tế đất nước. Sản xuất trong nước phát triển sẽ tạo điều
kiện thuận lợi cho việc sản xuất hàng xuất khẩu, làm tăng khả năng cạnh tranh của
hàng xuất khẩu về mẫu mã, chất lượng, chủng loại trên thị trường thế giới. Nền kinh
tế của một quốc gia càng phát triển thì sức cạnh tranh về hàng xuất khẩu của nước
đó trên thị trường thế giới sẽ không ngừng được cải thiện.
Sự biến động của nền kinh tế thế giới sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thị trường
hàng hóa trong nước và thế giới, do vậy sẽ ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh
xuất khẩu.
Hệ thống tài chính, ngân hàng cũng có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động xuất
khẩu. Hoạt động xuất khẩu liên quan mật thiết với vấn đề thanh toán quốc tế, thông
qua hệ thống ngân hàng giữa các quốc gia. Hệ thống tài chính, ngân hàng càng phát
triển thì việc thanh toán diễn ra càng thuận lợi, nhanh chóng sẽ tạo điều kiện thuận
lợi hơn cho các đơn vị tham gia kinh doanh xuất khẩu.
Trong thanh toán quốc tế thường sử dụng đồng tiền của các nước khác nhau,
do vậy tỷ giá hối đoái có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động xuất khẩu. Nếu đồng tiền
trong nước giảm so với đồng tiền ngoại tệ thường dùng làm đơn vị thanh toán như
USD, GDP... sẽ kích thích xuất khẩu và ngược lại nếu đồng tiền trong nước tăng giá
so với đồng tiền ngoại tệ thì việc xuất khẩu sẽ bị hạn chế.
Hệ thống cơ sở hạ tầng phát triển cũng ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu.
Hoạt động xuất khẩu không thể tách rời hệ thống cơ sở hạ tầng, hệ thống thông tin
liên lạc, vận tải... từ khâu nghiên cứu thị trường đến khâu thực hiện hợp đồng, vận
chuyển hàng hóa và thanh toán. Hệ thống cơ sở hạ tầng phát triển sẽ tạo điều kiện
cho đơn vị kinh doanh xuất khẩu.
SVTH
7
Thực trạng hoạt động xuất khẩu và một số giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất
khẩu motor điện tại công ty TNHH SPG VINA
1.2.2 Các nhân tố chủ quan
• Cơ chế tổ chức quản lý công ty
Nếu cơ chế tổ chức bộ máy hợp lý sẽ giúp cho các nhà quản lý sử dụng tốt
hơn nguồn lực của công ty, sẽ nâng cao được hiệu quả kinh doanh của công ty. Còn
nếu bộ máy cồng kềnh, sẽ lãng phí các nguồn lực của công ty và hạn chế hiệu quả
kinh doanh của công ty.
• Nhân tố con người
Trình độ chuyên môn và năng lực làm việc của mỗi thành viên trong công ty
chủ yếu là yếu tố cơ bản quyết định sự thành công trong kinh doanh. Các nghiệp vụ
kinh doanh xuất khẩu nếu được các cán bộ có trình độ chuyên môn cao, năng động,
sáng tạo trong công việc và có kinh nghiệm thì chắc chắn sẽ mang lại hiệu quả cao.
• Nhân tố về vốn và trang bị vật chất kỹ thuật của công ty
Vốn là yếu tố không thể thiếu trong kinh doanh. Công ty có vốn kinh doanh
càng lớn thì cơ hội dành được những hợp đồng hấp dẫn trong kinh doanh sẽ trở nên
dễ dàng hơn. Vốn của công ty ngoài nguồn vốn tự có thì nguồn vốn huy động cũng
có vai trò rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh.
Thiết bị, cơ sở vật chất kỹ thuật thực chất cũng là nguồn vốn của công ty
(vốn bằng hiện vật). Nếu trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, hợp lý sẽ góp
phần làm tăng tính hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của công ty.
1.3 CÔNG TÁC TỔ CHỨC XUẤT KHẨU
1.3.1 Cơ sở thực hiện kinh doanh xuất khẩu
1.3.1.1 Hợp đồng ngoại thương
• Khái niệm: Hợp đồng ngoại thương hay còn gọi là hợp đồng xuất nhập khẩu, là
sự thỏa thuận của hai bên mua và bán giữa hai nước khác nhau, trong đó quy
định bên bán phải cung cấp hàng hóa và chuyển giao các chứng từ có liên quan
SVTH
8
Thực trạng hoạt động xuất khẩu và một số giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất
khẩu motor điện tại công ty TNHH SPG VINA
đến hàng hóa và quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và bên mua phải thanh
toán tiền hàng.
Hợp đồng ngoại thương muốn có giá trị pháp lý thực hiện trong thực tế
và trở thành cơ sở để giải quyết tranh chấp (nếu có) xảy ra giữa các bên trong
quá trình thực hiện hợp đồng, thì hợp đồng ngoại thương phải thỏa mãn được
các yêu cầu sau đây:
-
Hợp đồng phải được xây dựng trên cơ sở pháp lý vững chắc;
-
Chủ thể của hợp đồng ngoại thương phải được xây dựng trên cơ sở pháp lý
vững chắc;
-
Hình thức hợp đồng phải hợp pháp;
-
Nội dung hợp đồng phải hợp pháp;
-
Hợp đồng phải được ký kết trên cơ sở hợp pháp.
• Nội dung hợp đồng ngoại thương: Thông thường nội dung của một hợp đồng
ngoại thương có thể bao gồm 14 điều khoản như sau:
Article 1: Commodity: Phần mô tả hàng hóa.
Article 2: Quality: Mô tả chất lượng hàng hóa.
Article 3: Quantity: Số lượng hoặc trọng lượng hàng hóa tùy theo đơn vị tính toán.
Article 4: Price: Ghi rõ đơn giá theo điều kiện thương mại lựa chọn và tổng số tiền
thanh toán của hợp đồng.
Article 5: Shipment: Thời hạn và địa điểm giao hàng, cần ghi rõ việc giao hàng
từng phần và chuyển tải hàng hóa có được phép hay không.
Article 6: Payment: Phương thức thanh toán quốc tế lựa chọn.
Article 7: Packing and marking: Quy cách đóng gói bao bì và ghi nhãn hiệu hàng
hóa.
SVTH
9
Thực trạng hoạt động xuất khẩu và một số giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất
khẩu motor điện tại công ty TNHH SPG VINA
Article 8: Warranty: Nêu nội dung bảo hành hàng hóa (nếu có).
Article 9: Penalty: Những quy định về phạt và bồi thường trong trường hợp có một
bên vi phạm hợp đồng.
Article 10: Insurance: Bảo hiểm hàng hóa do bên nào mua và mua theo điều kiện
nào?. Nơi khiếu nại đòi bồi thường bảo hiểm.
Article 11: Force majeure: Còn được gọi là “Acts of God” (tạm dịch là hành vi của
Thượng đế), trong đó nêu các sự kiện được xem là bất khả kháng không thể thực
hiện hợp đồng được.
Article 12: Claim: Nêu các quy định cần thực hiện trong trường hợp một bên trong
hợp đồng muốn khiếu nại bên kia.
Article 13: Arbitration: Quy định luật và ai là người đứng ra phân xử trong trường
hợp hợp đồng bị vi phạm.
Article 14: Other terms and conditions: Ghi những quy định khác ngoài những
điều khoản đã kể trên.
Trong những điều khoản kể trên thì điều khoản từ 1 đến 6 là những điều
khoản chủ yếu và quan trọng nhất không thể thiếu trong một hợp đồng.
1.3.1.2 Giấy phép xuất khẩu
Đối với một số mặt hàng theo quy định khi xuất khẩu phải có giấy phép do các cơ
quan có thẩm quyền cấp.
SVTH
10
Thực trạng hoạt động xuất khẩu và một số giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất
khẩu motor điện tại công ty TNHH SPG VINA
1.3.1.3 Chứng từ xuất khẩu
1. Bill of Lading
2. Invoice (Proforma Invoice hoặc Commercial Invoice)
3. Packing List
4. Certificate of Origin
5.Certificate of Quality/Quantity.
6. Cerfiticate of Insurance…
Ngoài ra, tùy thỏa thuận giữa hai bên mua bán mà có thể kèm theo những
chứng từ khác.
1.3.2 Thủ tục thực hiện kinh doanh xuất khẩu
1.3.2.1 Nghiên cứu thị trường và lựa chọn đối tác kinh doanh
Nghiên cứu thị trường là một việc hết sức quan trọng đối với doanh nghiệp
trước khi tiến hàng hoạt động kinh doanh. Đặc biệt, đối với doanh nghiệp kinh
doanh xuất khẩu thì việc nghiên cứu thị trường là một việc không thể thiếu vì nó
liên quan đến việc giao dịch và thâm nhập thị trường của doanh nghiệp.
Thị trường là yếu tố sống còn và là yếu tố vận động không ngừng, vì vậy bất
kỳ doanh nghiệp nào cũng phải nỗ lực tìm hiểu, nghiên cứu để ra phương thức kinh
doanh cho phù hợp.
Để có thể thâm nhập thành công vào một thị trường thì buộc doanh nghiệp
phải lựa chọn đối tác phù hợp để hỗ trợ nhau cùng thực hiện tốt và hiệu quả công
việc kinh doanh. Đối với doanh nghiệp xuất khẩu thì khi lựa chọn đối tác, cần tìm
hiểu kỹ về đối tác như về uy tín, năng lực tài chính, quy mô kinh doanh... của đối
tác để đảm bảo sự an toàn trong việc thực hiện kinh doanh và thanh toán.
1.3.2.2 Đàm phán và ký kết hợp đồng ngoại thương
SVTH
11
Thực trạng hoạt động xuất khẩu và một số giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất
khẩu motor điện tại công ty TNHH SPG VINA
Đàm phán là quá trình đối thoại giữa người mua và người bán nhằm đạt được
những thỏa thuận nhất trí về những nội dung của hợp đồng ngoại thương, để sau
quá trình đàm phán, người mua và người bán có thể đi đến ký hợp đồng.
Đàm phán và ký kết hợp đồng xuất khẩu là một trong những khâu quan trọng
của hoạt động xuất khẩu. Nó quyết định đến khả năng, điều kiện thực hiện hợp đồng
xuất khẩu. Đồng thời nó cũng thể hiện khả năng của doanh nghiệp trong lĩnh vực
tìm kiếm và quan hệ khách hàng. Chính vì vậy mà doanh nghiệp cần phải có những
cán bộ có năng lực trong đàm phán để có thể đạt được những kết quả thuận lợi nhất
cho doanh nghiệp trong đàm phán và ký kết hợp đồng ngoại thương.
SVTH
12
Thực trạng hoạt động xuất khẩu và một số giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất
khẩu motor điện tại công ty TNHH SPG VINA
1.3.2.3 Tổ chức thực hiện hợp đồng ngoại thương
a- Sơ đồ thể hiện quy trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu
Hình 1. 1: Sơ đồ thể hiện quy trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu
Xin giấy phép xuất khẩu
Thuê
phương tiện
vận tải khi
xuất
khẩu
C;D
Chuẩn
bị
hàng hóa,
đóng gói, ký
mã hiệu.
Giục người
mua làm thủ
tục ban đầu
thanh toán
Mua
bảo
hiểm
khi
xuất khẩu
CIF;CIP và
D
Tàu chuyến
Tàu chợ
Làm thủ tục hải
quan xuất khẩu
Giao hàng xuất
khẩu
Giám định số
và chất lượng
hàng xuất khẩu
Làm bộ chứng
từ thanh toán
Xin C/O xuất
khẩu
Thông
báo
cho
người
mua
(Nguồn: Giáo trình kỹ thuật kinh doanh xuất nhập khẩu – GS. TS. Võ Thanh Thu)
SVTH
13
Thực trạng hoạt động xuất khẩu và một số giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất
khẩu motor điện tại công ty TNHH SPG VINA
b- Giải thích quy trình xuất khẩu
b1- Xin giấy phép xuất khẩu:
Trong một số trường hợp, mặt hàng xuất khẩu thuộc danh mục nhà nước
quản lý, doanh nghiệp cần phải tiến hành xin giấy phép xuất khẩu do phòng cấp
giấy phép xuất khẩu của Bộ thương mại quản lý.
b2- Thuê phương tiện vận tải:
Doanh nghiệp xuất khẩu có thể tự thuê phương tiện vận chuyển hoặc uỷ thác
cho một công ty uỷ thác thuê tàu. Điều này phụ thuộc vào điều kiện cơ sở giao hàng
trong hợp đồng.
Cơ sở pháp lý điều tiết mối quan hệ giữa các bên uỷ thác thuê tàu với bên
nhận uỷ thác là hợp đồng uỷ thác thuê tàu. Có hai loại hợp đồng uỷ thác thuê tàu:
Hợp đồng uỷ thác thuê tàu cả năm và Hợp đồng thuê tàu chuyến. Nhà xuất khẩu căn
cứ vào đặc điểm của hàng hoá để lựa chọn hợp đồng thuê tàu cho thích hợp.
b3- Giục người mua làm thủ tục ban đầu thanh toán
Người mua lập hối phiếu để thanh toán cho người bán.
b4- Mua bảo hiểm khi xuất khẩu CIF; CIP và D
Hàng hoá trong buôn bán quốc tế thường xuyên được chuyên chở bằng
đường biển, điều này thường gặp rất nhiều rủi ro, do đó cần phải mua bảo hiểm cho
hàng hoá. Công việc này cần được thực hiện thông qua hợp đồng bảo hiểm. Có hai
loại hợp đồng bảo hiểm: Hợp đồng bảo hiểm bao và Hợp đồng bảo hiểm chuyến.
Khi mua bảo hiểm cần lưu ý những điều kiện bảo hiểm và lựa chọn công ty bảo
hiểm.
b5- Chuẩn bị hàng hóa đóng gói ký mã hiệu
Đối với những doanh nghiệp, sau khi thu mua nguyên phụ liệu sản xuất ra
sản phẩm, cần phải lựa chọn, kiểm tra, đóng gói bao bì hàng hoá xuất khẩu, kẻ ký
mã hiệu sao cho phù hợp với hợp đồng đã ký và phù hợp với luật pháp của nước
nhập khẩu.
b6- Làm thủ tục hải quan xuất khẩu
SVTH
14