Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (10.65 MB, 90 trang )
phần quan trọng của sản phẩm. Thực phẩm trong nhà hàng có thể hoàn hảo,
nhưng nếu người phục vụ thiếu sự ân cần, hời hạt hay cung cấp dịch vụ thiếu
chu đáo, khách hàng sẽ đánh giá thấp về kinh nghiệm của nhà hàng. Vói tính
chất bất khả phân cho thấy sự tác động qua lại giữa người cung cấp và khách
hàng tạo nên sự tiêu thụ dịch vụ.
Tính bất khả phân cũng có nghĩa rằng khách hàng là một phần của dịch
vụ. Thởt vởy, không riêng gì người cung cấp dịch vụ m à cả khách hàng cũng
góp phần tạo nên chất lượng sản phẩm. Trong một nhà hàng, nếu một vài
người khách gây ổn ào, huyên náo sẽ làm ảnh hưởng đến những khách khác
không cùng nhóm, làm cho họ khó chịu. V à điều này vô hình chung đã làm
cho chất lượng dịch vụ của nhà hàng kém đi do bầu không khí không được
thoải mái với khách.
Như vởy, do tính bất khả phân, đòi hỏi người quản lý trong du lịch phải
đảm bảo sự quản lý chặt chẽ cả nhân viên lẫn khách hàng.
Tinh khả biến (Variability)
Dịch vụ rất dễ thay đổi, chất lượng của sản phẩm tuy thuộc phần lớn vào
người cung cấp và khi nào, ở đâu chúng được cung cấp. Có nhiều nguyên nhân
về sự thay đổi này:
- Dịch vụ được cung cấp và tiêu thụ cùng lúc nên giới hạn việc kiểm tra
chất lượng sản phẩm.
- Sự dao động về nhu cẩu tạo nên khó khăn cho việc cung cấp chất lượng
đồng nhất trong thời gian có nhu cầu cao điểm.
- Chất lượng sản phẩm tuy thuộc vào kỹ năng chuyên m ô n của người
cung cấp dịch vụ và lúc tiếp xúc giữa khách hàng với nhân viên.
- Chất lượng dịch vụ du lịch còn phụ thuộc vào tâm trạng, sức khoe của
người cung cấp dịch vụ: một khách du lịch có thể nhởn được nhũng dịch vụ
tuyệt vời ngày hôm nay và những dịch vụ xoàng xĩnh trong ngày kế tiếp do
cùng một nhân viên cung cấp. Trong trường hợp cung cấp dịch vụ tồi kể trên,
có lẽ nhân viên cung cấp dịch vụ cảm thấy sức khoe lúc bấy giờ không được
tốt hoặc do gặp vấn đề về tình cảm.
7
- Sự dễ thay đổi và thiếu đồng nhất của sản phẩm là nguyên nhân chính
của sự thất vọng ở khách hàng.
Tính di phân huy (Perishability)
Dịch vụ không thể tổn kho, nghĩa là sản phẩm du lịch không thể để dành
cho ngày mai. Dịch vụ không bán được ngày hôm nay, không thể để lại bán
sang ngày hôm sau. Thật vậy, mặt khách sạn có 100 phòng, nếu công suất
thuê phòng ngày hôm nay là 6 0 % , thì ngày mai không thể bán 140 phòng.
Doanh số sẽ mãi mãi mất đi do việc 40 phòng không bán được. Chính vì đặc
tính dễ phân huy này m à có nhiều khách sạn để cho khách đãng ký giữ chỗ
vượt trặi số phòng khách sạn hiện có, đôi khi việc làm này dẫn đến sự phiền
toái cho cả khách lẫn chù.
Tính không đồng nhất (Herogeneity)
Sản phẩm dịch vụ du lịch được tạo nên bởi sản phẩm hữu hình và vô
hình. Sản phẩm hữu hình là cơ sở vật chất du lịch còn sản phẩm vô hình là quy
trình phục vụ, thái đặ phục vụ... của người cung cấp dịch vụ. Chính vì vậy
dịch vụ du lịch có tính không đồng nhất. V ớ i đặc tính này thường rất khó khăn
để đạt tiêu chuẩn đầu ra của dịch vụ. M ỗ i trường hợp tiêu thụ dịch vụ đòi hỏi
có sự thực hiện cả người cung cấp lẫn người tiêu thụ. Cho nên, muốn có dịch
vụ tốt cần có sự thực hiện tốt từ cả hai phía.
Tính không có quyền sở hữu (Nonownership)
Dịch vụ du lịch không có quyền sở hữu. Thật vậy, với các dịch vụ như
khách sạn, hãng hàng không... khi sử dụng xong, chúng ta không mang theo
được chỗ ngồi hay chỗ nằm trong máy bay hay trong khách sạn để làm của
riêng m à chỉ mua quyền sử dụng những thứ đó.
Do những đặc tính trên nên sản phẩm dịch vụ du lịch có nhũng đặc điểm riêng:
Thứ nhất, thời gian khách du lịch tiếp cận với các dịch vụ du lịch ngắn
hơn so với dịch vụ khác, có thể chỉ trong vài giờ hoặc vài ngày.
Thứ hai, sự hấp dẫn mua sản phẩm dịch vụ của khách du lịch dựa vào
tình cảm nhiều hơn. Người mua sản phẩm này là khách du lịch, là người đi
8
chơi, nghỉ ngơi, mong muốn cảm nhận về nhân văn của một vùng, một nước.
Nhũng xúc cảm và tình cảm cá nhân nảy sinh từ những giao tiếp, phục vụ và
chúng có tác động lên hành v i mua sau này. Khách du lịch không chỉ là mua
một bữa ăn, mua cốc nước uống, ngủ trọ một đêm, ở một khách sạn m à chính
họ mua cái "tôi" của họ.
Thứ ba, khách du lịch thường đánh giá chất lưứng của dịch vụ du lịch
bằng những "dấu vết" (qua các dấu vết đã trải qua) hoặc bằng chứng hữu hình
m à họ đã nhìn thấy, ví dụ trong khách sạn là môi trường vật chất (trang trí,
bàn ghế...), bằng giá cả (giá cao đưức coi là chỉ số về sự sang trọng và chất
lưứng), những thông tin về các dịch vụ do họ đưức tiếp nhận, những đối tưứng
khách du lịch đã và đang lưu trú tại khách sạn.
Thứ tu, khách du lịch đa dạng về mục đích, về đối tưứng, về không gian
và thời gian nên bán sản phẩm dịch vụ du lịch cần có nhiều kênh phân phối,
nhiều hình thức phân phối.
2.2. Đặc trung cơ bản của Marketing dịch vạ du lịch
Do dịch vụ du lịch có những đặc tính riêng nên marketing dịch vụ du lịch
cũng có nhũng đặc trưng cơ bản sau:
Một, do tính vô hình của dịch vụ du lịch nên nhiệm vụ của marketing
dịch vụ du lịch là làm cho dịch vụ trở nên "hữu hình" đối với khách hàng, tạo
niềm tin cho khách hàng khi tiêu dùng dịch vụ. Do tính không đồng nhất của
dịch vụ du lịch, cần phải tiêu chuẩn hoa quy trình phục vụ, chuyên nghiệp hoa
đội ngũ nhân viên phục vụ...
Hai, về định giá dịch vụ du lịch: đo tính vô hình và tính không đổng nhất
của dịch vụ nên người tiêu dùng khó khăn hơn khi đánh giá giá cả của dịch
vụ, bởi người tiêu dùng không biết trước chất lưứng cũng như chi phí dịch vụ
trước khi tiêu dùng dịch vụ đó. v ề phía người cung cấp dịch vụ, ngoài dựa vào
chi phí, việc định giá dịch vụ phụ thuộc vào cảm nhận của người tiêu dùng.
Do đó định giá dịch vụ rất linh hoạt để thích ứng với điều kiện cụ thể từng
khách hàng hoặc từng nhóm khách hàng.
9
Ba, về phân phối dịch vụ du lịch: việc lựa chọn kênh phân phối phải căn
cứ vào đặc thù kinh t ế - k ỹ thuật của từng dịch vụ cụ thể. Có những dịch vụ sử
dụng đước cả kênh phân phối trực tiếp và gián tiếp, song có những dịch vụ chỉ
có thể phân phối qua kênh trực tiếp. Ví dụ, dịch vụ l ữ hành có thể phân phối
trực tiếp hoặc gián tiếp qua đại lý l ữ hành, nhưng dịch vụ hướng dẫn du lịch
chỉ có thể cung cấp trực tiếp từ hướng dẫn viên du lịch đến du khách.
Bốn, việc bán các sản phẩm dịch vụ du lịch cần phải có sự giúp đỡ tài trớ
của nhiều bộ phận, cơ quan trong việc quảng cáo, thông tin. Ví dụ trong ngành
kinh doanh khách sạn, cần phải có sự hỗ trớ phối hớp giúp đỡ nhau giữa các
khách sạn vì một khách sạn không thể đáp ứng đầy đủ mọi nhu cầu của khách
du lịch đước.
Năm, trong chiến lước marketing việc tổ chức quảng cáo, khuyến mại các
dịch vụ du lịch phải đước tiến hành trước thời kỳ cao điểm của du lịch (tức là
trước các mùa du lịch), có như vậy việc quảng cáo, khuyến mại mới có hiệu quả.
3. Sự khác biệt giữa Marketing dịch vụ du lịch với Marketing hàng hóa
Do đặc thù của dịch vụ, nên marketing dịch vụ, cụ thể là marketing dịch
vụ trong ngành du lịch trở nên phức tạp hem nhiều so với marketing hàng hoa.
Marketing dịch vụ du lịch giải quyết nhiều vấn đề khác nhau, trong đó có m ố i
quan hệ giữa sự nhận thức của khách du lịch và sự tiếp nhận của khách về sân
phẩm dịch vụ du lịch, cung và cầu dịch vụ du lịch, phương thức chuyến giao
dịch vụ du lịch... Sự khác biệt đó đước thể hiệnở những điểm sau:
- Điểm khác biệt cơ bản giữa marketing dịch vụ du lịch so với marketing
hàng hoa chính là đối tướng của marketing dịch vụ du lịch là sản phẩm dịch vụ
du lịch còn đối tướng của marketing hàng hoa là sản phẩm hữu hình.
- Về việc định giá dịch vụ du lịch: sản phẩm hữu hình đước ước tính
chính xác về các chi phí nhưng dịch vụ du lịch khi định giá ngoài dựa vào chi
phí còn phải tính đến cảm nhận của người tiêu dùng. Do vậy, việc xác lập kế
hoạch, việc định giá chi phí, giá thành và giá bán trong marketing dịch vụ du
lịch rất khó chính xác và hớp lý.
10
- v ề các kênh phân phối: ngành du lịch không có hệ thống phân phối vật
chất như các ngành sản xuất vật chất khác nên không thể vận chuyển sản
phẩm dịch vụ du lịch đến các nơi. Chính vì vậy phân phối dịch vụ du lịch cần
u
có nhiều trung gian, môi giói (các đại lý, văn phòng đại diện, các tổ chức điề
hành du lịch...)
- Về marketing hỗn hợp (marketing - mix): marketing - múc sản phẩm hữu
hình bao gộm 4 P: chính sách sản phẩm, chính sách giá, chính sách phân phối,
chính sách xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh. Marketing dịch vụ du lịch kế thừa
marketing - mix sản phẩm hữu hình và mở rộng thêm các chính sách: con người,
cơ sở vật chất, quy trình phục vụ và quan hệ đối tác.
4. Vai trò của Marketing dịch vụ du lịch trong ngành du lịch Việt Nam
M u ố n thành công trong kinh doanh, ngoài các yếu tố vềvốn, công nghệ,
các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch phải hiểu rõ thị trường, nhu cầu
và mong muốn của khách du lịch, nghệ thuật ứng xử trong kinh doanh du
lịch... Marketing dịch vụ du lịch là một phương pháp hữu hiệu để các doanh
nghiệp thành công đổng thời phát triển dịch vụ du lịch của Việt Nam bội nó
có vai trò chủ yếu sau đây:
Thứ nhất, marketing dịch vụ du lịch chỉ đạo, dẫn dắt và phối hợp các hoạt
động kinh doanh của các doanh nghiệp du lịch.
Thứ hai, marketing dịch vụ du lịch cung cấp cơ sở khoa học và thực tiễn
vững chắc cho việc ra quyết định kinh doanh của doanh nghiệp du lịch. Thông
qua việc nghiên cứu thị trường, marketing xác định rõ cung cấp dịch vụ cho ai,
cung cấp dịch vụ như thế nào... Nhờ đó, dịch vụ của doanh nghiệp kinh doanh
du lịch có thể thoa mãn được yêu cầu của khách du lịch, thu hút nhiều hơn
khách du lịch cả trong và ngoài nước.
Thứ ba, khách du lịch có yêu cẩu ngày càng cao đối với dịch vụ, chất
lượng dịch vụ, giá cả dịch vụ... Thông qua chức năng nghiên cứu thị trường,
marketing làm cho dịch vụ của doanh nghiệp kinh doanh du lịch luôn thích
ứng với nhu cầu thị trường và người tiêu dùng dịch vụ.
li