Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.02 MB, 83 trang )
11
tương đối cứng nhắc trong ngắn hạn. Vì thế, sẽ có sự gia tăng sản lượng thực từ Q1
lên Q2 đồng thời sẽ gia tăng lạm phát từ dP1 lên dP2
i
LM1
IS
Q1
LM2
Q2
P1
P2
Phillips curve
P
Hình 2.2: Mối quan hệ giữa sản lượng và đường cong Phillips
(Nguồn: Gartner Manfred, 2009, Macroeconomics, 3th Edition, chapter 15, page
401, Prentice Hall)
Ở những năm gần đây, lý thuyết truyền thống của Keynesianas được phát
triển trở thành New Keynesian Phillips Curve (NKPC). Mô hình mới này của
trường phái Keynesianas vẫn giữ nguyên những giả định về sự thay đổi của giá cả
và tiền lương là chậm và thị trường không cân bằng. Tuy nhiên, có sự kết hợp với
đường cong Phillps trong dài hạn (mô hình được Okun, Perry và Shultze (1986) đề
xuất) bên cạnh đó còn kết hợp những giả định của trường phải New Classical
trường phái này là sự phát triển của trường phái cổ điển được cải tiến chính bởi
Lucas (1942, 1973) sự kỳ vọng có lý trí. Phương trình dùng để biểu diễn mối quan
hệ giữa lạm phát và lỗ hổng sản lượng như sau:
=
{
}+
+
12
Trong đó :
: lạm phát
: lỗ
hổng sản lượng
: cú sốc của chi phí đẩy
{
} : kỳ vọng lạm phát
Cơ chế ảnh hưởng của lỗ hổng sản lượng lên lạm phát được Keynesianas lập
luận: GDP thực tế cao hơn mức GDP tiềm năng, sẽ làm gia tăng tốc độ lạm phát vì
những nhà cung cấp sẽ gia tăng giá cả hàng hóa đầu vào cần thiết cho sản suất. Và
ngược lại, khi GDP thực tế giảm dưới GDP tiềm năng, lạm phát sẽ giảm tốc vì
những nhà cung ứng cố gắng hạ giá thành để có thể tối đa hóa sản xuất.
Một số nghiên cứu thực nghiệm về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và
lạm phát.
De Gregorio (1992), nghiên cứu ảnh hưởng của lạm phát lên tăng trưởng
kinh tế bài học từ châu Mỹ Latinh. Kết quả nghiên cứu cho thấy lạm phát dai dẳng
có thể làm giảm tăng trưởng triển vọng của Đông Âu cũng như châu Mỹ Latinh.
Tuy nhiên, các thảo luận trong bài cho thấy không có mối quan hệ giữa lạm phát và
các vấn đề về thiếu hụt và thặng dư tiền tệ. Ngoài ra, bài nghiên cứu cũng cho thấy
việc thiết lập một hệ thống thuế hiệu quả có thể ngăn chặn sự phụ thuộc mạnh mẽ
của thuế lên lạm phát và do đó tránh được những hậu quả tiêu cực đối với tăng
trưởng kinh tế. Ông cũng đã nhấn mạnh rằng việc loại bỏ lạm phát là cần thiết
nhưng điều này sẽ không tạo điều kiện để thúc đẩy tăng trưởng.
Barro (1995) nghiên cứu lạm phát và tăng trưởng kinh tế. Từ những phân
tích thực nghiệm, tác giả phát hiện ra rằng các tác động ước tính của lạm phát đối
với tăng trưởng là tương quan âm một cách đáng kể. Trong mọi trường hợp, ảnh
hưởng ước tính nhỏ của lạm phát dường như ảnh hưởng đến tăng trưởng là sai lệch.
Trong thời gian dài, những thay đổi trong tốc độ tăng trưởng có ảnh hưởng đáng kể
đến mức sống.
13
Bruno & Easterly (1998) trong nghiên cứu “ Inflation crises and long-run
growth” kết quả cho thấy tăng trưởng kinh tế và lạm phát có tương quan âm, một
phát hiện thường được cho là phản ánh một mối quan hệ dài hạn. Nhưng sự tương
quan giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế chỉ xuất hiện với dữ liệu tần số cao và với
các quan sát lạm phát cực lớn, không có sự tương quan chéo giữa mức trung bình
dài hạn của tăng trưởng và lạm phát. Bằng cách nghiên cứu các cuộc khủng hoảng
lạm phát cao để làm sáng tỏ những nghịch lý thực nghiệm, nhóm tác giả phát hiện
ra rằng sự tăng trưởng kinh tế giảm mạnh trong thời gian các cuộc khủng hoảng lạm
phát cao, sau đó phục hồi nhanh chóng và mạnh mẽ sau khi lạm phát giảm.
Võ Trí Thành và cộng sự (2000) sử dụng mô hình tự hồi quy véctơ (VAR) và
ECM cùng dữ liệu giai đoạn 1992-1999 để nghiên cứu các mối quan hệ giữa tiền tệ,
CPI, tỷ giá và giá trị sản lượng công nghiệp thực tế. Nghiên cứu cho thấy tiền tệ
chịu tác động của lạm phát và sản lượng công nghiệp. Bên cạnh đó, tỷ giá cũng có
ảnh hưởng đến lạm phát trong khi cung tiền không có tác động đến các biến động
trong tương lai của giá cả.
Faria and Carneiro (2001) sử dụng kiểm định đơn vị được đề xuất bởi
Dickey-Fuller (DF) và Augmented Dickey-Fuller (ADF) (1979) và phương pháp
phân tích phương sai (Variance Decomposition) dựa trên mô hình VAR cho thấy
lạm phát không ảnh hưởng đến sản lượng thực tế (GDP) trong dài hạn, tuy nhiên
trong ngắn hạn thì sự ảnh hưởng của lạm phát đến sản lượng thực tế (GDP) lại
mang dấu âm.
Ericsson, Irons & Tryon (2001) bằng cách thực hiện hồi quy ở nhiều quốc
gia đã đưa đến kết luận lạm phát tác động tiêu cực đến tăng trưởng sản lượng nhưng
không mạnh mẽ và không có một mối quan hệ dài hạn giữa tăng trưởng sản lượng
và lạm phát.
Vikesh Gokal and Subrina Hanif (2004), nghiên cứu mối quan hệ giữa lạm
phát và tăng trưởng GDP. Với mục tiêu của chính sách kinh tế vĩ mô là duy trì mức
tăng trưởng GDP cao đồng thời kiểm soát lạm phát ở mức thấp. Tuy nhiên, mục tiêu
14
này khó có thể đạt được vì có một sự đối nghịch giữa lạm phát và tăng trưởng GDP.
Trong bài nghiên cứu tác giả xem xét lại các lý thuyết kinh tế khác nhau trong mối
quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng GDP. Các lý thuyết về cung trong kinh tế cổ
điển nhấn mạnh nhu cầu người tiêu dùng để tiết kiệm và đầu tư nếu nền kinh tế
quốc gia phát triển. Học thuyết của Keynes cung cấp mối quan hệ cung cầu, một mô
hình toàn diện hơn liên kết lạm phát với sự tăng trưởng. Các trường phái tiền tệ
cũng nhấn mạnh về vai trò của tăng trưởng tiền tệ để xác định lạm phát. Bài nghiên
cứu cũng tìm hiểu các kết quả thực nghiệm cho thấy rằng mối tương quan nghịch
yếu tồn tại giữa lạm phát và tăng trưởng GDP, trong khi luôn có sự thay đổi khoảng
cách về đầu cơ của các nhà đầu tư. Tác động giữa 2 biến lạm phát và tăng trưởng
GDP đi theo một chiều hướng từ tăng trưởng GDP đến lạm phát. Lạm phát có thể
dẫn đến sự không chắc chắn về lợi nhuận tương lai của các dự án đầu tư. Lạm phát
cũng có thể cắt giảm lợi thế cạnh tranh quốc tế của các quốc gia bằng cách làm cho
hàng hóa xuất khẩu trở nên đắt hơn do đó ảnh hưởng đến cán cân thanh toán. Hơn
nữa lạm phát có thể tương tác với hệ thống thuế để ảnh hưởng đến các quyết định
vay và mượn. Các công ty có thể phải đánh đổi nhiều nguồn lực để tác động đến
lạm phát.
Trương Văn Phước và Chu Hoàng Long (2005) sử dụng phương pháp ước
lượng Granger với số liệu tháng từ 7-1994 đến 12-2004, kết quả nghiên cứu
chứng minh rằng các nhân tố quyết định lạm phát trong giai đoạn này là lạm
phát trong quá khứ và khoảng cách sản lượng. Cung tiền không có ý nghĩa đối
với lạm phát và tác động của giá dầu, giá gạo quốc tế cũng như mức chuyển tỷ
giá vào lạm phát là rất thấp.
Guerrero (2006) trong bài nghiên cứu của mình đã kết luận rằng hướng của
quan hệ nhân quả giữa lạm phát và tăng trưởng không thể được xác định bằng cách
kiểm tra sự tương quan giữa chúng. Kết quả từ bài nghiên cứu cũng cho thấy các
nước đã trải qua siêu lạm phát có xu hướng thể hiện tỷ lệ lạm phát thấp hơn đáng kể
so với các nước mà chưa trải qua. Tuy nhiên, những kinh nghiệm này không tương
quan hợp lý với các yếu tố khác của tăng trưởng dài hạn. Hơn nữa, lạm phát có ảnh
15
hưởng xấu đến sự phát triển đó là kết luận quan trọng về kinh tế và khá mạnh mẽ về
mặt thống kê.
Nguyễn Thị Thùy Vinh và Fujita (2007) sử dụng cách tiếp cận VAR để
nghiên cứu tác động của tỷ giá thực đối với sản lượng và lạm phát ở Việt Nam
trong giai đoạn từ 1992 đến 2005. Các tác giả cho thấy rằng nguyên nhân chủ
yếu khiến sản lượng và mức giá thay đổi là biến động của các biến này trong
quá khứ và tỷ giá có ảnh hưởng nhiều đến cán cân thương mại và sản lượng hơn
đến lạm phát. Mô hình VAR của họ bao gồm sản lượng công nghiệp, CPI, tỷ
giá, cung tiền, thâm hụt thương mại và lãi suất của Mỹ (với tư cách là một biến
ngoại sinh). Mô hình này tập trung chủ yếu vào mức chuyển của tỷ giá và do vậy
bỏ qua các nhân tố quyết định lạm phát khác.
Sofat (2008) nghiên cứu về lạm phát ở Việt Nam trong giai đoạn từ quý 12001 đến quý 1-2008. Kết quả nghiên cứu nhấn mạnh sự gia tăng trong giá cả
thực phẩm toàn cầu là áp lực chính khiến lạm phát ở Việt Nam gia tăng chứ
không phải sự gia tăng của giá năng lượng thế giới ảnh hưởng đến lạm phát ở
Việt Nam. Bên cạnh đó, nghiên cứu còn cho thấy lỗ hổng sản lượng tác động
mạnh mẽ lên lạm phát: với sự gia tăng 1 điểm cơ bản trong lỗ hổng sản lượng sẽ
tạo nên gần 1 điểm cơ bản trong lạm phát. Hơn thế nữa, sự gia tăng trong tỷ giá
cũng tác động đến lạm phát khi có sự gia tăng 1 điểm cơ bản trong tỷ giá sẽ gây
ra hiệu ứng truyền dẫn (pass through) gây ra sự gia tăng trong lạm phát là 0,4
điểm cơ bản.
Paul (2009), nghiên cứu thấy rằng các cú sốc cung, cụ thể là hạn hán và
khủng hoảng dầu lửa, và những cú sốc tự do hóa chính sách của những năm đầu
thập niên 1990 là những lý do chính cho sự vắng mặt của đường cong Phillips ở Ấn
Độ. Tuy nhiên khi tác giả xây dựng lại các dữ liệu của lạm phát và chênh lệch sản
lượng theo năm mùa vụ thay vì năm tài chính và chú ý hồi quy với lĩnh vực công
nghiệp, thì đường cong Phillips lại xuất hiện. Như vậy, sự cân bằng ngắn hạn giữa
16
lạm phát và sản lượng công nghiệp vẫn có thể ở Ấn Độ, cũng như ở các nền kinh tế
phát triển khác
Coe and McDermott (2013), nghiên cứu đo lường lạm phát bằng mô hình
Gap Model, sử dụng dữ liệu của 12 quốc gia phát triển, các nước công nghiệp mới
và các nước công nghiệp ở Châu Á. Kết quả cho thấy mô hình Gap dự đoán tốt lạm
phát ở hầu hết các nước nghiên cứu trong mẫu. Và cho thấy lỗ hổng sản lượng là
một nhân tố chính để đo lường lạm phát ở các nước. Trừ trường hợp của Trung
Quốc và Thái Lan là nghiên cứu không tìm thấy bằng chứng của biến lỗ hổng sản
lượng ảnh hưởng đến lạm phát. Trong khi đó, ở Ấn Độ lỗ hổng sản lượng có vai trò
quan trọng trong đo lường lạm phát chỉ khi đo lường cùng với biến cung tiền mở
rộng. Vì thế, việc đo lường lạm phát bằng cách sử dụng lỗ hổng sản lượng là có thể
áp dụng cho các nước ở Châu Á cũng như đã được áp dụng với các nước phát triển
ở Bắc Mỹ, Tây Âu.
2.3 Thâm hụt ngân sách
Tác động của thâm hụt ngân sách lên lạm phát được truyền dẫn bằng nhiều
kênh như:
Kênh truyền dẫn thứ nhất: Thâm hụt ngân sách càng cao dẫn đến gia tăng lãi
suất và dẫn đến giảm đầu tư trong nước. Hiệu ứng lấn át (crowding-out) của thâm
hụt cuối cùng sẽ dẫn đến đầu tư thấp, một tổng cung thấp hơn và kết quả là giá cao
hơn. Tuy nhiên, tác động của thâm hụt về lãi suất vẫn còn gây nhiều tranh cãi. Ví
dụ, Bradley (1986) liệt kê 21 nghiên cứu về mối liên hệ giữa thâm hụt-lãi suất và
thấy rằng chỉ có bốn nghiên cứu cung cấp bằng chứng thâm hụt ngân sách và lãi
suất có tương quan dương và có ý nghĩa thống kê. Các nghiên cứu còn lại tìm thấy
hoặc là tác động này không đáng kể và không có ý nghĩa thống kê hoặc mối liên hệ
này là tương quan âm, hoặc là không có bất kỳ mối liên hệ nào. Các nghiên cứu lý
thuyết về mối quan hệ giữa thâm hụt và lãi suất được nghiên cứu ở các quốc gia nhỏ
có nền kinh tế mở với điều kiện dòng vốn được kiểm soát. Trong khi các nghiên
cứu thực nghiệm thì liên quan đến các nền kinh tế lớn hoặc các nền kinh tế đóng.
17
Kênh truyền dẫn thứ hai: Hiệu ứng của sự thịnh vượng (wealth effect) của
thâm hụt ngân sách. Khi thâm hụt được tài trợ bằng cách phát hành trái phiếu và trái
chủ không coi trái phiếu như thuế trong tương lai (một quan điểm phi Ricardo), sự
thịnh vượng của các quốc gia được coi như là đi lên. Một khi hiệu ứng thịnh vượng
càng cao dẫn đến tăng nhu cầu đối với hàng hóa và dịch vụ. Vì thế đẩy giá cả hàng
hóa đi lên. Tuy nhiên, theo Tekin-Koru và Özmen (2003) tìm thấy không có mối
liên hệ giữa thâm hụt ngân sách và lạm phát thông qua các hiệu ứng thịnh vượng ở
Thổ Nhĩ Kỳ. Thay vào đó, họ phát hiện ra rằng tài trợ thâm hụt dẫn đến lãi suất của
trái phiếu chính phủ sẽ tăng cao.
Kênh truyền dẫn thứ ba: Thâm hụt ngân sách của chính phủ ảnh hưởng đến
tỷ lệ lạm phát thông qua việc tiền tệ hóa thâm hụt (monetisation of the deficit). Và
kết quả là cơ sở tiền trong hệ thống sẽ tăng lên, làm dịch chuyển đường tổng cầu
sang bên phải, dẫn đến mức giá tăng trong nền kinh tế. Nói chung, thâm hụt ngân
sách tự nó không gây áp lực lạm phát, mà là ảnh hưởng đến mức giá thông qua các
tác động về mức cầu tiền và kỳ vọng lạm phát của công chúng, kết quả là sự tăng
giá. Theo một câu nói nổi tiếng của Milton Friedman “lạm phát là luôn luôn và ở
bất kỳ nơi nào là một hiện tượng tiền tệ”. Câu nói này có nghĩa sự gia tăng về giá và
kéo dài là nguyên nhân do sự gia tăng trong cung tiền.
∆ ầ ề
Lạm phát
∆Thâmhụtngânsách
∆ ỳ ọ
ạ ℎá
Hình 2.3: Mối quan hệ giữa cung tiền và lạm phát
(Nguồn: Gartner Manfred, 2009, Macroeconomics, 3th Edition, chapter 8, page 200,
Prentice Hall)
Bên cạnh đó, kỳ vọng của người dân cũng là một yếu tố dẫn đến lạm phát.
Cơ chế của điều này xảy ra như sau: ngân sách chi tiêu của chính phủ được hoạch