Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.02 MB, 111 trang )
Chương III: Thực trạng sản xuất tại công ty
Giấy phép kinh doanh: 1500976419 được cấp ngày 04/05/2013.
3.2. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty
Tập đoàn De Heus là một tập đoàn gia đình hoạt động trên quy mô toàn cầu và
dẫn đầu trong ngành thức ăn chăn nuôi. Được thành lập năm 1911 bởi ông Hendrik
Antonie, tập đoàn De Heus đã vươn lên thành một trong những nhà sản xuất thức ăn
chăn nuôi lớn nhất tại Hà Lan. De Heus có nhà máy tại Hà Lan, Nga, Brazil, Ba Lan,
Việt Nam, Cộng Hòa Séc, Nam Phi, Ai Cập, và Ethiopia.
Tập đoàn hiện tại đứng ở vị trí thứ 16 toàn cầu, là một trong những tập đoàn sản
xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới. Tổng số nhân viên là 3.000 người. Trụ sở
chính đặt tại Ede – Wageningen, Hà Lan.
Cuối năm 2008, công ty TNHH De Heus Việt Nam được thành lập. Tháng
11/2011, De Heus mua lại hai nhà máy ở Bình Dương và Hải Phòng từng bước xâm
nhập vào thị trường Việt Nam.
Ngày 17/06/2011, De Heus được trao tặngdanh hiệu Hoàng Gia do lịch sử 100
năm lâu đời và có nhiều đóng góp vào ngành nông nghiệp Hà Lan.
Tháng 9/2011 Công ty TNHH De Heus nhận chuyển nhượng Dự án nhà máy
sản xuất thủy sản từ Công ty TNHH Phi Dũng tại khu công nghiệp Hòa Phú thuộc
huyện Long hồ, tỉnh Vĩnh Long.
Tháng 06/2012, De Heus khánh thành nhà máy hoàn toàn mới tại Đồng Nai với
công suất 300.000 tấn và là một trong những nhà máy hiện đại nhất Việt Nam với toàn
bộ dây chuyền công nghệ nhập khẩu từ Hà Lan và Mỹ.
Ngày 8/5/2013, nhà máy sản xuất thức ăn thứ 4 của De Heus trên phạm vi cả
nước được khánh thành và chính thức đi vào hoạt động, với công suất thiết kế 100.000
tấn sản phẩm/năm, tổng mức đầu tư 7,5 triệu USD (100% vốn nước ngoài). Đó là Chi
nhánh công ty TNHH De Heus tại khu công nghiệp Hoà Phú, huyện Long Hồ, tỉnh
Vĩnh Long.
Năm 2014, De Heus tiếp tục khởi công xây dựng nhà máy tại Vĩnh Phúc. Với
năm nhà máy tại Việt Nam, De Heus đang khẳng định tên tuổi của mình và hiện tại De
Heus đang nằm trong top 10 các công ty sản xuất thức ăn lớn nhất tại đây.
SVTH: Nguyễn Thị Sương
1111201
Trang 23
Chương III: Thực trạng sản xuất tại công ty
Ngày 16/03/2015, De Heus khánh thành nhà máy thức ăn chăn nuôi thứ 6 tại
khu công nghiệp Nhơn Hòa, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định. Với công suất thiết kế
cho khoảng 150.000 - 200.000 tấn/năm và vốn đầu tư xây dựng khoảng 10 triệu đô - la
Mỹ. Từ đó, góp phần nâng cao tổng công suất sản xuất của De Heus Việt Nam lên
850.000 tấn/năm.
3.3. Lĩnh vực kinh doanh của công ty
Chi nhánh công ty TNHH De Heus tại Vĩnh Long chuyên sản xuất các loại thức
ăn dành cho thủy sản. Sản phẩm của công ty được chia ra làm ba nhóm như sau:
Thức ăn dành cho cá con: 9100, 9101.
Thức ăn dành cho cá có vảy: 9001, 9002, 9003, 9004, 9005, 9006.
Thức ăn dành cho cá da trơn: 9102, 9103, 9104, 9105, 9106.
3.4. Thành tựu, chứng nhận đạt được
Ngày 08/5/2013, trong buổi lễ khánh thành dây chuyền 2 Nhà máy thức ăn thủy
sản De Heus tại Vĩnh Long.Sau một thời gian chuẩn bị và xây dựng hoàn chỉnh Chi
nhánh công ty TNHH De Heus - KCN Hòa Phú, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long cũng
đã hoàn thành chứng chỉ ISO 22000 và GLOBAL GAP, đó là lời cam kết rõ ràng nhất
của chúng tôi vào ngành thủy sản ở Việt Nam.
Chi nhánh công ty TNHH De Heus được Tổ Chức Chứng Nhận Chất Lượng
Quốc Tế cấp giấy chứng nhận ISO 22000:2005 về đạt tiêu chuẩn quốc tế toàn cầu về
hệ thống quản lý an toàn thực phẩm.Hệ thống sản xuất thức ăn thủy sản đạt tiêu chuẩn
ISO 22000:2005 không chỉ giúp De Heus giảm rủi ro, giảm chi phí vận hành mà còn
nâng cao hiệu quả trong việc phân tích các mối nguy hiểm, kiểm soát được những
điểm trọng yếu trong quá trình sản xuất thức ăn đó. Nhất là khi công ty kết hợp với
những nguyên tắc trong hệ thống HACCP về vệ sinh thực phẩm sẽ đảm bảo cung cấp
các sản phẩm thức ăn thủy sản chất lượng tốt nhất, dựa trên các tiêu chuẩn chất lượng
quốc tế hiện hành.
Chi nhánh công ty TNHH De Heus chính thức được cấp chứng nhận
GlobalG.A.P về đạt tiêu chuẩn quốc tế về Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt
(G.A.P).Giấy chứng nhận GlobalG.A.P là sự đảm bảo của công ty về mức độ chấp
SVTH: Nguyễn Thị Sương
1111201
Trang 24
Chương III: Thực trạng sản xuất tại công ty
nhận được về an toàn và chất lượng của thực phẩm, quá trình sản xuất được chứng
minh là bền vững và có quan tâm đến sức khỏe, an toàn và phúc lợi của người lao
động, môi trường và có xem xét đến các vấn đề “phúc lợi” của vật nuôi.
SVTH: Nguyễn Thị Sương
1111201
Trang 25
Chương III: Thực trạng sản xuất tại công ty
3.5. Cơ cấu tổ chức của công ty
3.5.1. Sơ đồ tổ chức của công ty
Hình 3.2 Sơ đồ tổ chức của công ty
3.5.2. Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận
Tổng Giám Đốc:
Là người điều hành và quyết định cao nhất về tất cả các vấn đề liên quan đến
hoạt động hàng ngày của công ty.
Phó Tổng Giám Đốc:
Là người hỗ trợ cho Tổng Giám đốc trong việc điều hành Công ty,chịu trách
nhiệm và sự chỉ đạo trực tiếp của Tổng Giám Đốc. Phó Tổng Giám Đốc có trách
nhiệm phối hợp, điều hòa sản xuất – kinh doanh, hướng dẫn kiểm tra kỹ thuật, chất
lượng, quy trình công nghệ các mặt hàng theo hợp đồng công ty đã ký với khách hàng.
Ngoài ra, Phó Giám Đốc còn chịu trách nhiệm về công tác nhân sự toàn công ty, thực
hiện chế độ, chính sách tiền lương và công tác đời sống cho nhân viên, quản trị xây
dựng cơ bản.
SVTH: Nguyễn Thị Sương
1111201
Trang 26
Chương III: Thực trạng sản xuất tại công ty
Bộ phận hành chính - nhân sự:
Đảm nhận toàn bộ công việc hành chính quản trị, tiếp nhận, phân loại công
việc giao cho các phòng ban, chức năng để thực hiện và lưu trữ.
Theo dõi công tác thi đua, pháp chế, biến động nhân sự và quản lý hồ sơ nhân
sự của toàn công ty.
Thực hiện chức năng quản lý bảo vệ tài sản chung cho công ty.
Lập kế hoạch tiền lương, tiền thưởng cho toàn công ty hằng năm và thực hiện
chi trả hàng tháng.
Phối hợp với phòng kế toán trong công việc thực hiện kế hoạch tiền lương,
thưởng và quyết toán thuế thu nhập cá nhân.
Đồng thời xây dựng chiến lược nhân sự cho công ty.
Bộ phận KCS:
Tổ chức và kiểm tra việc thực hiện quản lý chất lượng theo các chương trình,
các bộ tiêu chuẩn của Công ty quy định.
Thực hiện nhiệm vụ kiểm tra giám sát các hoạt động liên quan đến chất lượng
của sản phẩm từ nguyên liệu đầu vào cho đến thành phẩm sau cùng.
Xây dựng, quản lý và kiểm soát chính sách tiêu chuẩn chất lượng nhằm bàn
bạc, tham mưu cho Ban giám đốc về việc cải tiến nâng cao chất lượng sản phẩm.
Bộ phận kế toán:
Thực hiện công tác kế toán, thống kê toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh
của công ty, thực hiện các chế độ tài chính theo quy định của pháp luật.
Là bộ phận tham mưu cho Ban giám đốc về những qui định của pháp luật về
quản lý kinh tế, quản lý tài chính và báo cáo kịp thời về tình hình sản xuất kinh doanh
cho Ban giám đốc, làm cơ sở đưa ra những quyết định kịp thời.
Tham mưu cho ban giám đốc trong việc quản lý thu chi tài chính một cách
hợp lý, giám sát và kiểm soát mọi hoạt động có liên quan đến tài chính.
Chịu trách nhiệm với ban giám đốc về số liệu quyết toán báo cáo cho phòng
kếtoán lập các trách nhiệm lưu trữ và ghi chép các chứng từ đảm bảo an toàn chính
xác.Lập bản cân đối kế toán ngắn hạn nhằm đảm bảo nguồn vốn phục vụ kịp thời cho
hoạt động sản xuất.
SVTH: Nguyễn Thị Sương
1111201
Trang 27
Chương III: Thực trạng sản xuất tại công ty
Bộ phận kinh doanh:
Có nhiệm vụ lập kế hoạch sản xuất kinh doanh và tham mưu cho Ban Giám
Đốc về hướng phát triển của công ty. Thiết lập, tiếp nhận đơn hàng nguyên vật liệu.
Tiếp thị, giao dịch trực tiếp với khách hàng. Đàm phán, ký kết các hợp đồng thương
mại và phát triển thị trường sản phẩm cho công ty.
Tổng hợp, phân tích đánh giá kết quả việc thực hiện kế hoạch để báo cáo kết
quả tổng kết rút ra những mặt mạnh - yếu nhằm phát huy ưu điểm và khắc phục nhược
điểm.
Bộ phận thu mua:
Có trách nhiệm xem xét nhu cầu từ các bộ phận phòng ban, tìm kiếm, lựa
chọn và liên hệ nhà cung ứng thích hợp nhất.
Thường xuyên cập nhật thông tin và tìm hiểu giá cả.
Báo cáo, đề xuất thông tin nhà cung ứng với Ban Giám Đốc.
Thực hiện mua hàng sau khi đơn hàng được Ban Giám Đốc duyệt.
Lưu lại các thông tin của nhà cung ứng.
Bộ phận sản xuất:
Là bộ phận tạo ra lợi nhuận cao nhất cho toàn Công ty.
Tổ chức thực hiện sản xuất theo lệnh đặt hàng từ phòng kinh doanh, đảm bảo
chất lượng, mẫu mã, bao bì, đóng gói và thời gian giao hàng.
Đào tạo công nhân sản xuất, đảm bảo cho việc sản xuất đúng tiêu chuẩn và
yêu cầu khách hàng.
Lập lịch sản xuất hàng ngày.
Quản lý chặt chẽ từng công đoạn trong quá trình sản xuất, phát hiện và
khắcphục nhanh chóng sự cố xảy ra.
Đảm bảo an toàn vệ sinh lao động.
Điều chỉnh quy trình sản xuất phù hợp với sản phẩm.
Bộ phận kỹ thuật:
Chịu trách nhiệm quản lý toàn bộ hệ thống máy, thiết bị, nhà xưởng trong
phạm vi toàn Công ty.
SVTH: Nguyễn Thị Sương
1111201
Trang 28
Chương III: Thực trạng sản xuất tại công ty
Chịu trách nhiệm về quy trình kỹ thuật sản xuất, triển khai mẫu theo quy trình
sản xuất. Theo dõi quá trình hoạt động của dây chuyền, đảm bảo sản xuất đúng mẫu
quy định.
Quản lý giám sát quy trình công nghệ sản xuất, kiểm tra thực hiện thao tác,
chương trình quản lý chất lượng.
3.6. Thực trạng sản xuất tại công ty TNHH De Heus
3.6.1. Các sản phẩm chính của công ty
Các loại thức ăn công ty sản xuất rất đa dạng như: các sản phẩm 9100, 9101,
9102, 9103, 9104, 9105, 9106 dành cho cá da trơn (cá tra, cá basa), sản phẩm 9000,
9001, 9002, 9003, 9004, 9005, 9006 dành cho cá có vảy (cárô, cá lóc, cá rô phi) và các
loại sản phẩm 9100, 9101 dành cho cá con. Trong thời gian qua các sản phẩm 9002,
9003, 9103 và 9104 được khách hàng tiêu thụ với số lượng rất nhiều, chiếm gần 50%
so với các sản phẩm còn lại. Do đó, bốn loại sản phẩm 9002, 9003, 9103 và 9104 được
xem là các sản phẩm chính mà công ty sản xuất nhiều nhất, sản lượng tiêu thụ cụ thể
các sản phẩm này được thống kê trong Bảng 3.1 nên đề tài tập trung vào điều độ và
lập lịch trình cho 4 loại sản phẩm này.
Bảng 3.1 Sản lượng tiêu thụ sản phẩm 9002, 9003, 9103, 9104 từ năm 2013 đến
tháng 09/2014
Đơn vị tính: kg
Sản
9002
phẩm
Năm
Tháng
9003
9013
9014
Năm
Năm
Năm
Năm
Năm
Năm
Năm
Năm
2013
2014
2013
2014
2013
2014
2013
2014
1
996,000
800,000
821,470
931,260
756,960
628,000
910,200 940,000
2
1,054,000
904,000
938,450
933,500
768,000
650,320
1,010,200 960,200
3
889,000
736,000
668,750
740,900
598,000
600,800
970,300 850,480
4
691,200
732,500
675,000
750,150
590,320
520,000
820,520 742,320
5
728,200
827,500
886,850
828,250
611,120
682,080
850,120 850,720
6
851,000
891,000
795,900
866,350
643,600
696,960
840,600 820,240
SVTH: Nguyễn Thị Sương
1111201
Trang 29
Chương III: Thực trạng sản xuất tại công ty
7
1,078,000
827,000
720,000
620,100
704,960
560,400
900,480 962,320
8
829,000
776,000
351,750
400,150
660,800
559,600
980,000 920,200
9
771,000
535,250
416,000
850,400
10
590,000
765,450
413,600
722,320
11
850,000
930,900
548,960
920,200
12
946,000
917,000
683,200
890,000
Hình 3.3 Các sản phẩm chính của công ty
SVTH: Nguyễn Thị Sương
1111201
Trang 30
Chương III: Thực trạng sản xuất tại công ty
3.6.2. Quy trình sản xuất
3.6.2.1. Sơ đồ quy trình sản xuất
Nhập liệu vào Bin
Cân định lượng
Công đoạn xử lý chung
Trộn sơ bộ
Line 1
Line 2
Line 3
Nghiền 1
Nghiền 2
Nghiền 3
Trộn chính 1
Trộn chính 2
Trộn chính 3
Ép đùn 1
Ép đùn 2
Ép đùn 3
Sấy 1
Sấy 2
Sấy 3
Áo dầu 1
Áo dầu 2
Áo dầu 3
Làm mát 1
Làm mát 2
Làm mát 3
Thành phẩm 1
Thành phẩm 2
Thành phẩm 3
Đóng gói 1
Đóng gói 2
Đóng gói 3
Hình 3.4 Sơ đồ quy trình sản xuất
SVTH: Nguyễn Thị Sương
1111201
Trang 31
Chương III: Thực trạng sản xuất tại công ty
3.6.2.2. Thuyết minh quy trình
Nhập nguyên liệu vào Bin
Nguyên liệu được nhập vào kho sau khi đã được kiểm tra chất lượng bởi bộ
phận KCS kiểm mẫu và lưu mẫu kiểm tra chất lượng đầu vào. Nguyên liệu được cho
vào 30 bin chứa qua hai cửa tiếp liệu như sau:
Ở cửa tiếp liệu 1, nguyên liệu cho vào được đưa lên trên các máng gạo, các
máng gạo này sẽ chuyển nguyên liệu đến các gàu tải liệu để nạp liệu cho các bin chứa.
Ở cửa tiếp liệu 2, xe chở nguyên liệu vào cửa được hệ thống nâng hạ tự động di
chuyển lên xuống một góc 450 cho liệu xuống hầm, sau đó di chuyển lên gàu và được
tải đi theo 2 hướng: một phần di chuyển đến các bin chứa và một phần trở về kho.
Cân định lượng
Tuỳ theo từng loại sản phẩm cần sản xuất cụ thể, mà các thành phần thuốc,
nguyên liệu và lượng premix cần thiết trong các bin chứa được tự động xả xuống cân
đúng với tỉ lệ theo công thức của từng mẻ trộn được thiết lập trên hệ thống.
Trộn sơ bộ
Sau đó, thông qua hệ thống gàu và vít tải các nguyên liệu, thuốc và premix sau
khi cân xong sẽ được tải đưa vào máy bắt đầu trộn để đảm bảo các thành phần được
trộn đều gần như là một hỗn hợp đồng nhất trước khi cho vào máy nghiền. Điều này sẽ
giúp máy nghiền tăng năng xuất đáng kể.
Nghiền
Hỗn hợp nguyên liệu đã trộn được cho qua 2 bin chứa trên máy nghiền. Từ đây,
hỗn hợp được xả xuống máy nghiền để nghiền nhuyễn ra, tuỳ theo chủng loại sản
phẩm yêu cầu mà thiết lập các thông số thời gian, tốc độ và sử dụng lưới nghiền phù
hợp.
Trộn chính
Sau khi nghiền xong, hỗn hợp nguyên liệu này được cho xuống 3 bin chứa và
tiếp tục cho qua máy trộn để trộn đều hỗn hợp nguyên liệu này lại với nhau một lần
nữa.
SVTH: Nguyễn Thị Sương
1111201
Trang 32
Chương III: Thực trạng sản xuất tại công ty
Ép đùn
Sau giai đoạn trộn tinh, hỗn hợp được đưa vào các bin chứa liệu. Tại đây,
nguyên liệu sẽ được hồ hoá bằng hơi nước để làm chín thức ăn rồi chuyển sang máy ép
đùn và tiến hành ép thành viên thức ăn theo các kích cỡ khuôn ép tuỳ theo nhu cầu cỡ
ly.
Sấy
Viên thức ăn sau khi ép còn độ ẩm cao, nên các viên thức ăn này được hệ thống
tải đưa lên hai bồn chứa để cho vào lò sấy để đạt được độ ẩm như mong muốn. Lò sấy
với hai dàn lưới theo chữ Z, mỗi bên là 4 cái quạt để thổi hơi nóng ở áp suất cao từ
ngoài vào cung cấp cho quá trình sấy.
Áo dầu
Sản phẩm sau khi qua máy sấy sẽ rơi tự do xuống máy bọc áo dầu. Tại đây, sản
phẩm sẽ được bọc một lớp dầu mỏng bởi dầu được phun sương rất mịn và lớp dầu này
sẽ tự khô do nhiệt còn nóng trong sản phẩm khi qua sấy.
Tuỳ thuộc vào từng loại sản phẩm có áo dầu hay không, nếu không thì các thức
ăn sau khi sấy sẽ được xả thẳng xuống công đoạn kế tiếp.
Làm nguội
Sản phẩm sau khi được bóc áo dầu sẽ rơi tự do xuống máy làm nguội, máy làm
nguội hoạt động theo phương pháp đối lưu không khí và sẽ mang hơi nóng của sản
phẩm ra ngoài. Sau khi qua làm nguội, sản phẩm được định hình hoàn toàn và nhiệt
độ, độ ẩm sản phẩm sẽ đạt tiêu chuẩn đóng gói và bảo quản.
Thành phẩm
Tao thành sản phẩm hoàn chỉnh, trước khi đóng gói thành phẩm được sàn thêm
lần nửa để loại bỏ phế phẩm.
Sau khi làm nguội thành phẩm sẽ được băng tải chuyển đến gàu nâng để tải
nguyên liệu lên và phân phối cho sàn rung. Sàn rung sẽ loại bỏ bụi và những viên có
kích thước không đạt.
Sản phẩm sau sàn rung sẽ được cấp cho các bin thành phẩm thông qua hệ thống
van 3 ngã đóng mở bằng khí nén.
SVTH: Nguyễn Thị Sương
1111201
Trang 33