1. Trang chủ >
  2. Kinh tế - Quản lý >
  3. Xuất nhập khẩu >

3 CÔNG TÁC TỔ CHỨC XUẤT KHẨU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (682.57 KB, 85 trang )


Thực trạng hoạt động xuất khẩu và một số giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất

khẩu motor điện tại công ty TNHH SPG VINA

đến hàng hóa và quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và bên mua phải thanh

toán tiền hàng.

Hợp đồng ngoại thương muốn có giá trị pháp lý thực hiện trong thực tế

và trở thành cơ sở để giải quyết tranh chấp (nếu có) xảy ra giữa các bên trong

quá trình thực hiện hợp đồng, thì hợp đồng ngoại thương phải thỏa mãn được

các yêu cầu sau đây:

-



Hợp đồng phải được xây dựng trên cơ sở pháp lý vững chắc;



-



Chủ thể của hợp đồng ngoại thương phải được xây dựng trên cơ sở pháp lý

vững chắc;



-



Hình thức hợp đồng phải hợp pháp;



-



Nội dung hợp đồng phải hợp pháp;



-



Hợp đồng phải được ký kết trên cơ sở hợp pháp.



• Nội dung hợp đồng ngoại thương: Thông thường nội dung của một hợp đồng

ngoại thương có thể bao gồm 14 điều khoản như sau:

Article 1: Commodity: Phần mô tả hàng hóa.

Article 2: Quality: Mô tả chất lượng hàng hóa.

Article 3: Quantity: Số lượng hoặc trọng lượng hàng hóa tùy theo đơn vị tính toán.

Article 4: Price: Ghi rõ đơn giá theo điều kiện thương mại lựa chọn và tổng số tiền

thanh toán của hợp đồng.

Article 5: Shipment: Thời hạn và địa điểm giao hàng, cần ghi rõ việc giao hàng

từng phần và chuyển tải hàng hóa có được phép hay không.

Article 6: Payment: Phương thức thanh toán quốc tế lựa chọn.

Article 7: Packing and marking: Quy cách đóng gói bao bì và ghi nhãn hiệu hàng

hóa.

SVTH



9



Thực trạng hoạt động xuất khẩu và một số giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất

khẩu motor điện tại công ty TNHH SPG VINA

Article 8: Warranty: Nêu nội dung bảo hành hàng hóa (nếu có).

Article 9: Penalty: Những quy định về phạt và bồi thường trong trường hợp có một

bên vi phạm hợp đồng.

Article 10: Insurance: Bảo hiểm hàng hóa do bên nào mua và mua theo điều kiện

nào?. Nơi khiếu nại đòi bồi thường bảo hiểm.

Article 11: Force majeure: Còn được gọi là “Acts of God” (tạm dịch là hành vi của

Thượng đế), trong đó nêu các sự kiện được xem là bất khả kháng không thể thực

hiện hợp đồng được.

Article 12: Claim: Nêu các quy định cần thực hiện trong trường hợp một bên trong

hợp đồng muốn khiếu nại bên kia.

Article 13: Arbitration: Quy định luật và ai là người đứng ra phân xử trong trường

hợp hợp đồng bị vi phạm.

Article 14: Other terms and conditions: Ghi những quy định khác ngoài những

điều khoản đã kể trên.

Trong những điều khoản kể trên thì điều khoản từ 1 đến 6 là những điều

khoản chủ yếu và quan trọng nhất không thể thiếu trong một hợp đồng.

1.3.1.2 Giấy phép xuất khẩu

Đối với một số mặt hàng theo quy định khi xuất khẩu phải có giấy phép do các cơ

quan có thẩm quyền cấp.



SVTH



10



Thực trạng hoạt động xuất khẩu và một số giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất

khẩu motor điện tại công ty TNHH SPG VINA

1.3.1.3 Chứng từ xuất khẩu

1. Bill of Lading

2. Invoice (Proforma Invoice hoặc Commercial Invoice)

3. Packing List

4. Certificate of Origin

5.Certificate of Quality/Quantity.

6. Cerfiticate of Insurance…

Ngoài ra, tùy thỏa thuận giữa hai bên mua bán mà có thể kèm theo những

chứng từ khác.

1.3.2 Thủ tục thực hiện kinh doanh xuất khẩu

1.3.2.1 Nghiên cứu thị trường và lựa chọn đối tác kinh doanh

Nghiên cứu thị trường là một việc hết sức quan trọng đối với doanh nghiệp

trước khi tiến hàng hoạt động kinh doanh. Đặc biệt, đối với doanh nghiệp kinh

doanh xuất khẩu thì việc nghiên cứu thị trường là một việc không thể thiếu vì nó

liên quan đến việc giao dịch và thâm nhập thị trường của doanh nghiệp.

Thị trường là yếu tố sống còn và là yếu tố vận động không ngừng, vì vậy bất

kỳ doanh nghiệp nào cũng phải nỗ lực tìm hiểu, nghiên cứu để ra phương thức kinh

doanh cho phù hợp.

Để có thể thâm nhập thành công vào một thị trường thì buộc doanh nghiệp

phải lựa chọn đối tác phù hợp để hỗ trợ nhau cùng thực hiện tốt và hiệu quả công

việc kinh doanh. Đối với doanh nghiệp xuất khẩu thì khi lựa chọn đối tác, cần tìm

hiểu kỹ về đối tác như về uy tín, năng lực tài chính, quy mô kinh doanh... của đối

tác để đảm bảo sự an toàn trong việc thực hiện kinh doanh và thanh toán.

1.3.2.2 Đàm phán và ký kết hợp đồng ngoại thương



SVTH



11



Thực trạng hoạt động xuất khẩu và một số giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất

khẩu motor điện tại công ty TNHH SPG VINA

Đàm phán là quá trình đối thoại giữa người mua và người bán nhằm đạt được

những thỏa thuận nhất trí về những nội dung của hợp đồng ngoại thương, để sau

quá trình đàm phán, người mua và người bán có thể đi đến ký hợp đồng.

Đàm phán và ký kết hợp đồng xuất khẩu là một trong những khâu quan trọng

của hoạt động xuất khẩu. Nó quyết định đến khả năng, điều kiện thực hiện hợp đồng

xuất khẩu. Đồng thời nó cũng thể hiện khả năng của doanh nghiệp trong lĩnh vực

tìm kiếm và quan hệ khách hàng. Chính vì vậy mà doanh nghiệp cần phải có những

cán bộ có năng lực trong đàm phán để có thể đạt được những kết quả thuận lợi nhất

cho doanh nghiệp trong đàm phán và ký kết hợp đồng ngoại thương.



SVTH



12



Thực trạng hoạt động xuất khẩu và một số giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất

khẩu motor điện tại công ty TNHH SPG VINA

1.3.2.3 Tổ chức thực hiện hợp đồng ngoại thương

a- Sơ đồ thể hiện quy trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu

Hình 1. 1: Sơ đồ thể hiện quy trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu

Xin giấy phép xuất khẩu



Thuê

phương tiện

vận tải khi

xuất

khẩu

C;D



Chuẩn

bị

hàng hóa,

đóng gói, ký

mã hiệu.



Giục người

mua làm thủ

tục ban đầu

thanh toán



Mua

bảo

hiểm

khi

xuất khẩu

CIF;CIP và

D



Tàu chuyến



Tàu chợ



Làm thủ tục hải

quan xuất khẩu



Giao hàng xuất

khẩu



Giám định số

và chất lượng

hàng xuất khẩu



Làm bộ chứng

từ thanh toán



Xin C/O xuất



khẩu



Thông

báo

cho

người

mua



(Nguồn: Giáo trình kỹ thuật kinh doanh xuất nhập khẩu – GS. TS. Võ Thanh Thu)



SVTH



13



Thực trạng hoạt động xuất khẩu và một số giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất

khẩu motor điện tại công ty TNHH SPG VINA

b- Giải thích quy trình xuất khẩu

b1- Xin giấy phép xuất khẩu:

Trong một số trường hợp, mặt hàng xuất khẩu thuộc danh mục nhà nước

quản lý, doanh nghiệp cần phải tiến hành xin giấy phép xuất khẩu do phòng cấp

giấy phép xuất khẩu của Bộ thương mại quản lý.

b2- Thuê phương tiện vận tải:

Doanh nghiệp xuất khẩu có thể tự thuê phương tiện vận chuyển hoặc uỷ thác

cho một công ty uỷ thác thuê tàu. Điều này phụ thuộc vào điều kiện cơ sở giao hàng

trong hợp đồng.

Cơ sở pháp lý điều tiết mối quan hệ giữa các bên uỷ thác thuê tàu với bên

nhận uỷ thác là hợp đồng uỷ thác thuê tàu. Có hai loại hợp đồng uỷ thác thuê tàu:

Hợp đồng uỷ thác thuê tàu cả năm và Hợp đồng thuê tàu chuyến. Nhà xuất khẩu căn

cứ vào đặc điểm của hàng hoá để lựa chọn hợp đồng thuê tàu cho thích hợp.

b3- Giục người mua làm thủ tục ban đầu thanh toán

Người mua lập hối phiếu để thanh toán cho người bán.

b4- Mua bảo hiểm khi xuất khẩu CIF; CIP và D

Hàng hoá trong buôn bán quốc tế thường xuyên được chuyên chở bằng

đường biển, điều này thường gặp rất nhiều rủi ro, do đó cần phải mua bảo hiểm cho

hàng hoá. Công việc này cần được thực hiện thông qua hợp đồng bảo hiểm. Có hai

loại hợp đồng bảo hiểm: Hợp đồng bảo hiểm bao và Hợp đồng bảo hiểm chuyến.

Khi mua bảo hiểm cần lưu ý những điều kiện bảo hiểm và lựa chọn công ty bảo

hiểm.

b5- Chuẩn bị hàng hóa đóng gói ký mã hiệu

Đối với những doanh nghiệp, sau khi thu mua nguyên phụ liệu sản xuất ra

sản phẩm, cần phải lựa chọn, kiểm tra, đóng gói bao bì hàng hoá xuất khẩu, kẻ ký

mã hiệu sao cho phù hợp với hợp đồng đã ký và phù hợp với luật pháp của nước

nhập khẩu.

b6- Làm thủ tục hải quan xuất khẩu

SVTH



14



Thực trạng hoạt động xuất khẩu và một số giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất

khẩu motor điện tại công ty TNHH SPG VINA

Hàng hoá khi vượt qua biên giới quốc gia để xuất khẩu đều phải làm thủ tục

hải quan. Việc làm thủ tục hải quan gồm ba bước chủ yếu sau:

− Khai báo hải quan: Doanh nghiệp khai báo tất cả các đặc điểm hàng hoá về

số lượng, chất lượng, giá trị, tên phương tiện vận chuyển, nước nhập khẩu.

Các chứng từ cần thiết, phải xuất trình kèm theo là: Giấy phép xuất khẩu,

phiếu đóng gói, bảng kê chi tiết...

− Xuất trình hàng hoá.

− Thực hiện các quyết định của hải quan.

b7- Giám định số và chất lượng hàng xuất khẩu

Trước khi xuất khẩu, các nhà xuất khẩu phải có nghĩa vụ kiểm tra số lượng,

trọng lượng của hàng hoá. Việc kiểm tra được tiến hành ở hai cấp: cơ sở và ở cửa

khẩu nhằm bảo đảm quyền lợi cho khách hàng và uy tín của nhà sản xuất.

b8- Xin C/O xuất khẩu

Những hàng hóa liên quan đến các cam kết mà Việt Nam ký với các nước

hoặc các tổ chức kinh tế quốc tế, trong đó cà phê nhân, hàng dệt may xuất khẩu

sang thị trường EU, Canada, Nauy phải có C/O.

Đối với các hàng hóa khác, nếu trong hợp đồng ngoại thương có điều khoản

quy định phải có C/O.

C/O cuả các loại hàng hóa nói trên phải có trong bộ chứng từ thanh toán

nhưng trước mắt chưa phải xuất trình cho cơ quan hải quan khi làm thủ tục xuất

khẩu.

b9- Giao hàng xuất khẩu

Trong bước này doanh nghiệp cần tiến hành các công việc sau:

− Lập bản đăng ký hàng chuyên chở.

− Xuất trình bản đăng ký cho người vận tải để lấy hồ sơ xếp hàng .

− Trao đổi với cơ quan điều độ cảng để nắm vững ngày giờ làm hàng.

SVTH



15



Thực trạng hoạt động xuất khẩu và một số giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất

khẩu motor điện tại công ty TNHH SPG VINA

− Bố trí phương tiện vận tải đưa hàng vào cảng, xếp hàng lên tàu.

− Lấy biên lai thuyền phó, sau đó đổi biên lai thuyền phó lấy vận đơn đường

biển hoàn hảo và chuyển nhượng được, sau đó lập bộ chứng từ thanh toán.

b10- Làm bộ chứng từ thanh toán

Thanh toán là bước cuối cùng của việc thực hiện hợp đồng nếu không có sự

tranh chấp, khiếu nại. Trong buôn bán quốc tế, có rất nhiều phương thức thanh toán

khác nhau.

− Phương thức chuyển tiền.

− Phương thức thanh toán mở tài khoản.

− Phương thức thanh toán nhờ thu.

− Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ.

Đối với nhà xuất khẩu, về phương tiện thanh toán cần phải xem xét những

vấn đề sau:

− Người bán muốn bảo đảm rằng, người mua có các phương tiện tài chính để

trả tiền mua hàng theo đúng hợp đồng đã ký.

− Người bán muốn việc thanh toán được thực hiện đúng hạn.

Trên bình diện quốc tế, hai phương tiện thanh toán là nhờ thu (D/P và D/Au)

và thư tín dụng (chủ yếu là L/C không hủy ngang) được áp dụng phổ biến hơn cả.

Đến đây nếu không có sự tranh chấp và khiếu lại, một thương vụ xuất khẩu coi như

đã kết thúc và doanh nghiệp lại tiến hành một thương vụ mới.

b11- Thông báo cho người mua

Báo cho người mua hàng đã được chuyển đi.

1.4 TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH THIẾT BỊ ĐIỆN TẠI VIỆT NAM

1.4.1 Tình hình sản xuất thiết bị điện ở Việt Nam

Từ khi Việt Nam bước vào thời kỳ Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa, ngành

công nghiệp sản xuất thiết bị điện được Nhà nước coi là một ngành công nghiệp nền

SVTH



16



Thực trạng hoạt động xuất khẩu và một số giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất

khẩu motor điện tại công ty TNHH SPG VINA

tảng, có vai trò đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm độc lập

tự chủ về kinh tế. Ngành công nghiệp sản xuất thiết bị điện bao gồm một nhóm

ngành như: chế tạo máy động lực, máy nông nghiệp, thiết bị công nghiệp, thiết bị

kỹ thuật điện, động cơ điện (motor điện) và điện tử... Ngày 26 tháng 12 năm 2002,

Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định số 186/2002/QĐ-TTg về việc phê duyệt

chiến lược phát triển ngành sản xuất thiết bị điện Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn

đến năm 2020. Cụ thể, Nhà nước ưu tiên phát triển một số chuyên ngành và sản

phẩm thiết bị điện trọng điểm nhằm đáp ứng nhu cầu cơ bản của nền kinh tế quốc

dân như: thiết bị toàn bộ, máy động lực, máy công cụ, thiết bị kỹ thuật điện – điện

tử, cơ khí xây dựng… Mục tiêu phấn đấu đến năm 2010 ngành sản xuất thiết bị điện

đáp ứng 45% đến 50% nhu cầu sản phẩm thiết bị điện của cả nước, trong đó xuất

khẩu đạt 30% giá trị sản lượng.

Thực hiện chủ trương của Nhà nước, trong những năm qua, ngành công nghiệp

sản xuất thiết bị điện đã có những bước thành công ban đầu, sản lượng sản xuất đến

năm 2009 đã đáp ứng được 40% nhu cầu thị trường trong nước. Giá trị sản xuất của

toàn ngành giai đoạn 2002 – 2009 đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 21,9%, một số sản

phẩm đạt chất lượng tốt, không những cạnh tranh được với các sản phẩm cùng loại

được nhập khẩu trên thị trường mà còn được xuất khẩu sang Châu Âu, Châu Phi…

Bảng 1. 1: Giá trị sản xuất thiết bị điện qua các năm

ĐVT: Nghìn tỷ đồng

Năm

Trị giá



2005

10,5



2006

12



2007

18



2008

24



2009

33



2010

45



2011

59



Tổng

201,5



(Nguồn: Tổng cục thống kê)



SVTH



17



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.doc) (85 trang)

×