Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.02 MB, 83 trang )
7
Hình 2.1: Lạm phát do chi phí đẩy
(Nguồn: Phan Nữ Thanh Thủy và Trần Nguyễn Ngọc Anh Thư, 2013. Kinh
tế vĩ mô. In tái bản lần 3. Hà Nội: Nhà xuất bản Thống kê)
Giả sử sản lượng thực đạt sản lượng tiềm năng Y*, khi chi phí sản xuất tăng
(giá dầu tăng) làm hạn chế khả năng sản xuất của các doanh nghiệp, đường cung bị
đẩy sang trái. Việc giảm cung từ AS0 đến AS1, làm giá tăng từ P0 lên P1 và sản
lượng giảm từ Y* xuống Y1.
Theo các lý thuyết kinh tế học hiện đại, để đảm bảo cung cầu của bất kỳ một
loại hàng hóa nào đó kể cả năng lượng, hầu hết các quốc gia đều thông qua hoạt
động của thị trường. Tuy nhiên, thị trường năng lượng dầu khí trên thế giới thường
có những vấn đề chính trị, độc quyền, luôn có sự can thiệp của chính phủ của các
nước trên thế giới. Ngoài ra dầu khí là nguồn năng lượng quan trọng, là đầu vào
không thể thiếu của các hoạt động kinh tế, nên vấn đề định giá bán, trợ cấp và thuế
đánh vào xăng dầu luôn là mối quan tâm của hầu hết chính phủ các quốc gia. Do đó
khi giá dầu thế giới biến động sẽ ảnh hưởng đến các biến số vĩ mô khác. Giá dầu thế
giới tăng cao, ảnh hưởng đến chi phí sản xuất trong nước, ảnh hưởng đến mặt bằng
giá chung và sẽ tạo ra lạm phát, ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế, làm
cho thị trường bị gián đoạn. Những nghiên cứu thấy rằng những cú sốc giá dầu đã
8
ảnh hưởng đến sản lượng và lạm phát (Hamilton, 2004; Hooker, 2002). Ngoài ra,
giá dầu tăng làm tăng chi phí sản xuất đầu vào đưa đến giá hàng hóa và dịch vụ
hàng hóa tăng.
Một số nghiên cứu thực nghiệm về mối quan hệ giữa giá dầu và lạm phát.
Mohanty và Klau (2001), nghiên cứu các yếu tố đo lường lạm phát ở các nền
kinh tế thị trường mới nổi (EME), sử dụng dữ liệu của 14 thị trường mới nổi từ năm
1980 đến 1990 cho thấy: sự ảnh hưởng của giá dầu lên đo lường lạm phát dường
như khác nhau giữa các nước. Sự khác nhau này có thể liên quan đến phản ứng khác
nhau với các cú sốc giá dầu, đặc biệt liên quan đến chính sách tiền tệ hoặc sự cứng
nhắc trong việc điều chỉnh giá xăng dầu trong nước so với thế giới. Và cuối cùng,
bài nghiên cứu cho thấy lỗ hổng sản lượng là nhân tố đo lường lạm phát có ý nghĩa
thống kê ở hầu hết tất cả các quốc gia trọng mẫu. Bên cạnh đó, yếu tố cung, bao
gồm cả những thay đổi lớn trong các yếu tố bên ngoài đất nước và những cú sốc
nông nghiệp là những yếu tố chính gây ra lạm phát, trong khi các yếu tố nhu cầu
truyền thống mặc dù có nghĩa thống kê, nhưng sự tác động của nó lên lạm phát là
tương đối yếu.
Camen (2006) sử dụng một mô hình VAR với số liệu tháng trong giai đoạn
từ 2-1996 đến 4-2005 phát hiện rằng: (i) tín dụng chiếm 25% nguyên nhân gây CPI
biến động và là nhân tố chính gây ảnh hưởng đến lạm phát sau 24 tháng; (ii) tổng
phương tiện thanh toán và lãi suất chỉ giải thích một phần rất nhỏ trong biến động
của CPI (dưới 5%); (iii) giá dầu và giá gạo quốc tế đóng vai trò quan trọng và gợi ý
rằng giá quốc tế, tỷ giá cũng có vai trò giải thích biến động của lạm phát (19%); (iv)
cung tiền của Mỹ (M3) với tư cách là một thước đo tính thanh khoản quốc tế cũng
đóng vai trò quan trọng trong hầu hết các giai đoạn nghiên cứu.
Blanchard, Gali (2007): Để giải thích sự khác biệt biến động giá dầu trong
nền kinh tế giữa năm 1970 và năm 2000, tác giả sử dụng mô hình Var cấu trúc với
dữ liệu ở các nước công nghiệp (Mỹ, Pháp, Anh, Đức, Ý và Nhật Bản) với 6 biến
đo lường gồm giá dầu, chỉ số lạm phát CPI, chỉ số lạm phát GDP, tiền lương, log sự
9
thay đổi trong GDP và việc làm. Tập trung vào những tác động khác nhau của biến
động giá dầu vào lạm phát và hoạt động kinh tế theo thời gian. Tác giả đưa ra 4 giả
thiết tác động đến biến động giá dầu: sự thay đổi tự nhiên của giá dầu, thành phần
dầu chiếm tỷ lệ nhỏ trong sản xuất, thị trường lao động biến động linh hoạt, đổi mới
của chính sách tiền tệ và cả bốn giả thiết đều đóng một vai trò quan trọng. Kết quả
của bài nghiên cứu chỉ ra có biến động ngược vào những năm 1970, giá dầu chỉ giải
thích một phần trong lạm phát đình đốn. Tác động của biến động giá dầu thì sụt
giảm theo thời gian.
Theo bài nghiên cứu “Lạm phát ở các nước đang phát triển ở Châu Á: Cầu
kéo hay chi phí đẩy ?” của Juthathip Jongwanich và Donghyun Park, 9/2008 thuộc
bộ phận nghiên cứu Ngân Hàng Phát Triển Châu Á tìm hiểu về nguồn gốc của lạm
phát của khu vực cũng như mức độ dẫn truyền của cú sốc giá dầu, giá lương thực
năm 2008 vào lạm phát tiêu dùng ở chín nước Indonesia, Malaysia, Philippines,
Singapore, Thailand, Việt Nam, Trung Quốc, Hàn Quốc và Ấn Độ đã tìm thấy
những kết quả chính sau:
-
Lạm phát ở các nước Châu Á đang phát triển chủ yếu có nguyên nhân từ yếu
tố cầu kéo, cụ thể là sự dư thừa của tổng cầu và kỳ vọng lạm phát. Các cú sốc ngoại
sinh như giá dầu và giá lương thực chỉ giải thích khoảng 30% lạm phát giá tiêu
dùng của khu vực này. Qua đó cho thấy rằng, lạm phát của khu vực này không hoàn
toàn là do các nhân tố ngoại sinh nằm ngoài tầm kiểm soát của các cơ quan tiền tệ
và vì vậy chính sách tiền tệ vẫn là một công cụ mạnh trong cuộc chiến chống lạm
phát ở các nước này.
-
Sự truyền dẫn của các cú sốc giá dầu và giá lương thực đối với lạm phát giá
sản xuất lớn hơn đáng kể lạm phát giá tiêu dùng. Sự giá tăng giá dầu và giá lương
thực giải thích khoảng hơn 50% lạm phát giá sản xuất trong khi đối với giá tiêu
dùng con số này chỉ dùng lại ở mức khiêm tốn là 30%.
Cũng đi sâu vào nghiên cứu đề tài về tầm ảnh hưởng của việc tăng lên đột
biến trong giá dầu và giá lương thực trong năm 2008 đến lạm phát, Nobuledo
10
Duma, trong bài nghiên cứu “Sự dẫn truyền của cú sốc ngoại sinh đến lạm phát ở
Sri Lanka” tháng 3/2008, tác giả tìm thấy rằng có một sự dẫn truyền không hoàn
toàn từ các cú sốc ngoại sinh, cụ thể cú sốc giá dầu và giá lương thực vào lạm phát
ở Sri Lanka. Hàm phản ứng đẩy và phân tích phương sai từ mô hình VAR đệ quy
cho thấy rằng, mức độ dẫn truyền vào giá tiêu dùng tăng từ 10% trong kỳ thứ nhất
của cú sốc đến 40% trong tháng kỳ thứ 6. Đồng thời kết quả nghiên cứu của ông
cũng tìm thấy có một sự truyền dẫn cao hơn vào lạm phát chỉ số giá bán buôn hơn là
sự dẫn truyền vào lạm phát giá tiêu dùng ở Sri Lanka..
Một nghiên cứu của Võ Văn Minh (2009) về mức chuyển tỷ giá vào lạm
phát trong giai đoạn (1-2001 đến 2-2007). Các số liệu được sử dụng bao gồm: tỷ
giá hữu hiệu danh nghĩa, khoảng cách sản lượng, giá dầu, CPI, chỉ số giá nhập
khẩu và cung tiền mở rộng M2. Kết quả cho thấy rằng mức chuyển tỷ giá ở Việt
Nam là không hoàn thiện và thấp hơn so với kết quả nghiên cứu của IMF
(2003). Tác giả giải thích sự khác biệt này bằng sự khác nhau trong môi trường
lạm phát, sự giảm bớt của tình trạng đô la hóa và việc tự do hóa lãi suất giữa 2
giai đoạn. Nghiên cứu cũng kêu gọi dỡ bỏ những can thiệp đến tỷ giá.
2.2 Lỗ hổng sản lượng
Theo quan điểm truyền thống của Keynesianas cho rằng sự thay đổi của giá
cả và tiền lương là chậm và thị trường không cân bằng (non clearing market). Trong
lý thuyết tổng quát (General Theory) của Keynesianas (1935) giả định tiền lương là
tương đối cứng nhắc và chính điều này làm ngăn cản thị trường đạt được trạng thái
cân bằng giữa cung và cầu, trong khi giá cả thì biến động linh hoạt, phương trình
này được xem là phương trình tĩnh. Tuy nhiên, Phillips (1958) đã đưa ra khái niệm
đường cong Phillips với định đề: mối quan hệ giữa tiền lương thực và tỷ lệ thất
nghiệm. Với khái niệm này, mối quan hệ giữa giá cả và tiền lương mà Keynesianas
đưa ra trở thành một phương trình động. Cùng thời điểm đó, sự phát triển của mô
hình IS- LM cho thấy: khi có sự gia tăng về cung tiền, đường LM dịch chuyển sang
phải từ LM1->LM2 trong khi đường IS không thay đổi do tiền lương được xem là
11
tương đối cứng nhắc trong ngắn hạn. Vì thế, sẽ có sự gia tăng sản lượng thực từ Q1
lên Q2 đồng thời sẽ gia tăng lạm phát từ dP1 lên dP2
i
LM1
IS
Q1
LM2
Q2
P1
P2
Phillips curve
P
Hình 2.2: Mối quan hệ giữa sản lượng và đường cong Phillips
(Nguồn: Gartner Manfred, 2009, Macroeconomics, 3th Edition, chapter 15, page
401, Prentice Hall)
Ở những năm gần đây, lý thuyết truyền thống của Keynesianas được phát
triển trở thành New Keynesian Phillips Curve (NKPC). Mô hình mới này của
trường phái Keynesianas vẫn giữ nguyên những giả định về sự thay đổi của giá cả
và tiền lương là chậm và thị trường không cân bằng. Tuy nhiên, có sự kết hợp với
đường cong Phillps trong dài hạn (mô hình được Okun, Perry và Shultze (1986) đề
xuất) bên cạnh đó còn kết hợp những giả định của trường phải New Classical
trường phái này là sự phát triển của trường phái cổ điển được cải tiến chính bởi
Lucas (1942, 1973) sự kỳ vọng có lý trí. Phương trình dùng để biểu diễn mối quan
hệ giữa lạm phát và lỗ hổng sản lượng như sau:
=
{
}+
+