1. Trang chủ >
  2. Kinh tế - Quản lý >
  3. Xuất nhập khẩu >

1 KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ CỦA HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XUẤT KHẨU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (682.57 KB, 85 trang )


Thực trạng hoạt động xuất khẩu và một số giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất

khẩu motor điện tại công ty TNHH SPG VINA

bảo hiểm hàng hóa. Bên cạnh những ưu điểm cũng có nhược điểm: Thủ tục xuất

khẩu khá phức tạp.

1.1.2.2 Hình thức gia công xuất khẩu

Khái niệm: Gia công xuất khẩu là phương thức sản xuất hàng xuất khẩu.

Trong đó, người đặt gia công ở nước ngoài cung cấp : máy móc, thiết bị, nguyên

phụ liệu hoặc bán thành phẩm theo mẫu và định mức cho trước. Người nhận gia

công trong nước tổ chức quá trình sản xuất sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng.

Toàn bộ sản phẩm sẽ được giao cho người đặt gia công để nhận tiền gia công.

Ưu điểm của hình thức này: thị trường tiêu thụ có sẵn, không phải bỏ chi phí

cho hoạt động bán sản phẩm xuất khẩu; vốn đầu tư cho sản xuất ít; giải quyết công

ăn việc làm cho người lao động; rủi ro trong kinh doanh xuất khẩu ít. Bên cạnh đó

còn có nhược điểm như: Tính bị động cao; tình hình cạnh tranh trong gia công ở

khu vực và nội địa ngày càng gay gắt làm cho giá gia công ngày càng sụt giảm; tính

phụ thuộc vào đối tác nước ngoài cao.

1.1.2.3 Hình thức xuất khẩu ủy thác

Khái niệm: Là hình thức doanh nghiệp xuất khẩu kinh doanh dịch vụ

thương mại thông qua nhận xuất khẩu hàng hóa cho một doanh nghiệp khác và

được hưởng phí trên việc xuất khẩu đó.

Ưu điểm: Ở khía cạnh nào đó tăng tiềm năng kinh doanh xuất khẩu cho công

ty nhận ủy thác; phát triển hoạt động thương mại dịch vụ tăng thu nhập cho doanh

nghiệp; tạo việc làm cho phòng kinh doanh xuất nhập khẩu. Với những ưu điểm

trên hình thức này có nhược điểm: Có thể tham gia vào các tranh chấp thương mại;

bên đi ủy thác xuất khẩu không thực hiện tốt các nghĩa vụ bên nhận ủy thác chịu

trách nhiệm liên đới; để giảm thiểu tranh chấp thương mại có liên quan đến hoạt

động ủy thác, các bên đi ủy thác và bên nhận ủy thác xuất khẩu nên ký một hợp

đồng ủy thác xuất khẩu.

1.1.2.4 Hình thức xuất khẩu tự doanh

SVTH



4



Thực trạng hoạt động xuất khẩu và một số giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất

khẩu motor điện tại công ty TNHH SPG VINA

Khái niệm: Là hình thức doanh nghiệp tự tạo ra sản phẩm (từ khâu tổ chức

thu mua đến khâu sản xuất), tự tìm kiếm khách hàng để XK.

Một số ưu điểm của hình thức xuất khẩu tự doanh: Công ty có khả năng nâng

cao hiệu quả kinh doanh bằng cách nâng cao chất lượng sản phẩm hoặc tinh chế sản

phẩm để XK với giá cao và tìm mọi cách để giảm chi phí kinh doanh hàng XK để

thu được nhiều lợi nhuận; đối với các công ty lớn, chất lượng sản phẩm có uy tín

với phương thức tự doanh đảm bảo cho công ty đẩy mạnh thâm nhập thị trường thế

giới để trở thành công ty xuyên quốc gia. Và cái thu được chẳng phải lợi nhuận mà

vốn vô hình đó là nhãn hiệu, biểu tượng, hình ảnh công ty ngày càng tăng cao. Bên

cạnh đó còn có những nhược điểm: Chí phí kinh doanh cao cho tiếp thị, tìm kiếm

khách hàng; vốn kinh doanh lớn; đòi hỏi phải có thương hiệu, mẫu mã, kiểu dáng

công nghiệp riêng; rủi ro trong xuất khẩu nhiều hơn so với phương thức gia công

xuất khẩu vì mọi giai đoạn của quá trình kinh doanh xuất khẩu đều do doanh nghiệp

xuất khẩu tự lo.

Ngoài ra, còn có các hình thức kinh doanh xuất khẩu khác như: Hình thức tạm nhập

tái xuất khẩu (Re-Exportation), hình thức chuyển khẩu (Switch- Trade), hình thức

xuất khẩu mậu biên, tổ chức phân phối hàng hóa trực tiếp tại nước nhập khẩu, hình

thức thuê thương nhân nước ngoài làm đại lý bán hàng tại nước ngoài, thương mại

điện tử.

1.1.3 Vai trò của hoạt động kinh doanh xuất khẩu

− Xuất khẩu khai thác hiệu quả lợi thế tuyệt đối, lợi thế tương đối của đất nước và

kích thích các ngành kinh tế phát triển, góp phần tăng tích lũy vốn, mở rộng sản

xuất, tăng thu nhập cho nền kinh tế, cải thiện từng bước đời sống nhân dân.

− Xuất khẩu cho phép tập trung năng lực sản xuất cho những mặt hàng truyền

thống được thế giới ưa chuộng hay những mặt hàng tận dụng được những

nguyên liệu có sẵn trong nước hay nước khác không làm được hoặc làm được

nhưng giá thành cao.



SVTH



5



Thực trạng hoạt động xuất khẩu và một số giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất

khẩu motor điện tại công ty TNHH SPG VINA

− Thông qua hoạt động xuất khẩu đã thúc đẩy phát triển quan hệ đối ngoại với tất

cả các nước nhất là với các nước trong khu vực Đông Nam Á, nâng cao uy tín

của Việt Nam trên thị trường Quốc tế.

− Thông qua hoạt động xuất khẩu, bạn bè trên thế giới biết đến hàng hóa của Việt

Nam.

− Xuất khẩu góp phần không nhỏ vào việc giải quyết công ăn việc làm mới cho

người lao động đồng thời tác động tích cực đến trình độ tay nghề cũng như

nhận thức về công việc của công nhân làm hàng xuất khẩu.

− Xuất khẩu thúc đẩy các ngành kinh tế phát triển nhất là các ngành có tiềm năng

về xuất khẩu.

− Xuất khẩu làm tăng dự trữ ngoại tệ cho Quốc gia, làm tăng tổng thu nhập Quốc

dân.

− Xuất khẩu cũng có thể cho các doanh nghiệp Việt Nam học hỏi được kinh

nghiệm Quốc tế trong kinh doanh.

1.2 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XUẤT

KHẨU CỦA DOANH NGHIỆP

1.2.1 Các nhân tố khách quan

• Nhân tố chính trị- luật pháp:

Hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu được tiến hành thông qua các chủ thể

ở hai hay nhiều môi trường chính trị- pháp luật khác nhau, thông lệ về thị trường

cũng khác nhau. Tất cả các đơn vị tham gia vào thương mại quốc tế đều phải tuân

thủ luật thương mại trong nước và quốc tế. Tuân thủ các chính sách, quy định của

nhà nước về thương mại trong nước và quốc tế: Các quy định khuyến khích, hạn

chế hay cấm xuất khẩu; các quy định về thuế quan xuất khẩu; các quy định về

quyền lợi và nghĩa vụ của doanh nghiệp khi tham gia vào hoạt động xuất khẩu; phải



SVTH



6



Thực trạng hoạt động xuất khẩu và một số giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất

khẩu motor điện tại công ty TNHH SPG VINA

tuân thủ pháp luật của nhà nước đề ra. Các hoạt động kinh doanh không được đi trái

với đường lối phát triển của đất nước.

• Các nhân tố kinh tế- xã hội:

Sự tăng trưởng của kinh tế đất nước. Sản xuất trong nước phát triển sẽ tạo điều

kiện thuận lợi cho việc sản xuất hàng xuất khẩu, làm tăng khả năng cạnh tranh của

hàng xuất khẩu về mẫu mã, chất lượng, chủng loại trên thị trường thế giới. Nền kinh

tế của một quốc gia càng phát triển thì sức cạnh tranh về hàng xuất khẩu của nước

đó trên thị trường thế giới sẽ không ngừng được cải thiện.

Sự biến động của nền kinh tế thế giới sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thị trường

hàng hóa trong nước và thế giới, do vậy sẽ ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh

xuất khẩu.

Hệ thống tài chính, ngân hàng cũng có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động xuất

khẩu. Hoạt động xuất khẩu liên quan mật thiết với vấn đề thanh toán quốc tế, thông

qua hệ thống ngân hàng giữa các quốc gia. Hệ thống tài chính, ngân hàng càng phát

triển thì việc thanh toán diễn ra càng thuận lợi, nhanh chóng sẽ tạo điều kiện thuận

lợi hơn cho các đơn vị tham gia kinh doanh xuất khẩu.

Trong thanh toán quốc tế thường sử dụng đồng tiền của các nước khác nhau,

do vậy tỷ giá hối đoái có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động xuất khẩu. Nếu đồng tiền

trong nước giảm so với đồng tiền ngoại tệ thường dùng làm đơn vị thanh toán như

USD, GDP... sẽ kích thích xuất khẩu và ngược lại nếu đồng tiền trong nước tăng giá

so với đồng tiền ngoại tệ thì việc xuất khẩu sẽ bị hạn chế.

Hệ thống cơ sở hạ tầng phát triển cũng ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu.

Hoạt động xuất khẩu không thể tách rời hệ thống cơ sở hạ tầng, hệ thống thông tin

liên lạc, vận tải... từ khâu nghiên cứu thị trường đến khâu thực hiện hợp đồng, vận

chuyển hàng hóa và thanh toán. Hệ thống cơ sở hạ tầng phát triển sẽ tạo điều kiện

cho đơn vị kinh doanh xuất khẩu.



SVTH



7



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.doc) (85 trang)

×