1. Trang chủ >
  2. Giáo Dục - Đào Tạo >
  3. Cao đẳng - Đại học >

CHƯƠNG I KHÁI LUẬN CHUNG VỀ LỊCH SỬ TRIẾT HỌC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.24 MB, 390 trang )


I. ĐỐI TƯỢNG CỦA LỊCH SỬ TRIẾT HỌC.

1. Triết học là gì.

Xã hội loài người xuất hiện cách đây khoảng

gần 4 triệu năm, nhưng triết học mới xuất hiện cách

đây vào khoảng hơn hai nghìn năm, vào thời kỳ xã

hội chiếm hữu nô lệ ở cả phương Ðông và phương

Tây.



Triết học xuất hiện đầu tiên ở một số trung tâm văn

minh cổ đại của nhân loại như Trung Quốc, Ấn Ðộ, Hy Lạp.

Vì vậy, theo người Trung Quốc, triết học có ý nghĩa là Trí

bao hàm sự hiểu biết, sự nhận thức sâu sắc của con người

về thế giới.

Theo tiếng Hy Lạp, thuật ngữ triết học được cấu tạo bởi

hai từ là Philos và Sophia. Philos có nghĩa là tình bạn, tình

yêu, là khát vọng để vươn tới. Còn Sophia là sự khôn ngoan,

hiểu biết, là sự thông thái. Như vậy theo người Hy Lạp thì

triết học là Philosophia nghĩa là yêu mến sự thông thái.



Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin:



“Triết học là một hệ thống tri

thức lý luận chung nhất của con

người về thế giới, về vị trí vai trò

của con người trong thế giới ấy.”



2. Vấn đề cơ bản của triết học, các trường

phái triết học và các phương pháp triết

học.

2.1 Vấn đề cơ bản của triết học.

Vấn đề cơ bản của triết học là mối quan hệ

giữa vật chất và ý thức (hay tồn tại và tư duy).

Ph.Ăngghen định nghĩa: “Vấn đề cơ bản lớn của

mọi triết học; đặc biệt là triết học hiện đại là vấn đề

quan hệ giữa tư duy và tồn tại”.



Như vậy, vấn đề cơ bản của

triết học có hai mặt, mỗi mặt phải

trả lời cho một câu hỏi lớn.

- Mặt thứ nhất: Giữa vật chất và ý thức thì cái nào có

trước, cái nào có sau, cái nào quyết định cái nào ?

- Mặt thứ hai: Con người có khả năng nhận thức

được thế giới hay không ?

Hai mặt nói trên trong vấn đề cơ bản của triết

học có mối liên hệ chặt chẽ thống nhất với nhau.

Việc giải quyết vần đề cơ bản của triết học là cơ

sở để xác định tính chất của các trường phái triết

học xem đó là duy vật hay duy tâm.



VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA TRIÊT HỌC



1. MỐI QUAN HỆ GIỮA

VC & Ý THỨC



2. CON NGƯỜI NHẬN THỨC ĐƯỢC

THẾ GIỚI HAY KHÔNG



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.ppt) (390 trang)

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×