Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.02 MB, 83 trang )
45
Tổ chức niêm yết, công ty đại chúng quy mô lớn phải công bố báo cáo tài
chính bán niên đã được soát xét trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày tổ chức
kiểm toán ký báo cáo soát xét nhưng không được vượt quá 45 ngày, kể từ
ngày kết thúc 06 tháng đầu năm tài chính.
Trường hợp tổ chức niêm yết, công ty đại chúng quy mô lớn không thể
hoàn thành việc công bố báo cáo tài chính bán niên trong thời hạn nêu trên
do phải lập báo cáo tài chính bán niên hợp nhất hoặc báo cáo tài chính bán
niên tổng hợp; hoặc do các công ty con, công ty liên kết của tổ chức niêm
yết, công ty đại chúng quy mô lớn cũng phải lập báo cáo tài chính bán
niên đã được soát xét, báo cáo tài chính bán niên hợp nhất, báo cáo tài
chính bán niên tổng hợp thì Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN)
xem xét gia hạn thời gian công bố báo cáo tài chính bán niên khi có yêu
cầu bằng văn bản của công ty, nhưng tối đa không quá 60 ngày, kể từ ngày
kết thúc 06 tháng đầu năm tài chính bảo đảm phù hợp với quy định pháp
luật liên quan.
3. Tổ chức niêm yết, công ty đại chúng quy mô lớn phải công bố báo cáo tài
chính quý hoặc báo cáo tài chính quý đã được soát xét (nếu có).
a) Báo cáo tài chính quý phải là báo cáo tài chính giữa niên độ dạng đầy đủ
theo Chuẩn mực kế toán “Báo cáo tài chính giữa niên độ”, được lập theo
quy định tại điểm a khoản 1 Điều 8 Thông tư này. Toàn văn báo cáo tài
chính quý hoặc báo cáo tài chính quý đã được soát xét (nếu có) phải được
công bố đầy đủ, kèm theo ý kiến kiểm toán và văn bản giải trình của công
ty trong trường hợp báo cáo tài chính quý được soát xét (nếu có) có kết
luận của kiểm toán viên là không đạt yêu cầu;
b) Thời hạn công bố báo cáo tài chính quý:
Tổ chức niêm yết, công ty đại chúng quy mô lớn phải công bố báo cáo tài
chính quý trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày kết thúc quý. Tổ chức niêm
yết, công ty đại chúng quy mô lớn công bố báo cáo tài chính quý được
46
soát xét (nếu có) trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày tổ chức kiểm toán ký
báo cáo soát xét.
Trường hợp tổ chức niêm yết, công ty đại chúng quy mô lớn không thể
hoàn thành việc công bố báo cáo tài chính quý trong thời hạn nêu trên do
phải lập báo cáo tài chính quý hợp nhất hoặc báo cáo tài chính quý tổng
hợp; hoặc do các công ty con, công ty liên kết của tổ chức niêm yết, công
ty đại chúng quy mô lớn cũng phải lập báo cáo tài chính quý hợp nhất, báo
cáo tài chính quý tổng hợp thì Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xem xét gia
hạn thời gian công bố báo cáo tài chính quý khi có yêu cầu bằng văn bản
của công ty, nhưng tối đa không quá 30 ngày, kể từ ngày kết thúc quý bảo
đảm phù hợp với quy định pháp luật liên quan.
4. Khi công bố thông tin các báo cáo tài chính nêu tại khoản 1, 2, 3 Điều này,
tổ chức niêm yết, công ty đại chúng quy mô lớn phải đồng thời giải trình
nguyên nhân khi xảy ra một trong các trường hợp sau:
a) Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp tại Báo cáo kết quả hoạt động
kinh doanh của kỳ công bố thay đổi từ 10% trở lên so với báo cáo cùng kỳ
năm trước;
b) Lợi nhuận sau thuế trong kỳ báo cáo bị lỗ; hoặc chuyển từ lãi ở kỳ trước
sang lỗ ở kỳ này hoặc ngược lại;
c) Số liệu, kết quả hoạt động kinh doanh lũy kế từ đầu năm tại báo cáo kết
quả hoạt động kinh doanh trong báo cáo tài chính quý 2 đã công bố so với
báo cáo tài chính bán niên được soát xét; hoặc tại báo cáo tài chính quý 4
đã công bố so với báo cáo tài chính năm được kiểm toán có sự chênh lệch
từ 5% trở lên; hoặc chuyển từ lỗ sang lãi hoặc ngược lại;
d) Số liệu, kết quả hoạt động kinh doanh tại báo cáo kết quả hoạt động kinh
doanh trong kỳ báo cáo có sự chênh lệch trước và sau kiểm toán hoặc soát
xét từ 5% trở lên.
5. Trường hợp tổ chức niêm yết, công ty đại chúng quy mô lớn có công ty
con, công ty liên kết hoặc có các đơn vị kế toán trực thuộc thì phải giải trình
47
nguyên nhân phát sinh các sự kiện quy định tại khoản 4 Điều này trên cả cơ
sở báo cáo tài chính của bản thân công ty đó và báo cáo tài chính hợp nhất,
báo cáo tài chính tổng hợp.
6. Định kỳ 06 tháng và năm, tổ chức niêm yết phải công bố thông tin về báo
cáo tình hình quản trị công ty theo Phụ lục số 05 ban hành kèm theo Thông
tư này. Thời hạn công bố thông tin Báo cáo tình hình quản trị công ty chậm
nhất là 30 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ báo cáo.
4.1.2. Những điểm mới tại Thông tư 155/2015/TT-BTC về thời hạn công bố
thông tin
Thông tư 155 bổ sung quy định trường hợp công ty đại chúng không thể hoàn
thành việc công bố báo cáo tài chính năm do phải lập báo cáo tài chính năm hợp
nhất hoặc báo cáo tài chính năm tổng hợp; hoặc do các công ty con, công ty liên kết
cũng phải lập báo cáo tài chính năm có kiểm toán, báo cáo tài chính năm hợp nhất
hoặc báo cáo tài chính năm tổng hợp thì UBCKNN xem xét gia hạn thời gian công
bố báo cáo tài chính năm khi có yêu cầu bằng văn bản của công ty, nhưng tối đa
không quá 100 ngày, kể từ ngày kết thúc năm tài chính nhằm tháo gỡ vướng mắc
cho các trường hợp đặc thù này trên thực tế.
Đối với công bố thông tin bất thường, Thông tư bổ sung một số trường hợp
phải công bố thông tin bất thường như: khi có quyết định về thay đổi kỳ kế toán,
chính sách kế toán áp dụng; quyết định khởi tố, tạm giam, truy cứu trách nhiệm
hình sự đối với người nội bộ của công ty; quyết định phát hành trái phiếu chuyển
đổi, khi có sự thay đổi số cổ phiếu có quyền biểu quyết đang lưu hành...Thời hạn
công bố thông tin bất thường thống nhất là 24h (bỏ thời hạn 72h so với Thông tư
52) để đảm bảo tính kịp thời của thông tin.
Thông tư 155 bổ sung quy định về việc gia hạn thời gian công bố báo cáo tài
chính bán niên và báo cáo tài chính quý tương tự như trường hợp công bố báo cáo
tài chính năm. Bên cạnh đó, bổ sung quy định về việc giải trình các biến động trong
chỉ tiêu tài chính tại các báo cáo tài chính đã công bố nhằm nâng cao tính minh bạch
và phù hợp với yêu cầu khách quan của thị trường.
48
4.2. Thực trạng công bố thông tin tại các doanh nghiệp ở Việt Nam
Theo Phó vụ trưởng Vụ Phát hành Ủy ban chứng khoán (UBCK) cho rằng
nhiều chuẩn mực kế toán, kiểm toán của Việt Nam chưa thống nhất với chuẩn mực
quốc tế. Hơn nữa, Việt Nam có nhiều quy định, chính sách về chế độ tài chính của
doanh nghiệp, do vậy chất lượng báo cáo kế toán, kiểm toán của nhiều doanh
nghiệp chưa cao. Theo đánh giá của UBCK, chất lượng BCTC của doanh nghiệp có
ba điểm nổi cộm, đó là thiếu tính kịp thời, thiếu tính nhất quán và thiếu tính đầy đủ,
chính xác.
Về tính kịp thời, số lượng doanh nghiệp chậm nộp BCTC còn nhiều, nhiều
trường hợp doanh nghiệp bị Sở nhắc nhở liên quan đến vấn đề chậm công bố BCTC
và tình trạng này cũng đã dần được khắc phục. Tuy nhiên, việc công bố các thông
tin đúng hạn mới chỉ đáp ứng về mặt hình thức, theo các quy định pháp lý hiện
hành. Vấn đề nhà đầu tư quan tâm chính là chất lượng thông tin. Tuy nhiên, chất
lượng của các BCTC mà công ty đại chúng công bố cũng chưa cao. BCTC chưa có
sự phân tích sâu về nguyên nhân dẫn đến những biến động lớn về doanh thu, lợi
nhuận... Sự chênh lệch đáng kể số liệu tài chính trước và sau kiểm toán của các
doanh nghiệp niêm yết cũng trở thành vấn đề nóng khi tính đến giữa tháng 9/2014
có tới trên 50% doanh nghiệp niêm yết tiến hành điều chỉnh số liệu lợi nhuận so với
các báo cáo trước đó.
Về chất lượng và tính nhất quán của BCTC, Ủy ban chứng khoán cho biết, có
khá nhiều BCTC của doanh nghiệp không hợp lệ, do có sự chênh lệch giữa số liệu
cuối kỳ trước và đầu kỳ sau, hoặc chênh lệch giữa số liệu trước và sau soát xét khá
lớn, cá biệt, có BCTC còn không ghi ngày tháng, không có chữ ký Kế toán trưởng,
Giám đốc..., là những lỗi sơ đẳng nhất, nhưng vẫn bắt gặp trong khối các doanh
nghiệp đại chúng tại Việt Nam.
Về tính chính xác và đầy đủ, thực tế, với những doanh nghiệp có sự chênh
lệch số liệu trước và sau kiểm toán, UBCK đều yêu cầu doanh nghiệp phải giải
trình. Hầu hết doanh nghiệp nộp báo cáo giải trình đúng thời gian quy định, song
49
chất lượng thông tin giải trình chưa cao. Cụ thể, vẫn còn một số doanh nghiệp có
tình trạng không thống nhất về số liệu, có thuyết minh nhưng vòng vo, không có
thông tin gì mới. Ở điểm này, ông Hải cho rằng, vẫn còn một khoảng cách khá lớn
giữa việc công bố thông tin và minh bạch. Doanh nghiệp có thể tuân thủ việc nộp
BCTC đúng hạn, nhưng mức độ minh bạch vẫn còn thấp.
Theo đó, có thể cụ thể hơn những bất cập vẫn còn tồn tại trong việc công bố
báo cáo tài chính như sau: (nguồn www.ssc.gov.vn)
Một là, nhiều quy định pháp luật còn chưa đầy đủ, rõ ràng, đáp ứng các chuẩn
mực quốc tế, gây khó khăn cho quá trình thực thi nghĩa vụ công bố thông tin của
các đối tượng trên thị trường. Trong đó phải nói đến tính kịp thời của thông tin tài
chính, chậm công bố thông tin báo cáo tài chính là vi phạm khá phổ biến của công
ty đại chúng, các tổ chức kinh doanh chứng khoán. Nguyên nhân chủ yếu là do sự
chủ quan từ phía doanh nghiệp nhưng cũng có một phần do những điểm chưa hoàn
thiện của chính sách, pháp luật dẫn đến khó khăn cho doanh nghiệp trong việc hoàn
thành và công bố thông tin báo cáo tài chính. Cụ thể, một số công ty đã đề nghị Ủy
ban Chứng khoán Nhà nước gia hạn công bố thông tin báo cáo tài chính hợp nhất
hoặc báo cáo tài chính tổng hợp do công ty không thu thập đủ số liệu tài chính từ
báo cáo tài chính hợp nhất của công ty liên kết (công ty đầu tư và các công ty liên
kết có thời hạn công bố thông tin báo cáo tài chính hợp nhất giống nhau). Đồng
thời, một số doanh nghiệp cũng đề nghị bổ sung quy định về thời hạn công bố thông
tin báo cáo tài chính áp dụng với các nhóm ngành đặc thù được nhiều quốc gia như
Philippines, Australia… áp dụng.
Thời hạn giải trình các ý kiến ngoại trừ, lưu ý của kiểm toán đối với các báo
cáo tài chính cũng chưa được quy định cụ thể tại Thông tư 52, vì vậy trên thực tế,
các doanh nghiệp thường công bố báo cáo tài chính trước để kịp thời hạn và sau đó
mới công bố giải trình đối với các ý kiến lưu ý/ngoại trừ của kiểm toán, gây khó
khăn cho nhà đầu tư.
Hai là, ý thức tự giác của doanh nghiệp trong công bố thông tin chưa cao, dẫn
đến việc công bố thông tin còn nặng về đối phó, chất lượng công bố thông tin còn
50
thấp. Mặc dù các doanh nghiệp đã công bố thông tin về cơ bản đúng thời hạn quy
định, tuy nhiên lỗi phổ biến vẫn là chậm nộp các báo cáo định kỳ, nhất là báo cáo
tài chính. Các công ty đại chúng vẫn còn hiện tượng chưa kịp thời công bố đơn vị
kiểm toán, kết quả điều chỉnh hồi tố báo cáo tài chính... Một vài nguyên nhân được
các doanh nghiệp giải trình cho việc chậm trễ công bố thông tin như: nguyên nhân
đến từ hệ thống tài chính kế toán doanh nghiệp chưa chuẩn hóa nên khi tổng hợp số
liệu thì mất nhiều thời gian để chỉnh lý, một số doanh nghiệp có quy mô lớn nên
thực hiện báo cáo mất nhiều thời gian hơn. Một vài trường hợp khác, doanh nghiệp
giữ lợi thế kinh doanh nên cố tình công bố thông tin chậm và chấp nhận chịu phạt.
Theo số liệu thống kê của SGDCK Thành phố Hồ Chí Minh, giai đoạn 20122014, số các doanh nghiệp vi phạm trên sàn do chậm nộp báo cáo tài chính ngày
càng tăng qua các năm, cụ thể:
Số lượng đơn vị (CTNY)
Tỷ lệ (%)
Năm 2012
Năm 2013
Năm 2014
48/308
112/301
93/305
15,6
37,2
30,5
Nguồn: tổng hợp từ www.stockbiz.vn, www.vpbs.com.vn,
www.vietinbanksc.com.vn, fpts.com.vn
Về tình hình công bố báo cáo tài chính kiểm toán năm 2014 của doanh nghiệp
niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội , Sở cho biết, theo thống kê đã có
349/364 doanh nghiệp niêm yết đã công bố báo cáo tài chính (không bao gồm IDV,
GLT, MHL, VDL thay đổi niên độ kế toán), trong đó có 339 doanh nghiệp công bố
báo cáo tài chính đúng hạn, đạt tỷ lệ 93,1% (tăng 5,8% so với cùng kỳ năm trước).
Ngoài ra, tình hình công bố báo cáo tài chính kiểm toán năm 2014 của doanh
nghiệp đăng ký giao dịch trên HNX, đã có 154/178 doanh nghiệp đăng ký giao dịch
đã công bố báo cáo tài chính, trong đó có 133 doanh nghiệp niêm yết công bố báo
cáo tài chính đúng hạn, đạt tỷ lệ 74,7% (tăng 7,1% so với cùng kỳ năm trước). Cũng
căn cứ theo số liệu tại báo cáo tài chính kiểm toán năm 2014 đã được công bố của
các doanh nghiệp đăng ký giao dịch, số doanh nghiệp có kết quả hoạt động kinh
51
doanh lãi năm 2014 chiếm 85,1%, giá trị lãi tăng 27,9% so với năm 2013. (Nguồn:
http://vneconomy.vn/)
Đối với Báo cáo thường niên: Tại các quốc gia phát triển như Mỹ, Nhật Bản…
khi công ty ý thức được vai trò quan trọng của Báo cáo thường niên, công ty thường
trình bày khá đầy đủ Báo cáo đánh giá của ban Giám đốc và hội đồng quản trị. Tuy
nhiên, tại Việt Nam, việc lập Báo cáo thường niên chưa được nhiều doanh nghiệp
chú trọng, các nội dung tại Báo cáo này trên thực tế còn khá sơ sài.
Ngoài ra, pháp luật hiện hành yêu cầu công ty đại chúng phải thực hiện công
bố thông tin trên website nhưng việc lưu trữ các thông tin này như thế nào hoặc bao
lâu cũng chưa được quy định cụ thể. Do đó, nhiều thông tin khi nhà đầu tư muốn
tìm kiếm lại trên website của các công ty này rất khó khăn. Các công ty khi công bố
thông tin cũng không hiển thị thời gian công bố trên trang thông tin điện tử. Nhiều
trường hợp, họ có thể sửa lại thời gian công bố nhưng cả nhà đầu tư và cơ quan
quản lý khó có thể kiểm soát. Do đó, cần có biện pháp hữu hiệu để quản lý các
thông tin được đăng tải trên website của công ty, giúp nhà đầu tư có thể tìm kiếm
được thông tin dễ dàng.
4.3. Thống kê mô tả
Variable
Obs
Mean
Std. Vev.
Min
Max
TIME1
300
75,14
15,43658
10
107
TIME2
300
14,92
15,43138
-17
80
SUBs
300
2,173333
5,337752
0
55
EPS
300
1932,433
2561,764
-5505
12647
PROF
300
0,18
0,2013682
-1,58
0,77
Nguồn: Phân tích dữ liệu từ phần mềm STATA
Bảng 4.1: Trình bày thống kê mô tả các biến được thu thập trong nghiên cứu
Biến Time1 có mức trung bình 75,14; độ lệch chuẩn 15,43658; mức thấp nhất
là 10. Điều này có nghĩa là trung bình ngày nộp báo cáo tài chính tính từ ngày kết
thúc niên độ đến ngày ký báo cáo kiểm toán là 75 ngày, trong đó doanh nghiệp nộp
52
sớm nhất là 10 ngày (công ty cổ phần đầu tư và phát triển điện Miền Trung, năm
2012) và nộp BCTC trễ nhất là sau 107 ngày (Công ty cổ phần VINCEM Vật liệu
Xây dựng Đà Nẵng, năm 2012), quá cả thời hạn nộp báo cáo tài chính theo thông
tư 52 là 90 ngày.
Tương tự, biến Time2 có mức trung bình 14,92; độ lệch chuẩn 15,43138; mức
thấp nhất là -17 (DXV, năm 2012) và mức cao nhất là 80. Theo đó, trung bình số
ngày nộp báo cáo tài chính là 15 ngày kể từ ngày ký báo cáo kiểm toán đến ngày
nộp báo cáo tài chính theo quy định 90 ngày. Trong đó, doanh nghiệp nộp báo cáo
trễ 17 ngày so với quy định là Công ty cổ phần VINCEM Vật liệu Xây dựng Đà
Nẵng, năm nộp trễ là năm 2012 và doanh nghiệp nộp sớm nhất là công ty cổ phần
đầu tư và phát triển điện Miền Trung (năm 2012) vì có 80 ngày để nộp báo cáo tài
chính đúng theo quy định kể từ ngày ký báo cáo kiểm toán.
Ngoài ra, các biến độc lập khác trong mô hình còn được mô tả như sau:
- SUBs là biến được đo bằng số lượng công ty con, có mức trung bình
2,173333; độ lệch chuẩn 5,337752; mức thấp nhất là 0 và mức cao nhất là
55. Như vậy, doanh nghiệp có số lượng công ty con cao nhất 55 công ty con
là Tập đoàn Vingroup (2014). Đa số các doanh nghiệp trong mẫu đã chọn
đều có số lượng công ty con từ 0 đến 3 công ty, chỉ có một ít doanh có số
lượng công ty con nhiều (từ 18 đến 55 công ty). Do đó giải thích được
nguyên nhân tại sao số lượng công ty con thấp nhất là 0 mà số lượng công
ty con trung bình là 1 doanh nghiệp có 2 công ty con.
- EPS là thu nhập trên cổ phiếu có mức trung bình 1932,433; độ lệch chuẩn
2561,764; mức thấp nhất là -5505 và mức cao nhất là 12647. Cụ thể là, thu
nhập trên cổ phiếu trung bình của các doanh nghiệp là 1.932 đồng/cổ phiếu.
Trong khi đó, doanh nghiệp có thu nhập trên cổ phiếu cao nhất là 12.647
đồng/cổ phiếu (Công ty cổ phần công trình giao thông vận tải Quảng Nam,
năm 2012) và EPS thấp nhất là -5.505 đồng/cổ phiếu của Công ty cổ phần
Licogi 16 (năm 2013). Điều này cũng cho thấy công ty Licogi là công ty lỗ
nặng nhất trong các công ty và trong 3 năm.
53
- PROF là biến Biến đổi trong khả năng sinh lời hằng năm. Biến này có mức
trung bình 0,18; độ lệch chuẩn 0,2013682; mức thấp nhất là -1,58 và mức
cao nhất là 0,77. Điều này có nghĩa là 1 doanh nghiệp trung bình có thể đạt
được 0,18 đồng lợi nhuận trên 1 đồng vốn chủ sở hữu. Tuy nhiên, vẫn tồn
tại doanh nghiệp có khả năng sinh lời thấp nhất là -1,58 (Tổng công ty cổ
phần xây lắp dầu khí Việt Nam, năm 2013); cứ 1 đồng vốn chủ sở hữu thì
doanh nghiệp này bị lỗ 1,58 đồng và là doanh nghiệp có khả năng sinh lời
thấp nhất so với các doanh nghiệp khác và trong giai đoạn 2012 – 2014.
Đồng thời tập đoàn Vingroup có khả năng sinh lời cao nhất trong 3 năm với
tỉ lệ là 0,77 (năm 2013).
OPERA
OPINION
Total
1
2
3
0
0
2
40
42
1
33
50
175
258
Total
33
52
215
300
Nguồn: Phân tích dữ liệu từ phần mềm STATA
Bảng 4.2: Thống kê mô tả biến ý kiến kiểm toán (OPERA và OPINION)
- OPINION là ý kiến kiểm toán. Ý kiến kiểm toán chấp nhận toàn phần
(opnion 3) có 215 ý kiến trong mẫu là 300, tương ứng với tỷ lệ là 71,67% ;
ý kiến kiểm toán ngoại trừ (opinion 2) có 52 ý kiến, tương ứng với tỷ lệ
17,33%. Các ý kiến còn lại là ý kiến trái ngược và từ chối đưa ra ý kiến
(opinion 1) có 33 ý kiến, tương ứng với tỷ lệ 11% trong mẫu.
- OPERA là biến đại diện cho tính đa dạng trong lĩnh vực hoạt động. Số
lượng doanh nghiệp hoạt động đa lĩnh vực bao gồm 258 doanh nghiệp
(chiếm 86%), trong đó có 175 ý kiến thuộc loại ý kiến chấp nhận toàn phần,
50 ý kiến ngoại trừ và 33 ý kiến trái ngược hoặc từ chối đưa ra ý kiến. 42
doanh nghiệp còn lại (chiếm 14%) thì không hoạt động đa lĩnh vực, trong
54
đó có 40 doanh nghiệp có ý kiến kiểm toán thuộc loại ý kiến chấp nhận toàn
phần và 2 ý kiến ngoại trừ.
4.4. Ma trận hệ số tương quan
TIME1
SUBs
OPERA
EPS
PROF
TIME1
1.0000
SUBs
0,1255
1.0000
OPERA
0,1520
0,1159
1,0000
EPS
-0,1490
0,0474
0,0690
1,0000
PROF
-0,1904
0,0548
0,0855
0,6102
1,0000
OPINION
-0,2918
0,0801
-0,2027
0,2581
0,3004
OPINION
1,0000
Nguồn: Phân tích dữ liệu từ phần mềm STATA
Bảng 4.3: Ma trận hệ số tương quan giữa các biến trong mô hình 1
Bảng trên cho thấy hệ số tương quan giữa tính kịp thời của việc công bố thông
tin báo cáo tài chính (biến TIME1) và các biến độc lập dao động từ -0,1255 đến
0,2918. Cụ thể, trong số các biến độc lập thì biến OPINION có mức tương quan cao
với biến phụ thuộc. Tuy nhiên, mức tương quan của 2 biến độc lập vẫn còn khá nhỏ,
điều này cho thấy độ mạnh về tương quan tuyến tính giữa biến phụ thuộc và biến
độc lập vẫn còn yếu.
Hệ số tương quan giữa các cặp biến độc lập đều không vượt quá 0,8; như vậy
hiện tượng đa cộng tuyến sẽ ít xảy ra trong quá trình chạy mô hình hồi quy.
TIME2
SUBs
OPERA
Time2
1.0000
SUBs
-0,1259
1,0000
OPERA
-0,1542
0,1159
1,0000
EPS
0,1502
0,0474
0,0690
EPS
1,0000
PROF
OPINION
55
PROF
0,1904
0,0548
0,0855
0,6102
1,0000
OPINION
0,2881
0,0801
-0,2027
0,2581
0,3004
1,0000
Nguồn: Phân tích dữ liệu từ phần mềm STATA
Bảng 4.4: Ma trận hệ số tương quan giữa các biến trong mô hình 2
Tương tự như biến TIME1, Bảng trên cho thấy hệ số tương quan giữa tính kịp
thời báo cáo tài chính (biến TIME2) và các biến độc lập dao động từ -0,1259 đến
0,2881. Cụ thể, trong số các biến độc lập thì biến OPINION có mức tương quan cao
với biến phụ thuộc. Tuy nhiên, mức tương quan của 2 biến độc lập vẫn còn khá nhỏ,
điều này cho thấy độ mạnh về tương quan tuyến tính giữa biến phụ thuộc và biến
độc lập vẫn còn yếu.
Ngoài ra, hệ số tương quan giữa các cặp biến độc lập đều không vượt quá 0,8;
như vậy hiện tượng đa cộng tuyến sẽ ít xảy ra trong quá trình chạy mô hình hồi quy.
4.5. Kiểm định nghiệm đơn vị
Nguồn: Phân tích dữ liệu từ phần mềm STATA
Bảng 4.5: Kết quả kiểm định nghiệm đơn vị của dữ liệu