Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.24 MB, 390 trang )
•
•
•
•
•
Từ đó ông chia xã hội thành năm mối quan hệ
gọi là ngũ luân:
Vua – tôi (Quân thần): vua nhân – tôi trung
Chồng – Vợ (phu phụ): chồng biết điều – vợ nghe lẽ
phải
Cha – Con (phụ tử): Cha hiền – con thảo
Anh – em (huynh đệ): anh tốt – em ngoan
Bạn – bè (bằng hữu): chung thủy.
Khổng Tử cho rằng nếu mỗi người, mỗi đẳng cấp
thực hiện đúng danh phận của mình thì xã hội có
chính danh và xã hội có chính danh là xã hội có kỷ
cương thì đất nước sẽ thái bình thịnh trị.
* Quan điểm triết học của Khổng
Tử về thế giới:
- Trong quan điểm về thế giới thì Khổng Tử có sự
giao động giữa lập trường duy vật và lập trường duy tâm.
Bởi vì khi thì ông tin có mệnh trời, ông cho rằng; tử sinh
có mệnh, sống chết tại trời, không thể cải được mệnh trời.
- Không Tử cho rằng người Quân tử có ba điều sợ:
sợ mệnh trời, sợ bậc đại nhân, sợ lời thánh nhân. Trong
đó sợ nhất là sợ mệnh trời. Nhưng có khi Khổng Tử lại
không tin có mệnh trời, ông cho rằng: trời chỉ là lực
lượng tự nhiên không có ý trí, không can thiệp vào công
việc của con người.
Tóm lại, mặc dù đứng trên lập trường thế giới
quan duy tâm bảo thủ nhằm bảo vệ trật tự xã hội
nhà Chu suy tàn, nhưng triết học của Khổng Tử có
nhiều yếu tố tiến bộ ở chỗ đề cao vai trò đạo đức kỷ
cương xã hội, đề cao nguyên tắc giáo dục đào tạo
con người, trọng người hiền tài, nhân đạo đối với
con người và những quan điểm tiến bộ của ông
nhằm xây dựng xã hội thái bình thịnh trị.
2.2. Mạnh Tử (327 – 289 tr.CN)
Mạnh Tử tên thật là Mạnh Kha, tự là Dư,sinh
tại nước Lỗ , nay thuộc tỉnh Sơn Đông Trung Quốc.
Ông là người kế thừa và phát triển tư tưởng của
trường phái Nho Gia . Quan điểm triết học của
Mạnh tử thể hiện ở 3 nội dung :