Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.24 MB, 390 trang )
Bên cạnh quan điểm của chủ nghĩa duy vật và
chủ nghĩa duy tâm nói trên, chủ nghĩa hoài nghi lại
nghi ngờ khả năng nhận thức của con người về thế
giới.
Họ cho rằng : muốn biết sự vật có tồn tại hay
không là vấn đề nan giải, về nguyên tắc thì không
thể nhận thức được bản chất của sự vật.
Tóm lại: Việc giải quyết vần đề cơ bản của triết
học đã hình thành các trường phái khác nhau, đó
là chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm. Trong
đó chủ nghĩa duy vật, nhất là chủ nghĩa duy vật
biện chứng là thế giới quan khoa học, nó đem lại
cho con người sự nhận thức ngày càng đúng đắn về
thế giới.
2.2 phương pháp triết học.
Trong lịch sử Triết học đã hình
thành hai phương pháp nhận thức
đối lập nhau đó là phương pháp
biện chứng và phương pháp siêu
hình.
+ Phương pháp siêu hình
Phương pháp siêu hình là phương pháp nhận thức
đối tượng ở trạng thái cô lập, tách rời không liên hệ, vận
động, phát triển.
Phương pháp siêu hình được hình thành từ thời kì cổ
đại nhưng biểu hiện rõ nét nhất là ở thế kỉ 17-18.Vì vậy
chủ nghĩa duy vật thời kì này được gọi là chủ nghĩa siêu
hình.
Phương pháp siêu hình làm cho con người chỉ nhìn
thấy những sự vật riêng biệt mà không nhìn thấy mối liên
hệ qua lại giữa những sự vật ấy. Do đó, phương pháp
siêu hình phản ánh không đúng bức tranh sinh động của
thế giới khách quan.
+ Phương pháp biện chứng.
Phương pháp biện chứng là phương pháp nhận thức đối
tượng trong mối liên hệ vận động phát triển không ngừng.
Phương pháp biện chứng được hình thành từ thời cổ đại
mà người khởi xướng là nhà triết học duy vật có tên là
Hêraclit.
Ông cho rằng :Các sự vật hiện tượng của thế giới nằm
trong quá trình vận động biến đổi như dòng chảy của con
sông.ông nêu lên luận điểm nổi tiêng:Người ta không thể
tắm hai lần trên một dòng sông.