Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (682.57 KB, 85 trang )
Thực trạng hoạt động xuất khẩu và một số giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất
khẩu motor điện tại công ty TNHH SPG VINA
Và người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ở Việt Nam: Ông Yang
Tae Seoung, sinh ngày 29 tháng 09 năm 1961, quốc tịch Hàn Quốc, hộ chiếu số
M90040005 do Bộ Ngoại Giao và Thương mại Hàn Quốc cấp ngày 25 tháng 11
năm 2009; nơi đăng ký hộ khẩu thường trú tại số 926-17, 202 Daechi-Dong,
Kangnam-Gu, Seoul, Hàn Quốc; chỗ ở hiện nay tại lô B-2C-CN, khu công nghiệp
Mỹ Phước 3, huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương và giữ chức vụ Tổng Giám đốc.
Công ty TNHH SPG Việt Nam đã tích lũy được kinh nghiệm qua nhiều năm
kinh doanh và sản xuất motor điện tử. Công ty biết làm thế nào để theo đuổi được
thị hiếu và nhu cầu của khách hàng để đáp ứng đúng những giá trị của khách hàng
như: tối đa hóa hiệu suất và hiệu quả của động cơ, mở rộng phạm vi hỗ trợ kỹ
thuật…Ngoài ra, Công ty cũng rất tự hào về cơ sở kỹ thuật, kỹ sư lành nghề và cộng
nghệ tiên tiến nhất. Tất cả những điều này làm cho công ty có thể đảm bảo với
khách hàng sản xuất ra các sản phẩm tốt nhất không chỉ đáp ứng thị trường trong
nước và cả thị trường quốc tế.
Là một doanh nghiệp hoàn toàn đủ năng lực và có nhiều năm kinh nghiệm
trong sản xuất và xuất khẩu motor điện tử của Việt Nam. Hơn thế nữa công ty SPG
VINA tin chắc rằng là đơn vị sản xuất tốt nhất trong lĩnh vực này. Công ty luôn
hiểu chất lượng sản phẩm có vai trò quan trọng như thế nào, từ đó liên tục cải tiến
và nâng cao chất lượng sản phẩm.
Việc đầu tư công nghệ sản xuất và nâng cao các tiêu chuẩn về lao động luôn
được cải tiến và thực hiện hàng năm. Vì thế sản phẩm của SPG VINA đã thỏa mãn
được các yêu cầu khắc khe của nhiều thị trường như: Turkey, American, Korea…
SVTH
22
Thực trạng hoạt động xuất khẩu và một số giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất
khẩu motor điện tại công ty TNHH SPG VINA
2.1.3 Phạm vi hoạt động của công ty TNHH SPG VINA
-
2.1.3.1 Chức năng
- Sản xuất các loại động cơ điện:
+ Máy phát điện
+ Thiết bị điện tử
+ Các linh phụ kiện
2.1.3.2 Nhiệm vụ
Thực hiện tốt những điều luật của luật đầu tư tại Việt Nam cũng như những nghị
-
định do chính phủ Việt Nam quy định chi tiết, thi hành luật đầu tư tại Việt Nam.
Thực hiện đúng quy định của ban quản lý khu công nghiệp đề ra.
Xây dựng tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động kinh doanh một cách hiệu quả.
Quản lý sử dụng lao động không ngừng nâng cao chuyên môn nhằm nâng cao
-
năng suất hiệu quả trong công việc.
Nghiên cứu và thực hiện quá trình sản xuất kinh doanh phù hợp với pháp luật
trong nước.
2.1.3.3 Ngành nghề kinh doanh
- Sản xuất các loại động cơ điện và máy phát điện, thiết bị điện tử và các
-
linh phụ kiện.
Mã ngành: 2710
Tên ngành: sản xuất mô tơ, máy phát điện
2.1.4 Cơ cấu tổ chức nhân sự của công ty TNHH SPG VINA
2.1.4.1 Sơ đồ tổ chức nhân sự
Hình 2. 1: Sơ đồ tổ chức nhân sự tại công ty TNHH SPG VINA
Tổng Giám
đốc
Phòng
nhân sự
Phòng kế
toán
Phòng kinh
doanh xuất
nhập khẩu
Bộ phận
kho vật tư
SVTH
Phòng sản
xuất
Phòng vật
tư
Tổ
bobbin
(Nguồn:
Phòng
nhân sự) Tổ
Tổ bảo
Tổ
trì
motor
bracket
23
Thực trạng hoạt động xuất khẩu và một số giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất
khẩu motor điện tại công ty TNHH SPG VINA
Qua hình 2.1 sơ đồ tổ chứng nhân sự của công ty chúng ta có thể thấy được
rằng công ty TNHH SPG VINA có tổ chức quản lý theo chế độ trực tuyến. Do đó
tránh được tình trạng tập trung toàn bộ các vấn đề quản lý cho Tổng Giám đốc, dẫn
đến tình trạng quá tải. Vì nếu mọi việc điều chỉ có trong chờ vào Tổng Giám đốc
giải quyết thì rất khó chỉ có một người thì sẽ giải quyết không hết được. Nên việc
phân công nhiệm vụ, trách nhiệm của các cấp lãnh đạo ở các phòng/ban là rất quan
trọng sẽ gánh bớt một phần trách nhiệm cho Tổng Giám đốc. Mọi việc tổ chức kinh
doanh sẽ được dễ dàng thuận tiện đồng thời các đối tác có thể liên hệ trực tiếp với
giám đốc của công ty, tận dụng được rất nhiều về thời gian.
Với bộ máy tinh gọn, trách nhiệm phân công rõ ràng cho các phòng/ban, cá
nhân làm cho các hoạt động của công ty đi vào nề nếp đồng bộ, mỗi cá nhân đều có
điều kiện phát huy khả năng của mình. Chế độ tiền lương, tiền thưởng ngày càng
được cải thiện làm cho cán bộ công nhân viên ngày càng gắn bó với công ty. Khi
mà công ty có chế độ khen, thưởng rõ ràng sẽ là động lực rất lớn khích lệ tinh thần
cho các nhân viên hăng hái làm việc cho công ty hơn.
SVTH
24
Thực trạng hoạt động xuất khẩu và một số giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất
khẩu motor điện tại công ty TNHH SPG VINA
2.1.4.2 Nhiệm vụ, chức năng của Ban Tổng Giám đốc và các phòng ban
• Tổng Giám đốc (gồm 1 Tổng Giám đốc): Quản lý trong công ty thực hiện theo
nguyên tắc thủ trưởng: Tổng giám đốc là người lãnh đạo cao nhất, chịu trách
nhiệm chung về mọi hoạt động của công ty. Tổng giám đốc chịu trách nhiệm
trực tiếp của các phòng nhân sự, phòng kế toán, phòng kinh doanh xuất nhập
khẩu, phòng vật tư, phòng sản xuất.
• Phòng nhân sự (gồm 6 người)
-
Nhiệm vụ: Nghiên cứu và tổ chức, sắp xếp lao động hợp lý trong toàn công ty
để tham mưu cho Tổng Giám đốc quyết định; quản lý hồ sơ lý lịch cán bộ công
nhân viên theo phân cấp quản lý; phổ biến những quy định pháp luật liên quan
đến chế độ và luật lao động; rà soát và đề nghị nâng bậc lương cho cán bộ công
nhân viên đúng kỳ hạn; giải quyết xung đột nội bộ;
-
Chức năng: Quản lý công tác tổ chức cán bộ công nhân viên và lao động của
công ty; quản lý công tác bảo vệ, quốc phòng, phòng cháy chữa cháy; tham mưu
cho lãnh đạo công ty những vấn đề liên quan đến chế độ, chính sách của người
lao động; tham gia công tác tuyển dụng lao động; tham mưu cho Tổng Giám đốc
về tổ chức bộ máy sản xuất-kinh doanh và bố trí nhân sự phù hợp với sự phát
triển của công ty; kiểm tra việc chấp hành nội quy lao động, quy chế công ty; kết
hợp với phòng kế toán xây dựng quỹ lương của công ty; góp ý xây dựng đoàn
kết nội bộ;
• Phòng kế toán (gồm 4 người)
-
Nhiệm vụ: Kiểm tra mọi hoạt động tài chính – kế toán của toàn công ty, tham
mưu cho Giám đốc chỉ đạo thực hiện đúng luật pháp của Nhà nước, điều lệ hoạt
động của công ty; ngăn ngừa những tiêu cực trong hoạt động kinh doanh của
công ty kiên quyết loại bỏ những thủ tục chứng từ không hợp lệ, bảo vệ nền Tài
chính công ty hoạt động lành mạnh đúng pháp luật; bản quyết toán tài chính
phải lập công khai, cân đối chính xác, phản ảnh các mặt hoạt động kinh doanh
SVTH
25
Thực trạng hoạt động xuất khẩu và một số giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất
khẩu motor điện tại công ty TNHH SPG VINA
của công ty một cách khách quan để lãnh đạo nắm được, tìm cách phát huy
(hoặc hạn chế); theo dõi công nợ lãi vay; báo định kỳ hàng tháng về chi phí, lợi
nhuận; lập quyết toán, báo cáo thuế theo định kỳ; quản lý hóa đơn, hồ sơ, chứng
từ liên quan đến tài chính;
-
Chức năng: Tham mưu cho Giám đốc quản lý chặt chẽ tài chính công ty theo
pháp luật Nhà Nước và theo điều lệ hoạt động của công ty. Đồng thời tham mưu
cho Giám đốc tìm mọi biện pháp kinh doanh có hiệu quả; là thành viên giám sát
mọi chỉ tiêu, thu nhập của công ty, phản ảnh các con số thực bằng hoạch toán
mà thể hiện là bản quyết toán tài chính hàng quý, hàng năm; kiểm tra chứng từ
thu, chi theo quy định; đề nghị sữa đổi bổ sung chứng từ thanh toán; từ chối
thanh toán đối với các chứng từ không hợp lệ; đề xuất cấp trên khen thưởng cá
nhân có thành tích tốt; góp ý xây dựng đơn vị nội bộ;
• Phòng kinh doanh xuất-nhập khẩu (gồm 5 người)
-
Nhiệm vụ:
+ Tăng cường công tác tiếp thị, nghiên cứu thị trường để đầu tư đẩy mạnh kinh
doanh. Đề xuất với Ban Tổng Giám đốc các chủ trương, chính sách phù hợp với
tình hình thực tế trong lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu;
+ Theo dõi chặt chẽ và nắm bắt kịp thời tình hình thị trường, giá cả, nhu cầu
hàng hóa xuất nhập khẩu để tham mưu cho Ban Giám đốc trong việc đàm phán
tiến tới ký kết các hợp đồng kinh tế;
+ Nghiên cứu theo dõi các chủ trương, chính sách xuất nhập khẩu, thuế của Nhà
nước ban hành để tổ chức triển khai và thực hiện đúng quy định;
+ Chịu trách nhiệm dự thảo, lập các hợp đồng thương mại, điều kiện và hình
thức thanh toán. Thực hiện tốt nghiệp vụ thủ tục xuất-nhập khẩu đúng quy định
cũng như theo dõi tình hình thực hiện hợp đồng, thanh lý hợp đồng;
SVTH
26
Thực trạng hoạt động xuất khẩu và một số giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất
khẩu motor điện tại công ty TNHH SPG VINA
+ Thực hiện cung cấp chứng từ xuất-nhập khẩu, hóa đơn xuất nhập hàng hóa,
đồng thời quản lý chặt chẽ hàng hóa và hệ thống kho hàng của công ty;
-
Chức năng: Tham mưu giúp Ban Tổng Giám đốc công ty hoạch định các
phương án sản xuất kinh doanh của toàn công ty dài hạn, ngắn hạn hoặc từng
thương vụ kinh doanh cụ thể; cùng với các đơn vị trực thuộc và các phòng chức
năng khác của công ty xây dựng các phương án kinh doanh và tài chính; trực
tiếp nghiên cứu thị trường, nguồn hàng, khách hàng trong và ngoài nước để xúc
tiến thương mại, trong đó tập trung cho việc tạo chân hàng làm hàng xuất khẩu;
trực tiếp quản lý và theo dõi việc sử dụng thương hiệu của công ty;
• Phòng vật tư (gồm 6 người)
-
Nhiệm vụ:
+ Khai thác, cung ứng vật tư, nguyên nhiên vật liệu thiết bị máy móc phục vụ
cho sản xuất kinh doanh theo lệnh của Tổng Giám đốc công ty;
+ Quản lý, bảo quản vật tư, nguyên nhiên vật liệu. Cấp phát vật tư, nguyên nhiên
vật liệu theo nhu cầu sản xuất kinh doanh của công ty;
+ Căn cứ kế hoạch sản xuất kinh doanh để xây dựng kế hoạch mua sắm vật tư và
cung cấp vật tư nguyên vật liệu phục vụ sản xuất cho các đơn vị trong công ty;
+ Cung cấp thông tin giá cả thị trường các loại vật tư, nguyên nhiên vật liệu cho
phòng phục vụ cho công tác hạch toán kế toán. Báo cáo số lượng, chất lượng vật
tư xuất nhập và tồn kho theo chế độ từng tuần, từng tháng. Thống kê chi phí vật
tư cho từng sản phẩm;
-
Chức năng: Phòng vật tư là đơn vị thuộc bộ máy quản lý của công ty, có chức
năng cung cấp thông tin kinh tế, giá cả thị trường các chủng loại vật tư nguyên
vật liệu cho các phòng ban liên quan. Mua sắm, cung cấp vật tư nguyên vật liệu
để sản xuất sản phẩm, thi công các công trình. Chịu trách nhiệm trước Tổng
giám đốc về mọi hoạt động của đơn vị.
SVTH
27
Thực trạng hoạt động xuất khẩu và một số giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất
khẩu motor điện tại công ty TNHH SPG VINA
• Phòng sản xuất và quản lý sản xuất (gồm 6 người)
-
Nhiệm vụ:
+ Tổ chức, sắp xếp, điều động nhân lực phù hợp để kiểm tra chất lượng nguyện
vật liệu đầu vào. Phân loại, đánh giá nguyên vật liệu đầu vào, đánh giá nhà cung
ứng phù hợp với yêu cầu của thực tế sản xuất;
+ Tổ chức công tác quản lý chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn ISO
9001:2000, kiểm soát quá trình sản xuất và chất lượng sản phẩm khi xuất xưởng.
Lập kế hoạch bảo dưỡng định kỳ trang thiết bị của công ty. Phát hiện và đề xuất
phương án xử lý kịp thời các hỏng hóc đột xuất trong quá trình sản xuất;
-
Chức năng: Phòng sản xuất lập kế hoạch sản xuất theo từng kỳ, từng quý, điều
độ sản xuất; kiểm tra, đánh giá chất lượng nguyên vật liệu đầu vào; kiểm tra sản
phẩm trước khi nhập kho, xử lý sản phẩm không phù hợp; quản lý trang thiết bị
sản xuất, và giám sát dụng cụ, thiết bị đo lường;
• Bộ phận kho vật tư (gồm 10 người)
-
Nhiệm vụ:
+ Bộ phận lập đơn hàng lập ra các đơn hàng nhập xuất vật tư bao gồm các thông
tin về: Nhà sản xuất, ngày giao hàng, loại vật tư, số lượng, giá. Để bộ phận kho
căn cứ vào đó khi có yêu cầu nhập, xuất kho theo đơn hàng của bộ phận lập đơn
hàng gửi xuống;
+ Thực hiện chi tiết việc nhập, xuất, chuyển kho và điều chỉnh vật tư hàng hoá
trong kho;
+ Theo dõi hạn sử dụng và hạn bảo hành của các vật tư; thông báo số lượng tồn
kho chi tiết trong các kho, vị trí kho, số lô còn tồn, số lô hết hạn, số lượng còn
-
trống và có thể chứa tiếp trong các kho.
Chức năng:
+ Bộ phận kho thực hiện việc nhập xuất kho theo đơn hàng mà bộ phận lập đơn
hàng chuyển yêu cầu đến. Ngoài ra còn thực hiện nhập, xuất, điều chỉnh, chuyển
kho, các thao tác tháo dỡ, lắp ghép sản phẩm, quản lý thông tin kho và vật tư để
đáp ứng nhu cầu theo dõi xuất nhập vật tư;
+ Cảnh báo khi xuất quá số lượng vật tư có trong kho; cảnh báo khi nhập vật tư
quá khả năng chứa của kho, vị trí kho;
SVTH
28
Thực trạng hoạt động xuất khẩu và một số giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất
khẩu motor điện tại công ty TNHH SPG VINA
+ Các vật tư được theo dõi chi tiết thông tin như: nguồn gốc, đơn vị tính, màu
sắc kích cỡ, thời gian bảo hành. Nhà sản xuất, bao bì quy cách vật tư;
• Tổ bobbin (gồm 70 người)
-
Nhiệm vụ: Về mặt kỹ thuật tùy theo công suất của từng loại motor mà tổ này sẽ
có những thông số kỹ thuật riêng để quấn bao nhiêu vòng dây đồng cho loại
motor đó sao cho phù hợp với công suất hoạt động và thực hiện các thao tác gắn
các thiết bị cách điện như: băng keo cách điện lên bobbin và ống gen cách điện
vào dây điện để trách nhiễm điện lên các thiết bị khác.
-
Chức năng: Những công nhân trong tổ bobbin là quấn dây đồng vào bobbin
bằng nhựa để gắn cùng với stator để khi gắn vào motor thì nó sẽ dẫn điện và tạo
từ trường.
• Tổ Bracket (gồm 50 người): Là tổ chuyên sản xuất về vỏ hộp và các thiết bị
gắn liền với vỏ hộp của motor giống như vỏ hộp số có bạc đạn để hai bên dầu
mở bôi trơn để chịu nhiệt, lò so, ổ bi…Với mục đích là khi gắn trục motor vào
vỏ thì nó sẽ bắt đầu hoạt động.
• Tổ mortor (gồm 350 người)
-
Chức năng: Đây là tổ thực hiện công đoạn lắp ráp cuối cùng để hoàn thành
motor hoàn chỉnh. Gắn tất cả phụ tùng từ các tổ bobbin, bracket và các vật liệu
khác thành con motor.
-
Nhiệm vụ: Kiểm tra xem các motor có đạt được công suất và hiệu quả không rồi
mới xuất khẩu. Việc kiểm tra các con motor cũng khá quan trọng nó quyết định
con motor có đủ tiêu chuẩn để xuất khẩu hay không.
• Tổ bảo trì (10 người): Bảo dưỡng kiểm tra máy móc định kỳ để kịp thời bảo trì,
sửa chữa các trang thiết bị máy móc luôn tốt để đảm bảo tiến trình hoạt động sản
xuất của công ty. Mặc khác còn đảm bảo được quá trình sản xuất thường xuyên
không gián đoạn, số lượng hàng xuất khẩu luôn đúng theo yêu cầu của khách
hàng.
2.1.4.3 Tình hình nhân sự tại công ty TNHH SPG VINA
SVTH
29
Thực trạng hoạt động xuất khẩu và một số giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất
khẩu motor điện tại công ty TNHH SPG VINA
Một trong những yêu cầu chính về nhân sự tại công ty TNHH SPG VINA là
tìm ra đúng người, đúng số lượng và đúng thời điểm trên các điều kiện thỏa mãn cả
công ty và nhân viên mới. Khi lựa chọn được những người có kỹ năng thích hợp
làm việc ở đúng vị trí thì cả nhân viên lẫn công ty đều có lợi.
Bảng 2. 1: Tình hình nhân sự của công ty SPG VINA
ĐVT: Người
TT
Phòng/Ban
Nam
Nữ
1
Tổng Giám đốc
1
1
0
2
Phòng nhân sự
6
2
4
3
Phòng kế toán
4
0
4
4
Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu
5
1
4
5
Phòng vật tư
6
2
4
6
Phòng sản xuất, quản lý
6
3
3
7
Bộ phận kho vật tư
10
4
6
8
Tổ bobbin
70
10
60
9
Tổ bracket
50
15
35
10
Tổ bảo trì
10
9
1
11
Tổ motor
350
60
290
518
107
411
Tổng cộng
SVTH
Tổng số
30
Thực trạng hoạt động xuất khẩu và một số giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất
khẩu motor điện tại công ty TNHH SPG VINA
(Nguồn: Phòng nhân sự)
Nhận xét: Qua bảng 2.1 về tình hình nhân sự tại công ty đã thống kê được số
lượng lao động chính thức của công ty. Hiện nay, công ty đang giữ ổn định về số
lượng lao động và không có nhu cầu tuyển dụng. Trình độ nhân viên của công ty
cũng khá cao nhân viên trình độ đại học 18 người, cao đẳng 8 người, trung cấp 17
người, công nhân kỹ thuật 30 người và lao động phổ thông 445 người. Với tình hình
nhân sự và trình độ của nhân viên như trên công ty cũng có những ưu, nhược điểm.
Cụ thể:
-
Ưu điểm:
Số lượng nhân sự chính thức của công ty được bố trí phù hợp với cơ cấu
bộ máy tổ chức.
Đúng người đúng việc, đúng chuyên môn khả năng của từng người.
Đội ngũ công nhân viên có trình độ khá cao số đông cấp lãnh đạo đều tốt
nghiệp đại học và khả năng ngoại ngữ cũng tương đối tốt. Ngoài ra, lao động phổ
thông được đào tạo tay nghề vững trước khi vào làm việc chính thức tại công ty.
Công ty còn huấn luyện tinh thần, trách nhiệm làm việc của công nhân
viên để họ làm việc hiệu quả hơn tạo ra sản phẩm đạt chất lượng.
-
Nhược điểm:
Như phân tích ở trên công ty có đội ngũ nhân viên trình độ đại học, cao
đẳng cũng khá nhiều như vậy việc trả lương cho họ cũng khá cao sẽ ảnh hưởng đến
chi phí kinh doanh của công ty.
SVTH
31
Thực trạng hoạt động xuất khẩu và một số giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất
khẩu motor điện tại công ty TNHH SPG VINA
2.1.5 Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty TNHH SPG VINA trong
3 năm (2009-2011)
2.1.5.1 Phương thức kinh doanh hàng motor điện tại công ty
Hiện tại, công ty TNHH SPG VINA xuất khẩu chủ yếu bằng hình thức xuất
khẩu trực tiếp. Sau khi hàng motor điện tử được sản xuất xong sẽ giao trực tiếp cho
nhà nhập khẩu không thông qua người thứ ba nhưng có thể thông qua các phương
tiện giao tiếp hiện đại như: điện thoại, thư tín, fax, email để thoải thuận với nhau về
điều khoản hợp đồng. Hàng hóa công ty sản xuất chủ yếu xuất khẩu trực tiếp sang
nước ngoài không bán trong nước.
Thông qua xuất khẩu trực tiếp công ty sẽ thu lợi nhuận cao hơn vì giảm được
các chi phí trung gian khác, việc xuất khẩu diễn ra nhanh chống và mang lại hiệu
quả cao. Hơn thế công ty còn có thể khắc phục được những thiếu sót và chủ động
trong việc thâm nhập thị trường thế giới. Tuy nhiên, để tham gia hình thức xuất
khẩu này đòi hỏi doanh nghiệp phải có đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp, giao tiếp tốt,
được đào tạo một cách cơ bản, nắm vững và tin thông những nghiệp vụ về thị
trường ngoại thương, tâm huyết với nghề và có kinh nghiệm. Với những điều kiện
trên công ty TNHH SPG VINA đã hội tụ khá đầy đủ vì thế công ty đã lựa chọn
phương thức kinh doanh xuất khẩu trực tiếp.
2.1.5.2 Tình hình doanh thu của công ty TNHH SPG VINA qua 3 năm
(2009-2011):
Bảng 2. 2: Kết quả kinh doanh của công ty TNHH SPG VINA trong 3 năm
ĐVT: Đồng
Chỉ tiêu
2009
2010
2011
Doanh thu
49.734.197.792
220.562.749.613
233.901.597.354
Chi phí
45.696.684.526
214.843.113.634
202.664.136.093
4.037.513.266
5.719.635.979
31.237.461.261
Lợi nhuận
(Nguồn: Phòng xuất nhập khẩu và tính toán của tác giả)
SVTH
32