Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.02 MB, 111 trang )
Chương II: Cơ sở lý thuyết
Vẽ sơ đồ Gantt với các quy định:
Trục hành diểu diễn thời gian thực hiện hoạt động
Trục tung biểu diễn trình tự tiến hành các hoạt động
Độ dài thời gian thực hiện hoạt động biểu diễn bằng thanh ngang _______
Thời điểm bắt đầu và kết thúc hoạt động được kí hiệu bằng mũi tên hoặc
ngoặc đơn ( ), hoặc móc đơn [ ].
2.2.6.2. Quản lý trực quan
Quản lý trực quan (Visual Management) là sử dụng những tín hiệu trực quan
nhìn vào đó là có thể nhận ra tiêu chuẩn và sự sai lệnh ngoài tiêu chuẩn. Đồng thời cho
phép các công nhân có được thông tin đầy đỉ về các quy trình sản xuất, tiến độ và các
thông tin quan trọng khác giúp họ làm việc có hiệu quả nhất.
Mục đích của công cụ quản lý trực quan là:
Giảm thời gian tìm kiếm
Loại bỏ những bế tắc trong công việc
Tăng tính an toàn
Cải thiện việc trao đổi thông tin
Nâng cao sự ham mê công việc
Các công cụ trực quan thường ở dưới dạng các hình thức sau:
Các bảng hiển thị trực quan: các biểu đồ, bảng đo lường hiệu quả, các thủ tục
và tài liệu quy trình làm nguồn thông tin tham khảo cho công nhân.
Các bảng kiểm soát bằng trực quan: các chỉ số dùng để kiểm soát hay báo
hiệu điều chỉnh cho thành viên nhóm. Các bảng biểu có thể bao gồm cả thông tin về
tiến độ sản xuất, theo dõi chất lượng…
Các chỉ dẫn bằng hình ảnh: giúp truyền đạt các quy trình sản xuất hay luồng
vật tư được quy định.
2.2.6.3. Microsoft Project
Microsoft Project là chương trình phần mềm chuyên nghiệp để lập và quản lý
tiến độ dùng cho máy tính điện tử. Cho đến nay, chương trình này là chương trình có
thể phục vụ cho việc lập kế hoạch tiến độ và điều khiển tiến độ có hiệu quả bậc nhất.
SVTH: Nguyễn Thị Sương
1111201
Trang 11
Chương II: Cơ sở lý thuyết
Microsoft Project lưu trữ thông tin nhập vào và thông tin nó tính toán trong các
trường như tên công việc hay khoảng thời gian thực hiện. Trong Microsoft Project,
mỗi trường được thể hiện trong một cột.
Mục đích của Microsoft Project:
Tổ chức lập kế hoạch và quản lý dự án
Lên lịch công tác
Chỉ định các tài nguyên và các chi phí cho các công việc trong dự án
Điều chỉnh kế hoạch để thích ứng với các điều kiện ràng buộc
Chuẩn bị các báo biểu cần thiết cho dự án
Dự trù các tác động đến tiến độ của dự án khi xảy ra những thay đổi có ảnh
hưởng lớn đến dự án.
Xem xét lại dự án để đối phó với các tình hướng ngẫu nhiên
Đánh giá tài chính chung của dự án
Làm việc và quản lý theo nhóm
Rút kinh nghiệm trong khi thực hiện dự án
Tuy nhiên, Microsoft Project chỉ là một một công cụ để người quản lý dự án sử
dụng, nó không thay thế chúng ta quản lý cũng như thực hiện các công việc sau:
Không thể tạo ra các công việc, không biết dự án của chúng ta bao gồm
những công việc gì (mỗi một dự án khác nhau sẽ có những công việc khác nhau).
Không thể tạo ra các quan hệ logic giữa các công việc (không biết công việc
nào triển khai trước, công việc nào chuyển khai sau, công việc nào liên quan đến công
việc nào).
Không biết được thời hạn thực hiện của mỗi công việc (không biết khi nào thì
dự án khởi công, khi nào thì dự án hoàn thành, mỗi công việc của dự án thi công trong
thời gian bao lâu).
Không có khả năng biết tài nguyên gì cần gán cho mỗi công việc (không biết
mỗi loại công việc sẽ tiêu tốn loại tài nguyên gì).
2.3. Lịch trình sản xuất
2.3.1. Lập lịch trình sản xuất
Lịch trình sản xuất cho biết cụ thể khối lượng, thời gian hoàn thành đối với một
sản phẩm hoặc một dịch vụ nào đó trong từng tuần có tính đến khối lượng sản phẩm sẽ
SVTH: Nguyễn Thị Sương
1111201
Trang 12
Chương II: Cơ sở lý thuyết
tiêu thụ và khối lượng dự trữ hiện có, đảm bảo cân đối công suất của máy móc, thiết bị
dây chuyền công và khả năng sản xuất thực có. Lịch trình sản xuất dùng để điều độ,
theo dõi và đánh giá tình hình sản xuất, nhưng nó cũng cần điều chỉnh kịp thời nếu
tình hình bên ngoài có những thay đổi bất thường.
Xây dựng lịch trình sản xuất là quá trình xác định số lượng và thời gian mà
từng chi tiết, bộ phận hoặc sản phẩm phải hoàn thành. Để lập lịch trình sản xuất, cần
xem xét, phân tích thông tin về ba yếu tố đầu vào cơ bản là:
Dự trữ đầu kỳ.
Số liệu dự báo.
Đơn đặt hàng của khách hàng.
2.3.2. Các thành phần trong lịch trình sản xuất
Lịch trình sản xuất có thể phân chia làm 4 thành phần, từng phần được phân
cách bởi một thời điểm được gọi là mốc thời gian:
Phần 1: “Đóng băng” là phần đầu tiên của lập lịch trình sản xuất không thể
thay đổi trừ phi trường hợp đặc biệt và chỉ có sự cho phép của cấp cao nhất trong tổ
chức. Sự thay đổi trong phần này thường bị ngăn cấm và nó tốn kém để chuyển đổi kế
hoạch mua vật liệu và sản xuất các chi tiết cho sản phẩm.
Phần 2: “Vững chắc” có nghĩa là những thay đổi có thể xảy ra trong phần
này, nhưng chỉ trong một số ngoại lệ, với lý do giống như trên.
Phần 3: “Đầy” là tất cả những năng lực sản xuất sẵn có đã được phân bố cho
các đơn hàng. Sự thay đổi trong giai đoạn này có thể được và chi phí sản xuất sẽ bị ảnh
hưởng nhẹ nhưng hiệu quả trong việc làm hài lòng khách hàng thì không chắc chắn.
Phần 4: “Mở” năng lực sản xuất chưa được phân bổ hết và trong phần này
các đơn hàng thường được thêm vào.
2.3.3. Các bước xây dựng lịch trình sản xuất
Sau khi xem xét các đơn hàng, dự báo, báo cáo tình trạng tồn kho và thông tin
về năng lực sản xuất, các nhà lập lịch trình đặt hầu hết các đơn hàng cấp bách vào vị
trí “mở” sẵn có sớm nhất của lịch trình sản xuất. Một số hoạt động quan trọng xảy ra
trong giai đoạn này:
Ước tính tổng nhu cầu của sản phẩm từ mọi nguồn
Phân các đơn hàng cho những bộ phận sản xuất
SVTH: Nguyễn Thị Sương
1111201
Trang 13
Chương II: Cơ sở lý thuyết
Phân chia thời điểm hẹn giao hàng cho khách
Lập tính toán chi tiết cho lịch trình sản xuất.
Tiếp theo, xem xét các đơn hàng của khách hàng (loại hàng, số lượng, thời điểm
giao hàng). Tình trạng tồn kho (cân bằng, nhận theo tiến độ). Năng lực sản xuất (tỉ lệ
đầu ra, thời gian nghỉ theo kế hoạch).
2.4. Phần mềm Software
2.4.1. Phần mềm LeKin
LeKin là phần mềm được tạo ra như là một công cụ giáo dục với mục đích
chính nhằm giới thiệu đến các sinh viên về thuyết lịch trình và các ứng dụng của phần
mềm này.
LeKin là một hệ thống lập kế hoạch phát triển tại Trường Kinh doanh Stern,
NYU. Các bộ phận chính của hệ thống đã được thiết kế và mã hoá bởi các sinh viên
Đại học Columbia.
Bên cạnh đó, khả năng mở rộng của hệ thống cho phép (và khuyến khích) để sử
dụng nó trong phát triển thuật toán. Dự án đã được đạo diễn bởi Giáo sư Michael L.
Pinedo, Giáo sư Xiuli Chao và Giáo sư Joseph Leung. Sự phát triển này đã được hỗ trợ
một phần bởi Quỹ Khoa học Quốc gia.
Các tính năng của LeKin:
6 môi trường không gian làm việc cơ bản: máy đơn, máy song song, flow
shop, flexible flow shop, job shop, and flexible job shop.
Một tập hợp các vấn đề mẫu.
Hơn 60 vấn đề đo lường chuẩn từ các nguồn khác nhau.
Điều chỉnh lịch trình hữu ích cho việc xác định các vấn đề.
Phiên bản công nghiệp đang phát triển có thể xử lý một môi trường máy lớn
hơn nhiều và được xây dựng trong chẩn đoán tóm lược.
Đồ họa dựa trên hệ thống lập kế hoạch tương tác với máy tính.
Khả năng sắp xếp một số môi trường máy tính khác nhau
Có giá trị như một công cụ giáo dục và nghiên cứu
Tối thiểu đầu vào của các vấn đề cho người dùng.
Có nhiều quy tắc điều phối đáng kể hơn
SVTH: Nguyễn Thị Sương
1111201
Trang 14
Chương II: Cơ sở lý thuyết
Biểu đồ Gantt với chức năng kéo và thả hỗ trợ.
Công cụ đồ họa phong phú để phân tích so sánh về lịch trình khác nhau.
Dễ dàng đính kèm, nhập và xuất của các thuật toán ra bên ngoài.
2.4.2. Phần mềm Asprova
2.4.2.1. Giới thiệu về Asprova
Asprova là một hệ thống lập kế hoạch chi tiết và điều độ chi tiết, giúp tạo ra kế
hoạch sản xuất với tốc độ cao cho nhiều sản phẩm và nhiều qúa trình tích hợp đầy đủ
các kế hoạch bán hàng, sản xuất, tồn kho và mua hàng. Được các công ty lớn trên thế
giới áp dụng và đạt kết quả tốt.
Điều độ là một công việc mang tính phức tạp cao, Asprova cung cấp một khả
năng điều độ chưa từng thấy. Nó chỉ mất 0.2 giây để xử lý hơn 500 công việc cho 100
đơn hàng sản xuất, 2 giây cho 1000 đơn hàng và 17 phút cho 4 triệu công việc. Điều
độ nguồn lực khả năng hữa hạn với tốc độ cao cho phép điều chỉnh kế hoạch sản xuất
chi tiết nhiều lần trong quá trình theo dõi sản xuất và thêm vào các đơn hàng mới dễ
dàng, thực hiện quá trình điều độ bằng cách nhấp nút lệnh “Reschedule”.
Sử dụng Asprova sẽ đạt được mục tiêu kinh doanh, tăng lợi nhuận công ty
thông qua những lợi ích cốt lõi như sau:
Quản lý trực quan
Giảm hàng tồn kho
Giảm thời gian sản xuất
Tăng năng suất
Cải thiện dịch vụ khách hàng.
Các Module:
Asprova APS: Thực hiện kế hoạch dài hạn, trung và ngắn trên doanh số bán
hàng, sản xuất và mua trong một mô – đun duy nhất.
Asprova MS: Tạo lịch trình chi tiết sử dụng FCS (Finite capacity schedule).
Tạo lịch trình ngắn hạn ở tốc độ cao.
Asprova MRP: Như một công cụ mô phỏng để chuẩn bị một kế hoạch kinh
doanh hằng năm hoặc sản xuất dựa trên 3 tháng dự báo của khách hàng, thực hiện lịch
trình dài hạn và tính toán yêu cầu vật tư ở tốc độ cao.
SVTH: Nguyễn Thị Sương
1111201
Trang 15
Chương II: Cơ sở lý thuyết
2.4.2.2. Các tham số điều độ chính
Tham số điều độ là một kỹ thuật được sử dụng để tính toán ngày bắt đầu sản
xuất và ngày tới hạn (Due date).
Forward Scheduling: Công việc được gán càng sớm nhất có thể, để tối thiểu
thời gian nhàn rỗi. Trong lịch trình Forward scheduling, được tính toán bắt đầu ở thời
điểm ngày đầu tiên sớm nhất có thể sản xuất và điều độ các hoạt động còn lại từ điểm
này.
Hình 2.3 Tham số Forward Scheduling
Áp dụng Forward Scheduling cho các đơn hàng gấp “Khẩn”, để trả lời với
khách hàng thời gian giao hàng sớm nhất từ thời điểm lên kế hoạch.
Backward Scheduling: Mặt khác, muốn công việc được gán để sản phẩm được
hoàn thành gần tới ngày tới hạn là có thể, thì sử dụng Backward scheduling. Trong
Backward scheduling được tính toán bắt đầu từ ngày tới hạn và ngược trở lại ngày làm
việc để xác định ngày bắt đầu sản xuất dựa trên tổng thời gian sản xuất đơn hàng lead
time.
Áp dụng Backward scheduling cho các đơn hàng thường nhằm giảm tồn kho
bán thành phẩm.
SVTH: Nguyễn Thị Sương
1111201
Trang 16
Chương II: Cơ sở lý thuyết
Hình 2.4 Tham số Backward Scheduling
Finite và Infinite Capacity Scheduling: Điều độ năng lực hữu hạn là một
chiến lược điều độ xem xét khả năng chịu tải tài nguyên so với năng lực vô hạn là
không xét tải. Điều độ năng lực hữu hạn là hệ thống sẽ sắp xếp dựa trên năng lực sẵn
có và sẽ điều chỉnh ngày bắt đầu sản xuất khi cần thiết, trong khi kế hoạch năng lực vô
hạn sẽ sắp xếp tất cả các đơn đặt hàng tại cùng một thời gian giả định rằng năng lực có
sẵn.
Với điều độ năng lực hữu hạn đòi hỏi xét đến khả năng của nguồn lực, nên
các hoạt động được giao để số lượng tài nguyên quy định tại lịch (số lượng thiết bị và
nhân viên) không được vượt quá.
Với điều độ năng lực vô hạn, số lượng thiết bị và hạn chế các nguồn lực khác
không được đưa vào xem xét, do đó hoạt động có thể được xếp chồng lên nhau.
Just-In-Time Scheduling: “Một triết lý sản xuất dựa trên kế hoạch loại bỏ tất
cả các lãng phí và cải tiến liên tục năng suất".JIT được thiết kế để có các sản phẩm có
sẵn chỉ trong thời gian vừa đúng lúc cần, vì vậy có hàng tồn kho chỉ khi cần thiết và
rút ngắn thời gian Lead time bằng cách giảm thời gian thiết lập hoặc thời gian chờ.
Trong Asprova khá dễ dàng để đến với một lịch trình sản xuất JIT tốt và đáng
tin cậy, là sự kết hợp Backward Scheduling và Forward Scheduling (JIT).
SVTH: Nguyễn Thị Sương
1111201
Trang 17