1. Trang chủ >
  2. Kinh tế - Quản lý >
  3. Xuất nhập khẩu >

4 TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH THIẾT BỊ ĐIỆN TẠI VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (682.57 KB, 85 trang )


Thực trạng hoạt động xuất khẩu và một số giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất

khẩu motor điện tại công ty TNHH SPG VINA

tảng, có vai trò đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm độc lập

tự chủ về kinh tế. Ngành công nghiệp sản xuất thiết bị điện bao gồm một nhóm

ngành như: chế tạo máy động lực, máy nông nghiệp, thiết bị công nghiệp, thiết bị

kỹ thuật điện, động cơ điện (motor điện) và điện tử... Ngày 26 tháng 12 năm 2002,

Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định số 186/2002/QĐ-TTg về việc phê duyệt

chiến lược phát triển ngành sản xuất thiết bị điện Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn

đến năm 2020. Cụ thể, Nhà nước ưu tiên phát triển một số chuyên ngành và sản

phẩm thiết bị điện trọng điểm nhằm đáp ứng nhu cầu cơ bản của nền kinh tế quốc

dân như: thiết bị toàn bộ, máy động lực, máy công cụ, thiết bị kỹ thuật điện – điện

tử, cơ khí xây dựng… Mục tiêu phấn đấu đến năm 2010 ngành sản xuất thiết bị điện

đáp ứng 45% đến 50% nhu cầu sản phẩm thiết bị điện của cả nước, trong đó xuất

khẩu đạt 30% giá trị sản lượng.

Thực hiện chủ trương của Nhà nước, trong những năm qua, ngành công nghiệp

sản xuất thiết bị điện đã có những bước thành công ban đầu, sản lượng sản xuất đến

năm 2009 đã đáp ứng được 40% nhu cầu thị trường trong nước. Giá trị sản xuất của

toàn ngành giai đoạn 2002 – 2009 đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 21,9%, một số sản

phẩm đạt chất lượng tốt, không những cạnh tranh được với các sản phẩm cùng loại

được nhập khẩu trên thị trường mà còn được xuất khẩu sang Châu Âu, Châu Phi…

Bảng 1. 1: Giá trị sản xuất thiết bị điện qua các năm

ĐVT: Nghìn tỷ đồng

Năm

Trị giá



2005

10,5



2006

12



2007

18



2008

24



2009

33



2010

45



2011

59



Tổng

201,5



(Nguồn: Tổng cục thống kê)



SVTH



17



Thực trạng hoạt động xuất khẩu và một số giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất

khẩu motor điện tại công ty TNHH SPG VINA

Hình 1. 2: Biểu đồ thể hiện giá trị sản xuất thiết bị điện qua các năm



Nhận xét: Qua bảng 1.1 và hình 1.2 ta thấy:

Năm 2009 là năm thứ tư Việt Nam triển khai kế hoạch phát triển kinh tế - xã

hội 5 năm 2006 – 2010 và đã là thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại Thế

giới (WTO), các doanh nghiệp trong nước vừa có cơ hội để phát triển nhưng cũng

phải đối mặt với nhiều thách thức. Làn song đầu tư, lưu chuyển hang hóa và dịch

vụ, lao động và vốn ngày càng được mở rộng; cuộc cách mạng khoa học và công

nghệ tiếp tục phát triển mạnh… Đây là những nhân tố tác động tích cực đến phát

triển kinh tế nói chung và công nghiệp sản xuất motor điện nói riêng. Nhà nước

cũng đã có cơ chế chính sách khuyến khích phát triển công nghiệp phụ trợ, công

nghiệp sản xuất sản phẩm từ công nghệ mới, cơ khí thiết bị toàn bộ, chế tạo máy…

Hiện nay, nhu cầu trong nước về các loại động cơ điện, thiết bị điện là rất

lớn, nhưng khả năng đáp ứng của các doanh nghiệp trong nước chỉ đạt khoảng 35%

- 40%. Vì vậy, thị trường nội địa còn rất nhiều tiềm năng để khai thác. Mặc dù vậy,

trước sự cạnh tranh gay gắt từ các hãng chế tạo máy nước ngoài, vốn đã có uy tín và

thị phần nhất định trên thị trường Việt Nam, thì việc các doanh nghiệp trong nước

giành lại “sân nhà” không phải là dễ dàng.

SVTH



18



Thực trạng hoạt động xuất khẩu và một số giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất

khẩu motor điện tại công ty TNHH SPG VINA

Trước tình hình đó, ngành công nghiệp sản xuất thiết bị điện và chế tạo máy

đã định hướng sẽ phát triển những sản phẩm motor điện có lợi thế cạnh tranh cao,

có thị trường, chú ý các sản phẩm trọng điểm. Các doanh nghiệp ở Việt Nam sản

xuất thiết bị điện sẽ đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu thiết bị điện, chú trọng nghiên

cứu sản xuất các thiết bị cơ điện tử, thiết bị điều khiển…

Qua việc đánh giá tình trạng ngành, nhu cầu của thị trường, có thể nói ngành

chế tạo thiết bị điện còn nhiều tiềm năng để phát triển. Với định hướng đúng đắn

của Nhà nước và bản than mỗi doanh nghiệp, việc duy trì tốc độ tăng trưởng như

những năm vừa qua của ngành là dễ dàng đạt được.

1.4.2 Thị trường xuất khẩu thiết bị điện của Việt Nam

Đối với thị trường xuất khẩu, bên cạnh các thị trường truyền thống, ngành

sản xuất thiết bị điện cũng có tiềm năng lớn ở các thị trường lân cận là Lào và

Campuchia. Lào với dân số 6,67 triệu người (năm 2008), tiềm năng thủy điện

khoảng 23.000MW, song công suất lắp đặt hiện có khoảng 1.826MW và Lào đang

có mục tiêu sẽ đạt 90% điện khí hóa nông thôn vào năm 2020. Campuchia với dân

số 14 triệu người, có tiềm năng thủy điện ước đạt 10.000MW, trong đó quy mô thủy

điện lớn khoảng 89%, quy mô trung bình 10%, thủy điện nhỏ 2%. Tuy nhiên hiện tỷ

lệ hộ được cấp điện lưới mới chỉ đạt 22,47%, trong đó thành thị đạt 82,53%, nông

thôn 9,31%. Campuchia có định hướng phát triển ngành điện đến năm 2030 sẽ có

70% hộ nông thôn được dùng điện. Với hai thị trường này, Việt Nam đã đạt được

những cam kết dưới hình thức những bản ghi nhớ, hiệp định hợp tác đầu tư phát

triển lĩnh vực điện.

Trong những năm gần đây, công nghiệp chế tạo thiết bị điện trong nước đã

có những bước phát triển khá. Một số doanh nghiệp đã sản xuất được các loại động

cơ điện, máy biến thế, máy phát điện, khí cụ điện trung và cao thế, sứ cách điện.

Máy biến áp của Việt Nam đang được xuất sang thị trường Trung Đông, Nhật Bản,

châu Phi; sứ cách điện xuất sang Mỹ, Trung Đông; đèn compact và dây điện xuất

sang khu vực Mỹ Latin, Trung Đông, …



SVTH



19



Thực trạng hoạt động xuất khẩu và một số giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất

khẩu motor điện tại công ty TNHH SPG VINA

1.4.3 Những thuận lợi và khó khăn của doanh nghiệp Việt Nam khi xuất

khẩu thiết bị điện ra thị trường thế giới

1.4.3.1 Thuận lợi:

Đây là lĩnh vực kinh doanh có tiềm năng rất lớn, và nước ta có ưu thế về đầu

tư với đầu vào là nguồn nguyên vật liệu rất dồi dào, chủ động, nguồn nhân công và

thợ thủ công đông đảo, có tay nghề cao với kinh nghiệm, chi phí lao động thấp.

1.4.3.2 Khó khăn:

Hiện nay, Việt Nam chỉ chưa làm được tua-bin, nồi hơi...và đang cần tiếp

nhận chuyển giao công nghệ từ các nhà sản xuất nổi tiếng trên thế giới.

Hàng motor điện của nước ta đang có những hạn chế đó là quy mô nhỏ lẻ,

phân tán, mẫu mã đơn điệu, chậm được cải tiến, công nghệ chậm đổi mới…sức

cạnh tranh của sản phẩm còn quá yếu, kể cả mẫu mã, giá cả, thương hiệu, đến sản

xuất, tiêu thụ, tìm kiếm thị trường. Khâu cải tiến mẫu mã chính là một khâu tạo ra

nhiều giá trị gia tăng nhất nhưng đáng tiếc, đây là khâu chậm đổi mới nhất hiện nay.

Các công ty sản xuất các thiết bị điện của Việt Nam chủ yếu có quy mô vừa

và nhỏ, lại khó tiếp cận nguồn vồn vay do lãi suất quá cao, nên kém sức cạnh tranh

so với các nước.



KẾT LUẬN CHƯƠNG 1:

Như vậy, tất cả những gì đã nêu ở chương trên đã phần nào giới thiệu các

kiến thức, tư tưởng kỹ năng cơ bản về hoạt động kinh doanh xuất khẩu. Đây là tiền

đề cho việc phân tích thực trạng xuất khẩu motor điện ở chương 2 và đề ra những

giải pháp ở chương 3.



SVTH



20



Thực trạng hoạt động xuất khẩu và một số giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất

khẩu motor điện tại công ty TNHH SPG VINA



CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XUẤT

KHẨU MOTOR ĐIỆN TỬ CỦA CÔNG TY TNHH SPG VINA

2.1 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH SPG VINA

2.1.1 Giới thiệu sơ lược về công ty TNHH SPG VINA























Tên công ty: CÔNG TY TNHH SPG VIỆT NAM

Tên giao dịch: SPG VINA CO., LTD.

Tên viết tắt: SPG VINA CO., LTD.

Địa chỉ: Lô B-2C-CN, Khu Công Nghiệp Mỹ Phước 3, Huyện Bến Cát, Tỉnh

Bình Dương

Số điện thoại: (84) 650 357 7700 (102)

Fax: (84) 650 357 7705

Mã số thuế: 3700902369

Website: www.spg.co.kr

Vốn điều lệ: 64.000.000.000 đồng



2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của công ty TNHH SPG VINA

Công ty TNHH SPG Việt Nam có 100% vốn đầu tư của Hàn Quốc, hoạt

động trong lĩnh vực chế tạo và kinh doanh các loại motor điện tử. Công ty đã có

những thay đổi và cải tiến với hy vọng có được một vị trí nổi bật hơn trên thế giới

về sản xuất motor điện tử.

Năm 2008 ban quản lý khu công nghiệp Bình Dương chứng nhận nhà đầu tư:

SPG CO., LTD., giấy đăng ký kinh doanh số 139-81-11459 do Cục thuế khu vực

Namin Cheon cấp ngày 14 tháng 3 năm 1994, địa chỉ trụ sở chính tại số 1243110031213 Namincheon Tax Office, thành phố Incheon, Hàn Quốc. Người đại diện là

ông Lee Jun Ho, sinh ngày 01 tháng 06 năm 1960, quốc tịch Hàn Quốc, hộ chiếu số

7206218 cấp ngày 21 tháng 12 năm 2007; nơi đăng ký hộ khẩu thường trú và chỗ ở

hiện nay tại số 17-607, Sampoong Apartment, 1685 Seocho-Dong, Seocho-Gu,

Seoul, Hàn Quốc và giữ chức vụ là Chủ tịch công ty.



SVTH



21



Thực trạng hoạt động xuất khẩu và một số giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất

khẩu motor điện tại công ty TNHH SPG VINA

Và người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ở Việt Nam: Ông Yang

Tae Seoung, sinh ngày 29 tháng 09 năm 1961, quốc tịch Hàn Quốc, hộ chiếu số

M90040005 do Bộ Ngoại Giao và Thương mại Hàn Quốc cấp ngày 25 tháng 11

năm 2009; nơi đăng ký hộ khẩu thường trú tại số 926-17, 202 Daechi-Dong,

Kangnam-Gu, Seoul, Hàn Quốc; chỗ ở hiện nay tại lô B-2C-CN, khu công nghiệp

Mỹ Phước 3, huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương và giữ chức vụ Tổng Giám đốc.

Công ty TNHH SPG Việt Nam đã tích lũy được kinh nghiệm qua nhiều năm

kinh doanh và sản xuất motor điện tử. Công ty biết làm thế nào để theo đuổi được

thị hiếu và nhu cầu của khách hàng để đáp ứng đúng những giá trị của khách hàng

như: tối đa hóa hiệu suất và hiệu quả của động cơ, mở rộng phạm vi hỗ trợ kỹ

thuật…Ngoài ra, Công ty cũng rất tự hào về cơ sở kỹ thuật, kỹ sư lành nghề và cộng

nghệ tiên tiến nhất. Tất cả những điều này làm cho công ty có thể đảm bảo với

khách hàng sản xuất ra các sản phẩm tốt nhất không chỉ đáp ứng thị trường trong

nước và cả thị trường quốc tế.

Là một doanh nghiệp hoàn toàn đủ năng lực và có nhiều năm kinh nghiệm

trong sản xuất và xuất khẩu motor điện tử của Việt Nam. Hơn thế nữa công ty SPG

VINA tin chắc rằng là đơn vị sản xuất tốt nhất trong lĩnh vực này. Công ty luôn

hiểu chất lượng sản phẩm có vai trò quan trọng như thế nào, từ đó liên tục cải tiến

và nâng cao chất lượng sản phẩm.

Việc đầu tư công nghệ sản xuất và nâng cao các tiêu chuẩn về lao động luôn

được cải tiến và thực hiện hàng năm. Vì thế sản phẩm của SPG VINA đã thỏa mãn

được các yêu cầu khắc khe của nhiều thị trường như: Turkey, American, Korea…



SVTH



22



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.doc) (85 trang)

×