Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (682.57 KB, 85 trang )
Thực trạng hoạt động xuất khẩu và một số giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất
khẩu motor điện tại công ty TNHH SPG VINA
3.2.1 Giải pháp 1: Thiết lập bộ phận marketing, nghiên cứu thị trường
• Mục tiêu thực hiện giải pháp:
-
Nghiên cứu về tình hình, đặc điểm của thị trường, từ đó có chiến lược xây
dựng và phát triển các mặt hàng phù hợp và đáp ứng nhu cầu thị trường.
-
Xây dựng chiến lược thâm nhập thị trường mới.
-
Xây dựng được thương hiệu uy tín cho công ty.
• Nội dung thực hiện giải pháp:
-
Để tồn tại và phát triển điều cần thiết là công ty phải nghiên cứu thị trường,
nghiên cứu thị trường cung và cầu, nhất là trong tình hình hiện nay của công
ty việc thành lập bộ phận marketing là rất cần thiết.
-
Một khi công ty đã tập hợp được một số lượng sản phẩm xuất khẩu có chất
lượng thì song song đó phải có bộ phận marketing để xác định rõ thị trường
tiêu thụ hàng hóa. Do đó đòi hỏi công ty phải có bộ phận marketing để xem
thị trường nào là trọng điểm mục tiêu của công ty hiện tại cũng như trong
tương lai.
-
Trong thời gian đầu bộ phận marketing nên ghép chung với phòng kinh doanh
xuất nhập khẩu mà không cần tách ra một bộ phận riêng. Điều này giúp công
ty tiết kiệm chi phí. Hơn nữa, phòng xuất nhập khẩu đã có mối quan hệ thân
thuộc với khách hàng, bộ phận marketing có thể sử dụng ngay mối quan hệ
này và kinh nghiệm của nhân viên để tìm hiểu thị trường và thị hiếu khách
hàng. Tuy nhiên khi công ty có nguồn vốn hoạt động nhiều hơn thì tách hẳn
bộ phận marketing ra.
• Dự trù hiệu quả giải pháp mang lại:
-
Giúp công ty nghiên cứu được các thị trường truyền thống và mở rộng thị
trường mới.
SVTH
64
Thực trạng hoạt động xuất khẩu và một số giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất
khẩu motor điện tại công ty TNHH SPG VINA
-
Cải thiện và củng cố được những thị trường đã giảm sút trong năm qua, tạo
được niềm tin cho doanh nghiệp khi thị trường mới.
-
Có cơ sở để đa dạng hóa các mặt hàng, mẫu mã sản phẩm của doanh nghiệp.
3.2.2 Giải pháp 2: Hoàn thiện thương hiệu của công ty
• Mục tiêu giải pháp:
-
Khẳng định thương hiệu cho cho công ty;
-
Tăng khả năng tiêu thụ sản phẩm vì cùng một mức chất lượng nhưng sản phẩm
có thương hiệu uy tín được nhiều người biết đến sẽ dễ tiêu thụ hơn và có thể bán
được với giá cao nhiều lần;
-
Thương hiệu sản phẩm đã là một trong những tài sản giá trị nhất đối với mọi
công ty và công ty nào cũng đều phải bảo vệ quyền lợi của mình thông qua việc
quản lý thương hiệu.
• Cách thức thực hiện:
-
Nâng cao chất lượng hoạt động quản trị chất lượng và quản trị sản xuất bởi như
vậy công ty mới có thể tạo được uy tín của thương hiệu thông qua chất lượng
sản phẩm từ đó tạo được thiện cảm cũng như sự tin cậy của khách hàng đối với
sản phẩm của công ty.
-
Thực hiện xuất khẩu trực tiếp sang thị trường nước ngoài bởi nếu xuất khẩu theo
hình thức gia công cho nước ngoài thì công ty không thể xây dựng được một
thương hiệu riêng cho mình. Bằng hình thức xuất khẩu trực tiếp công ty được
hoàn toàn tự chủ trong sản xuất kinh doanh, do đó có quyền được gắn thương
hiệu cho sản phẩm hàng hóa mà công ty sản xuất ra.
-
Xây dựng cơ sở thu thập thông tin ngay trên thị trường tiêu thụ, thực hiện
nghiêm chỉnh các thủ tục pháp lý từng bang trong hệ thống pháp luật Hoa Kỳ về
kinh doanh quốc tế điều này tạo nền tản cho công tác xâm nhập và phát triển thị
trường tiêu thụ tại Hoa Kỳ.
SVTH
65
Thực trạng hoạt động xuất khẩu và một số giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất
khẩu motor điện tại công ty TNHH SPG VINA
• Dự trù kết quả mang lại:
Cuối cùng khi đã xây dựng và triển khai được một thương hiệu riêng cho
mình công ty cần thực hiện tốt công tác quản lý và bảo vệ thương hiệu hàng hoá của
mình nhằm ngày càng phát triển, nâng cao uy tín của thương hiệu sản phẩm cũng
như uy tín của công ty. Nếu thành công trong việc xây dựng và triển khai thương
hiệu sản phẩm hàng hoá công ty sẽ thu được nhiều lợi nhuận cũng như thành quả
trong sản xuất kinh doanh như:
−
Danh tiếng của sản phẩm hàng hóa và của công ty sẽ được nâng lên tạo điều
kiện thuận lợi cho việc khuyếch trương, quảng bá sản phẩm và nâng cao hiệu
quả của hoạt động xúc tiến bán hàng. Việc tiêu thụ sản phẩm cũng sẽ dễ dàng
hơn.
−
Việc xây dựng và triển khai thương hiệu sản phẩm hàng hoá sẽ tạo điều kiện
thuận lợi cho công ty khi thâm nhập vào những thị trường khó tính nhưng đầy
tiềm năng như Mỹ, EU... những thị trường mà đòi hỏi rất khắt khe về nguồn gốc,
thương hiệu sản phẩm.
−
Khi danh tiếng của công ty đã được nhiều người biết đến thông qua thương
hiệu hàng hóa công ty có thể mở rộng kinh doanh các sản phẩm hàng hoá mới
với thương hiệu đã được nhiều người biết đến.
3.2.3 Giải pháp 3: Phát huy năng lực và phát triển nguồn nhân lực
• Mục tiêu của giải pháp:
Để công ty thấy rõ phương hướng, cách thức quản trị nguồn nhân lực của mình
đảm bảo cho công ty phân công đúng người đúng việc, tạo được sự linh hoạt trong
sản xuất.
Tạo ra môi trường làm việc thông thoáng, thân thiện, cán bộ quản lý quan tâm
hơn đến đời sống công nhân viên.
Đảm bảo có đủ nguồn nhân lực có phẩm chất kỹ thuật tốt để thực hiện công
việc có năng xuất, chất lượng và đạt hiệu quả cao.
SVTH
66
Thực trạng hoạt động xuất khẩu và một số giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất
khẩu motor điện tại công ty TNHH SPG VINA
• Căn cứ đề xuất giải pháp:
Hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp hoạt động trong ngành sản xuất thiết bị
điện điều này dẫn đến tình trạng thiếu lao động có tay nghề kỹ thuật.
Trong thời buổi vật giá leo thang trong khi nhiều doanh nghiệp lại không quan
tâm mấy đến việc tăng lương cho công nhân dân đến tình trạng đình công ở nhiều
cơ sở sản xuất trên cả nước.
• Nội dung giải pháp:
Cần phải có những chính sách hợp lý để giữ chân các nhân tài, những người có
kinh nghiệm và chuyên môn cao trong lĩnh vực sản xuất motor điện của công ty
bằng cách tăng lương cho những người lao động đã gắn bó với công ty từ trên 1
năm trở lên.
Trao dồi thêm ngoại ngữ cho công nhân quản lý sản xuất để có thể hiểu rõ hơn
những chỉ dẫn về yêu cầu kỹ thuật của cán bộ kỹ thuật nước ngoài. Mở các lớp đào
tạo chuyên môn về kỹ thuật sản xuất motor điện cho công nhân.
Thường xuyên đi khảo sát tình hình giá cả các mặt hàng thiết yếu dùng trong
sinh hoạt để có thể phần nào hiểu được khó khăn của công nhân.
Tạo điều kiện cho những cán bộ quản lý muốn học thêm nhằm nâng cao năng
lực quản lý.
Tạo điều kiện cho những công nhân trẻ, năng động có cơ hội học hỏi trao đổi
giao lưu kinh nghiệm với những công nhân có kinh nghiệm lâu trong ngành.
Xây dựng sân chơi lành mạnh trong sản xuất bằng cách khuyến khích thi đua
hàng tháng như: lao động giỏi, phát huy sáng kiến tạo, cải tiến kỹ thuật… giúp công
nhân phát huy tối đa năng lực của mình, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của công
nhân. Đồng thời cũng làm tăng năng xuất và chất lượng sản phẩm.
SVTH
67
Thực trạng hoạt động xuất khẩu và một số giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất
khẩu motor điện tại công ty TNHH SPG VINA
• Dự trù kết quả đạt được:
-
Tạo sự thân thiện gắn bó giữa những công nhân lao động với nhà quản lý
-
Tạo ra môi trường làm việc lành mạnh có sự cạnh tranh công bằng
-
Nâng cao trình độ về quản lý cũng như trình độ về chuyên môn kỹ thuật của
công nhân sản xuất.
-
Thu hút nhân tài từ các nơi khác.
3.2.4 Giải pháp 4: Mở rộng thị trường nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng motor
điện của công ty
• Mục tiêu giải pháp:
-
Đa dạng hoá thị trường xuất khẩu của công ty.
-
Tìm kiếm thêm những thị trường tiềm năng.
-
Tăng kim ngạch xuất khẩu hàng motor điện
• Cách thức thực hiện:
Đánh giá thực trạng và triển vọng của công ty trên các thị trường hiện tại
cũng như thị trường tiềm năng cho hoạt động xuất khẩu. Công ty cần xác định rõ thị
trường trọng điểm, thị trường tiềm năng trong tương lai và những thị trường nào
đang suy thoái để có biện pháp chấn chỉnh, có chính sách, chiến lược mở rộng thị
trường, tạo thị trường đầu ra cho xuất khẩu.
Phải tạo lập chiến lược thị trường là một nội dung không thể thiếu trong công
tác đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu. Cần dựa vào những cơ sở sau để xây dựng chiến
lược thị trường.
-
Đánh giá nhu cầu, dung lượng tiêu thụ của mỗi thị trường.
-
Xác định kênh phân phối và chác thức thâm nhập trên từng thị trường.
SVTH
68
Thực trạng hoạt động xuất khẩu và một số giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất
khẩu motor điện tại công ty TNHH SPG VINA
-
Nghiên cứu điểm mạnh, điểm yếu của các đối thủ cạnh tranh trên thị trường.
-
Nghiên cứu thị hiếu tiêu dùng.
Công ty phải đồng thời vừa rà soát, kiểm tra kết quả đạt được, vừa phải theo
dõi tình hình thị trường luôn có biến động này để có những biện pháp điều chỉnh
chiến lược, thay đổi kế hoạt để phù hợp với xu hướng phát triển chung để đạt hiệu
quả kinh doanh cao.
Ngoài thị trường truyền thống công ty cần thăm dò và khai thác thêm thị
trường tiềm năng, đối với từng thị trường chúng ta cần có những chính sách phù hợp.
Ví dụ đối với thị trường truyền thống, là những khách hàng quen thuộc thì công ty
cần duy trì tốt mối quan hệ lâu dài, giữ uy tín, thực hiện đúng hợp đồng và tạo điều
kiện thuận lợi cho khách hàng mua được hàng với chất lượng và giá cả tốt nhất.
Còn đối với những thị trường mới, phải đẩy mạnh công tác tiếp thị, quảng
cáo, tham gia nhiều hội chợ, triển lãm, mở cửa hàng bán thử.
• Dự trù kết quả mang lại:
Công ty có thể tìm thêm được những thị trường mới ngoài thị trường truyền
thống hiện nay của công ty.
Qua tìm hiểu riêng cho từng thị trường truyền thống chủ lực công ty sẽ cải
thiện được cách thức sản xuất cũng như phân phối sản phẩm phù hợp nhất đối với
từng thị trường qua đó nâng cao kim ngạch xuất khẩu.
3.2.5 Giải pháp 5: Huy động vốn để mở rộng quy mô sản xuất
• Mục tiêu thực hiện giải pháp:
- Công ty tuy có thể đáp ứng được những đơn hàng lớn nhưng phải huy động nguồn
lực, cơ sở vật chất, nguồn vốn từ các công ty ở nước ngoài mới có thể đáp ứng nổi
số lượng nên việc huy động vốn là cần thiết để mở rộng quy mô sản xuất và mua
máy móc mới hiện đại hơn phục vụ cho sản xuất nâng cao chất lượng sản phẩm.
SVTH
69
Thực trạng hoạt động xuất khẩu và một số giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất
khẩu motor điện tại công ty TNHH SPG VINA
- Huy động được nguồn vốn để mở rộng quy mô kinh doanh của công ty.
- Tăng năng lực cạnh tranh và kim ngạch xuất khẩu do tăng quy mô sản xuất đem lại.
• Nội dung thực hiện giải pháp:
Trước những khó khăn trên công ty muốn mở rộng quy mô sản xuất kinh
doanh thì trước hết phải xây dựng cho mình một phương án kinh doanh có hiệu quả
để làm cơ sở cho việc xây dựng, tìm kiếm và huy động nguồn vốn cho công ty.
Công ty có thể thuê tài chính. Với nguồn vốn còn hạn chế hiện nay thì công
ty nên sử dụng hình thức thuê các loại tài sản, máy móc, thiết bị… Công ty có thể
giải quyết được nhu cầu cần thiết hiện tại vừa có nhiều thuận lợi vì thủ tục thuê đơn
giản, linh hoạt, nhanh gọn, hơn nữa công ty có thể tránh được nhưng rủi ro về tính
lạc hậu, lỗi thời của tài sản. Công ty có thể không phải trả nhiều tiền mà vẫn có
trang thiết bị máy móc hiện đại để tập trung kinh doanh hiệu quả hơn.
Bên cạnh đó, trong điều kiện kinh tế hiện nay vay vốn ngân hàng là một sự
lựa chọn tối ưu cho các doanh nghiệp trong đó có cả công ty TNHH SPG VINA,
với thủ tục đơn giản để có được số vốn mong muốn mặc dù mức lãi suất hiện nay
vẫn còn khá cao nhưng đây cũng là phương án tốt cho công ty khi muốn mở rộng
quy mô sản xuất, tuy nhiên công ty cũng phải cân nhấc thận trọng trong việc vay
ngân hàng vì thời điểm hiện nay mức lạm phát khá cao cho nên trả lãi xuất vay là
vấn đề không nhỏ.
Ngoài việc huy động các nguồn vốn mới thì công ty cũng nên thắt chặt các
biện pháp quản lý nguồn vốn một cách tốt nhất để sử dụng nguồn vốn này có hiệu
quả.
Lựa chọn mặt hàng kinh doanh phù hợp với yêu cầu của thị trường về thị
hiếu, mẫu mã, chất lượng và giá cả. Tránh tình trạng sản xuất ra không bán được,
hàng tồn kho lớn, hiệu quả sử dụng vốn thấp.
SVTH
70
Thực trạng hoạt động xuất khẩu và một số giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất
khẩu motor điện tại công ty TNHH SPG VINA
• Dự kiến kết quả đạt được:
Quy mô công ty được mở rộng đầu tư đúng mức. Có thể đáp ứng được các
hợp đồng lớn của các công ty đối tác, có thể tìm kiếm được thêm nhiều đơn đặt
hàng lớn qua đó kim ngạch xuất khẩu của công ty cũng sẽ được tăng cao.
3.3 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ
3.3.1 Kiến nghị đối với công ty
- Chú trọng công tác xây dựng và tạo hình ảnh thương hiệu.
- Tăng cường việc kiểm tra chất lượng sản phẩm khi sản xuất, để đảm bảo tính đồng
nhất và ổn định chất lượng sản phẩm, đồng thời khắc phục những sản phẩm có
khuyết điểm, để hoàn thiện sản phẩm đảm bảo về tính thẩm mỹ, tính an toàn khi sử
dụng, xây dựng niềm tin của khách hàng đối với sản phẩm thiết bị điện của mình.
Nâng cao chất lượng sản phẩm để tăng khả năng cạnh tranh và uy tín của công ty
trên trường quốc tế.
- Tăng cường công tác thu thập thông tin bằng nhiều hình thức để đảm bảo nắm bắt
những nhu cầu, tập quán và phong tục của từng địa phương, cũng như các chính
sách quy định về tiêu chuẩn nhập khẩu thiết kế sản xuất sản phẩm thích hợp để xúc
tiến mở rộng thị trường xuất khẩu. Thành lập bộ phận nghiên cứu thị trường để
khảo sát nghiên cứu thị trường trong cũng như ngoài nước để tìm kiếm nguồn hàng
mới, thị trường mới và khách hàng mới.
- Chú trọng nhân tố con người.
• Phỏng vấn công nhân mới và tiếp nhận họ, giải toả các xung đột của công
nhân
• Tham gia các cuộc hộp bất thường ở các phân xưởng để thực hiện công việc
tốt hơn
SVTH
71
Thực trạng hoạt động xuất khẩu và một số giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất
khẩu motor điện tại công ty TNHH SPG VINA
• Cần phải có trách nhiệm giám sát trực tiếp đến các công nhân sản xuất trong tổ
của mình
• Thường xuyên cập nhật và thông báo cho quản đốc biết về tình hình sản xuất
của công nhân trong tổ của mình để đánh giá có chế độ khen thưởng khích lệ
hay kỷ luật thích hợp
• Tích cực tham gia các cuộc họp giao ban hay các cuộc họp bất thường từ quản
đốc hay ban giám đốc.
- Hội cần phát động và xây dựng phong trào thiết kế sáng tạo kiểu dáng sản phẩm
bằng các giải thưởng trong giới doanh nghiệp sản xuất hàng thiết bị điện, cũng như
các nghệ nhân, sinh viên học sinh để bổ sung mẫu mã sản phẩm mới cho ngành sản
xuất thiết bị điện Việt Nam được đa dạng hoá và phong phú thêm.
- Bố trí lại sản xuất, xây dựng quy trình sản xuất cho từng loại sản phẩm để tăng
năng suất lao động, để giảm giá thành sản phẩm, và đảm bảo tiến độ giao hàng.
3.3.2 Kiến nghị đối với Nhà nước
Để có thể đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu hàng motor điện theo phương
hướng mục tiêu nêu ở phần trên, ngoài việc tổ chức thực hiện tốt các chính sách
biện pháp đã có, đề nghị chính phủ cho sửa đổi bổ sung một số chính sách biện
pháp cho phù hợp với đặc điểm và ý nghĩa của việc phát triển ngành nghề thuộc
nhóm này:
-
Chính phủ cần có chính sách tiếp sức doanh nghiệp bằng việc thực hiện hàng
rào bảo hộ kỹ thuật; giảm thuế nhập khẩu thiết bị để hỗ trợ chương trình năng
lượng sạch (sản xuất điện mặt trời, phong điện, nấm năng lượng, các nguồn
năng lượng mới và năng lượng tái tạo...).
-
Tạo lập môi trường cạnh tranh lành mạnh cho các đơn vị sản xuất, xuất khẩu
motor điện để thúc đẩy nâng cao tính linh hoạt và khả năng thích ứng nhanh;
SVTH
72