Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.24 MB, 390 trang )
7) Duyên thụ: Là sự cảm thụ, sự nhận thức trước sự tác
động của thế giới bên ngoài.
8) Duyên ái: Là sự yêu thích mà nảy sinh ham muốn
dục vọng do cảm thụ thế giới bên ngoài.
9) Duyên thủ: Do yêu thích rồi muốn chiếm lấy, giữ lấy.
10) Duyên hữu: Là sự tồn tại để tận hưởng cái đã chiếm
đoạt được.
11) Duyên sinh: Là sự ra đời, sinh thành do phải tồn tại.
12) Duyên lão tử: Là già và chết vì có sự sinh thành.
– Ba là diệt đế: Phật giáo cho rằng
mọi nỗi khổ đều có thể tiêu diệt
được để đạt tới trạng thái niết bàn.
– Bốn là đạo đế: Là con đường tu
đạo để hoàn thiện đạo đức cá
nhân, đó cũng là con đường giải
thoát khỏi nỗi khổ để đạt tới hạnh
phúc.
Phật giáo đưa ra ra tám
đường chân chính gọi là
chính đạo).
con
(bát
• 1) Chính kiến: Là hiểu biết đúng đắn tứ diệu đế.
• 2) Chính tư duy: Là suy nghĩ đúng đắn.
• 3) Chính ngữ: Nói năng phải đúng đắn.
• 4) Chính nghiệp: Giữ nghiệp một cách đúng đắn,
không làm việc xấu, nên làm việc thiện.
• 5) Chính mệnh: Giữ ngăn dục vọng đúng đắn.
• 6) Chính tinh tiến: Cố gắng nỗ lực đúng hướng,
không biết mệt mỏi.
• 7) Chính niệm: Là tâm niệm tin tưởng vững chắc
vào sự giải thoát.
• 8) Chính định: Là kiên định, tập trung tư tưởng cao
độ mà suy nghĩ về tứ diệu đế, về vô ngã, vô thường.
* Ngoài tám con đường chính để diệt
khổ, phật giáo còn đưa ra năm điều răn để
mỗi người chủ động thực hiện nhằm đem
lại lợi ích cho mình và cho mọi người.
Đó là: bất sát (không được sát sinh); bất dâm
(không được dâm dục); bất vọng ngữ (không được
nói năng thô tục, bậy bạ); bất ẩm tửu (không được
rượu trà); bất đạo (không được trộm cướp).