Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.24 MB, 390 trang )
– Toại nhân phát minh ra lửa để nấu chín thức ăn
và rèn ra công cụ sản xuất.
– Phục Hy phát minh ra lưới để săn thú, bắt cá và
thuần dưỡng gia súc.
– Thần Nông phát minh ra cách trồng lúa nước
và làm ra lưỡi cày đặt nền móng cho sự ra đời
của nghề nông.
Những phát hiện nói trên làm cho LLSX phát
triển mạnh mẽ, thúc đẩy sự ra của chế độ chiếm
hữu tư nhân về TLSX, phân hóa xã hội thành
những giai cấp dẫn đến sự ra đời của chế độ
chiếm hữu nô lệ Trung Hoa.
XH chiếm hữu nô lệ Trung Hoa phát triển qua các
triều đại Nhà Hạ, Nhà Ân ( Thương) và đạt đến sự phát
triển hòan thiện ở triều đại Nhà Chu.
+ Đặc điểm thời kỳ Nhà Chu:
Do kế thừa được kinh nghiệm SX của lịch sử để lại,
do thiên nhiên thuận lợi cùng với sự quản lý xã hội chặt
chẽ làm cho XH Nhà Chu phát triển mạnh mẽ.
-Trong lĩnh vực kinh tế: Nhà Chu quản lý ruộng đất
theo phương pháp tĩnh điền.
-Trong lĩnh vực XH: Nhà Chu tổ chức theo các quy tắc
chặt chẽ ( vua, chư hầu...); xã hội phân chia thành các
đẳng cấp.
1.2.Thời kỳ Xuân Thu - Chiến
Quốc (770 – 221 TCN).
Thời kỳ này có những đặc điểm như sau:
- Do sự phát triển của SX mà đặc biệt là SX nông
nghiệp tạo điều kiện cho sự chuyên môn hóa ngày càng
sâu sắc các ngành thủ công nghiệp dịch vụ dẫn đến sự
hình thành các đô thị PK.
- Phân hóa XH diễn ra sâu sắc dẫn đến chiến tranh
liên miên giữa bảy nước (Tề, Tần, Sở, Hàn, Ngụy,
Triệu,Yên) làm cho thời đại Xuân Thu chuyển thành
thời đại Chiến Quốc.
Trong sự chuyển mình dữ dội của lịch sử,nhiều
trường phái triết học ra đã đời tạo thành hệ thống triết
học khá hòan chỉnh.
2. Đặc điểm của triết học Trung
Hoa cổ, trung đại.
Thứ nhất là nền triết học nhấn mạnh tinh thần nhân
văn. Trong tư tưởng triết học Trung Hoa cổ, trung
đại, tư tưởng liên quan đến con người như triết học
nhân sinh, triết học đạo đức, triết học chính trị, triết
học lịch sử phát triển, còn triết học tự nhiên có
phần mờ nhạt.
Thứ hai là các triết gia Trung Hoa đều tập trung vào
lĩnh vực luân lý đạo đức, xem việc thực hành đạo
đức như là hoạt động thực tiễn căn bản nhất của
một đời người, đặt lên vị trí thứ nhất của sinh hoạt
xã hội.
Thứ ba là triết học Trung Hoa ít có những cuộc cách
mạng lớn, chủ yếu là có tính cải cách; các trường
phát triết học đi sau thường kế thừa và phát triển tư
tưởng của các trường phái đi trước.
Thứ tư là trong lịch sử triết học Trung Hoa, tư tưởng
duy vật và tư tưởng duy tâm thường đan xen vào
nhau trong quan điểm của một trường phái triết
học.
II. Các trường phái triết học
Trung Hoa cổ, trung đại
1. Thuyết Âm- Dương , Ngũ Hành.
1.1. Tư tưởng triết học về Âm- Dương.
Theo quan niệm của Triết học Trung Hoa cổ đại:
âm và dương là khái niệm chỉ hai khuynh hướng đối
lập nhau, nhưng lại liên hệ tác động lẫn nhau, thống
nhất với nhau tạo nên sự vận động phát triển của sự
vật.
VD:
Dương: mặt trời (nóng), sáng , cao, giai cấp
thống trị,Quân tử, giống đực,chồng…
Âm: trái đất (lạnh), tối , thấp, giai cấp bị trị,
Tiểu nhân, giống cái, vợ…
Tóm lại, bằng quan niệm âm dương triết học
Trung Hoa cổ đại đã thừa nhận các mặt đối lập tồn
tại khách quan.Chính sự liên hệ tác động của các
mặt đối lập đã thúc đẩy sự vận động phát triển của
sự vật. Đó là quan điểm duy vật biện chứng sơ khai
về thế giới.
1.2. Tư tưởng triết học về Ngũ hành.
Thuyết ngũ hành cho rằng thế giới vật chất là do
kim, mộc, thủy, hỏa, thổ tạo thành.
Kim (kim loại) tượng trưng cho tính chất:
trắng, khô, cay, phía Tây.
Thuỷ (nước) tượng trưng cho tính chất: đen,
mặn, phía Bắc.
Mộc (gỗ) tượng trưng cho tính chất: xanh,
chua, phía Đông.
Hoả (lửa) tượng trưng cho tính chất: đỏ,
đắng, phía Nam.
Thổ (đất) tượng trưng cho tính chất: vàng,
ngọt, ở giữa.
• Năm yếu tố này không tồn tại biệt lập tuyệt đối mà
trong một hệ thống ảnh hưởng sinh - khắc với nhau
theo hai nguyên tắc sau:
•
+ Tương sinh (sinh hoá cho nhau): Thổ sinh
Kim, Kim sinh Thuỷ, Thuỷ sinh Mộc, Mộc sinh Hoả,
Hoả sinh Thổ,...
•
+ Tương khắc (chế ước lẫn nhau): Thổ khắc
Thuỷ, Thuỷ khắc Hoả, Hoả khắc Kim, Kim khắc
Mộc, Mộc khắc Thổ...
Tóm lại: bằng quan niệm ngũ hành, triết học
Trung Hoa cổ đại thừa nhận thế giới xung quanh ta là
thế giới vật chất, các sự vât, hiện tượng của thế giới có
sự liên hệ tác động lẫn nhau tuân theo quy luật. Quan
điểm nói trên về thế giới tuy còn mộc mạc chất phác
nhưng rất đáng trân trọng.