Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.24 MB, 390 trang )
*Về logic học:
Trường phái này cho rằng, để đi đến
kết luận một vấn đề cần phải trải qua 5
bước suy luận gồm có: luận đề, nguyên
nhân, chứng minh bằng ví dụ, suy đoán,
kết luận.
Ví dụ:
•
•
•
•
•
1.Trên đồi có lửa
2. Vì trên đồi có khói.
3. Ở đâu có khói là ở đó có lửa, như ở trong bếp
lò.
4. Trên đồi đang bốc khói.nhất định trên đồi có
lửa.
5. Do đó, trên đồi có lửa.
Nhưng về sau hai trường phái này lại
rơi vào quan điểm duy tâm họ thừa
nhận có thần, có linh hồn. Họ cho rằng
thầndùng nguyên tử để cấu tạo nên thế
giới.
3. Ba trường phái triết học
không chính thống.
*Trường phái Jaina.
Jaina là một trường phái tôn giáo
nhưng có quan điểm duy vật và tư tưởng
biện chứng về thế giới. Họ thừa nhận thế
giới vật chất tồn tại vĩnh viễn, còn các dạng
cụ thể của TG nằm trong quá trình vận động
biến đổi không ngừng.
Nhưng hạn chế của họ là ở chỗ họ thừa
nhận có linh hồn
3.2 Trường phái Lokayata
Đây là trường phái duy vật tương đối triệt để
trong triết học Ấn Độ cổ trung đại. Trường phái này
cho rằng thế giới xung quanh ta là thế giới vật chất.
Thế giới vật chất là do 4 yếu tố đầu tiên là: địa,
phong, thủy, hỏa tạo thành.
Cả con người và sinh vật cũng do 4 yếu tố vật
chất nói trên tạo nên.
Họ không thừa nhận thần Brahman sáng tạo
ra con người và thế giới.
Về năm sinh của phật hiện nay có
nhiều tài liệu khác nhau nhưng nhìn
chung nhiều ý kiến cho rằng phật sinh
vào năm 563 tr.CN. Ông sinh ngày 8/4
năm 563 tr.CN nhưng theo truyền thống
phật lịch thì tính là ngày 15/4 ( rằm
tháng tư )gọi là ngày phật đản
Mặc dù sinh ra trong gia đình qúy tộc dòng dõi
Đế Vương, nhưng trước bối cảnh xã hội phân chia
đẳng cấp khắc nghiệt,với sự bất lực của con người
trước những khó khăn của cuộc đời và xã hội đã
khiến ông sớm có ý định từ bỏ cuộc đời giàu sang
phú quý để đi tìm đạo lí cứu đời.
Vì vậy năm 29 tuổi người đã rời bỏ hoàng cung
xuất gia tu đạo ,đến năm 35 tuổi người đã đắc dạo
tìm ra chân lí. Ông trở thành người sáng lập ra tôn
giáo mới gọi là phật giáo.
Từ đó người đi khắp nơi để truyền bá đạo lí của
mình, sau này ông được suy tôn với nhiều danh hiệu
khác nhau: đức phật (Buddha), Người giác ngộ hay
Thích Ca - mâu ni (sakyamuni),Thánh thích ca (vị
thánh dòng họ thích ca )
Xét về mặt triết học, phật giáo được coi là triết lí
thâm trầm sâu sắc về vũ trụ và con người.
Với mục đích nhằm giải phóng con người khỏi mọi
khổ đau bằng chính cuộc sống đức độ của con
người,phật giáo nhanh chóng chiếm được tình cảm và
niềm tin của đông đảo quần chúng lao động.nó đã trở
thành biểu tượng của lòng từ bi bác ái trong đạo đức
truyền thống của cácdân tộc Châu Á.
Kinh điển của phật giáo rất đồ sộ gồm ba bộ phận
gọi là Tam tạng kinh bao gồm:Tạng kinh, Tạng
luật,Tạng luận.
* Quan điểm về thế giới quan của
phật giáo.
Quan điểm về thế giới quan của
phật giáo được thể hiện tập trung ở
nội dung của ba phạm trù là: vô
ngã, vô thường, và duyên.
Vô ngã (không có cái tôi)
Phật giáo cho rằng thế giới xung quanh ta và cả
con người không phải do một vị thần nào sáng tạo ra mà
được cấu thành bởi sự kết hợp của hai yếu tố là vật chất
và tinh thần. Trong đó vật chất gọi là sắc, tinh thần gọi
là danh.
Sắc (v.chất) + danh (thụ, tưởng, hành, thức)
= 5 yếu tố (ngũ uẩn)
Ngũ uẩn tác động qua lại tạo nên sự vật và con
người. Nhưng sự tồn tại của sự vật chỉ là tạm thời,
thoáng qua không có sự vật riêng biệt nào tồn tại mãi
mãi. Do đó không có cái tôi chân thực.