Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.24 MB, 390 trang )
2. Đặc điểm của triết học Ấn Độ
cổ, trung đại
-Triết học Ấn Độ cổ, trung đại chịu ảnh hưởng
lớn của những tư tưởng tôn giáo rất khó phân biệt.
Trong các quan niệm triết học, kể cả các quan niệm
duy vật đều ẩn sau các lễ nghi tôn giáo huyền bí, và
các nhà triết học cũng là những người làm công
việc tôn giáo.
-Triết học Ấn Độ ít có những cuộc cách mạng
lớn, chủ yếu có tính cải cách; các trường phái triết
học đi sau thường không đặt ra mục đích tạo ra một
thứ triết học mới mà thường là kế thừa, bảo vệ, làm
rõ quan điểm của các trường phái đi trước.
-Trong triết học Ấn Độ cổ, trung đại, quan điểm
duy vật và quan điểm duy tâm thường đan xen vào
nhau trong quá trình vận động phát triển.
-Triết học Ấn Độ cổ, trung đại đặc biệt chú ý
đến vấn đề con người. Hầu hết các trường phái triết
học đều tập trung giải quyết vấn đề “nhân sinh” và
tìm con đường “giải thoát” cho con người khỏi nỗi
khổ đau trong đời sống trần tục.
II.
SỰ PHÁT SINH PHÁT
TRIỂN CỦA TRIẾT HỌC
ẤN ĐỘ CỔ, TRUNG ĐẠI
1. Triết học Vê đa.
Vêđa theo nghĩa đen của từ này là tri thức, là sự
hiểu biết, tương tự như Philosophia tức là yêu
mến sự thông thái của Hy lạp.
Trong nghĩa cụ thể, Vêđa là những tác phẩm văn
học tập hợp những câu ca dao, vịnh phú, thần thoại, diễn
ca, những tư tưởng quan điểm về tập tục lễ nghi được
sáng tác bằng phương thức truyền miệng trong một thời
gian khá dài.
Đến khoảng thế kỷ thứ X tr.CN, các tác phẩm đó
mới được ghi lại bằng tiếng Phạn (Sancrit) thành bộ sách
gọi là thánh kinh Vêđa làm cơ sở giáo lý cho đạo
Bàlamôn và chế độ phân chia đẳng cấp. Các tác phẩm
này còn lại tới ngày nay dưới dạng 4 tập chính là:
Rigveda, Samaveda, Atharvaveda, Yajurveda
• Rigveda: Là bộ kinh cổ nhất của Ấn Độ bao gồm
1028 khúc hát dùng để ca ngợi công đức của các vị
thánh thần và cầu nguyện cho con người có sức
khoẻ, có thức ăn, có gia súc, có mưa thuận gió hoà.
• Samaveda: Là tuyển tập các đoạn trong Rigveda,
dùng để ca chầu trong khi tiến hành nghi lễ.
• Atharvaveda: Là bộ kinh gồm 731 bài văn vần có
tính chất huyền bí dùng để khẩn cầu những điều tốt
đẹp cho con người.
Yajurveda:
Là bộ kinh gồm hai bộ phận là
Yajurveda trắng và Yajurveda đen.
Yajurveda trắng gồm các câu thần
chú để sử dụng trong nghi lễ, còn
Yajurveda đen nêu lên các ý kiến về
nghi lễ và thảo luận các ý kiến đó.
Tóm lại: Triết học Vêđa là hình thức tôn giáo cổ
nhất Ấn Độ, nó thể hiện thế giới quan của người Ấn
Độ lúc bấy giờ đang tự nhận thức mình và nhận
thức giới tự nhiên. Nhưng họ chưa phân biệt được
sự khác nhau căn bản giữa mình với tự nhiên.
Chính vì vậy, đối với họ các hiện tượng tự nhiên
đều có linh hồn và được nhân cách hoá thành các
vị thần.
2. Sáu trường phái triết học
chínhthống.
2.1. Trường phái Samkhya.
Trường phái Samkhya lúc đầu là duy vật họ
không thừa nhận thần Brahman sáng tạo ra thế
giới. Họ cho rằng thế giới vật chất do một dạng vật
chất đầu tiên cấu tạo nên là Prakriti. Prakriti là một
loại vật chất đặc biệt tiềm ẩn không thể nhận thức
được bằng giác quan.
Nhưng về sau, trường phái này
cũng rơi vào QĐ duy tâm thừa nhận
có linh hồn (Purusa) tồn tại song
song bên cạnh bản nguyên vật chất
(Prakriti).
2.2. Trường phái Mimansa.
Trường phái này lúc đầu là duy vật họ không
thừa nhận sự tồn tại của thần linh. Họ cho rằng
không chứng minh được sự tồn tại của thần, cảm
giác không nhận ra thần.
Nhưng về sau họ lại rơi vào quan điểm duy tâm
thừa nhận có thần và bảo vệ uy tín của kinh Vêđa
và triết lý của đạo Bàlamôn.
2.3. Trường phái Vedanta.
Vedanta là một trường phái hoàn
toàn duy tâm, họ không thừa nhận sự
tồn tại của thế giới vật chất, theo họ vật
chất là không chân thực.