Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.02 MB, 83 trang )
33
giả sử dụng thang đo Likert 5, bao gồm 5 mức độ: Hoàn toàn không đồng ý, Không
đồng ý, Bình thường/ Trung hòa, Đồng ý, Hoàn toàn đồng ý. Các câu hỏi và đặt tên
biến được trình bày theo như bảng khảo sát chính thức ở Phụ lục A và chi tiết kiểm
định thang đo ở Phụ lục B.
3.2.2 Phương pháp chọn mẫu
Tác giả sử dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện, phi xác suất nhằm đơn
giản hóa tiết kiệm thời gian và chi phí khảo sát. Các cuộc khảo sát sẽ nhắm đến các
nhân viên tín dụng bất kỳ ở địa bàn TP HCM gần nơi tác giả sinh sống: bất kể ở
ngân hàng, ở buổi hội thảo, sàn giao dịch bất động sản…
3.2.3
Kích thước mẫu
Đối với phân tích nhân tố khám phá EFA: Dựa theo nghiên cứu của Hair,
Anderson, Tatham và Black (1998, trích trong Tạp Chí Phát Triển KH&CN, Tập
12, Số 15 - 2009) cho tham khảo về kích thước mẫu dự kiến. Theo đó kích thước
mẫu tối thiểu là gấp 5 lần tổng số biến quan sát. Đối với phân tích hồi quy đa biến:
cỡ mẫu tối thiểu cần đạt được tính theo công thức là n=50 + 8*m (m: số biến độc
lập) (Tabachnick và Fidell, 1996, trích trong Tạp Chí Khoa Học Trường Đại Học
Cần Thơ, phần D Khoa Học, Chính Trị, Kinh Tế, số 35- 2014)
Theo như thang đo của tác giả đề ra gồm: 7 biến độc lập và 30 biến quan sát.
Vì vậy, để đáp ứng được mục tiêu phân tích của đề tài, tác giả chọn kích thước mẫu
tối thiểu là 150.
3.2.4 Nội dung phân tích
Tác giả phân tích thống kê mô tả nhằm mô tả sơ bộ cơ bản dữ liệu thu thập
được: giới tính, tuổi, thu nhập, nhân tố nào có tỷ lệ hoàn toàn đồng ý cao nhất, nhân
tố nào có tỷ lệ hoàn toàn không đồng ý cao nhất.
Sau đó tác giả đi vào phân tích chi tiết: thang đo và độ tin cậy của các biến
quan sát đánh giá bằng hệ số Cronbach’s Alpha và phương pháp phân tích nhân tố
khám phá. Các biến có hệ tương quan biến tổng nhỏ hơn 0.3 sẽ bị loại bỏ và hệ số
34
Cronbach’s Alpha phải tối thiểu là 0.6 hoặc >0.75 (Nguyễn Thống, 2013) để bảo
đảm độ tin cậy của thang đo. Sau khi phân tích kết quả nhân tố khám phá (EFA), tác
giả sẽ hiệu chỉnh mô hình nghiên cứu mới (nếu có) và phân tích hồi quy để đánh giá
sự tác động của các nhân tố mới.
THỐNG KÊ MÔ TẢ
KIỂM ĐỊNH THANG ĐO
PHÂN TÍCH EFA
PHÂN TÍCH HỒI QUY
KẾT LUẬN
Hình 3.3: Quy trình phân tích
TÓM TẮT CHƯƠNG 3
Trong Chương 3 tác giả đưa ra mô hình chỉnh sửa và giải thích sự tác động
của 2 nhân tố mới thêm vào mô hình: Rủi ro nghề nghiệp và quy mô ngân hàng. Tác
giả trình bày quy trình nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, xây dựng thang đo
nghiên cứu, phương pháp khảo sát và đánh giá. Quy trình kiểm định thống kê gồm 5
bước: Thống kê mô tả, kiểm định thang đo, phân tích EFA, phân tích hồi quy và kết
luận.
35
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH SỐ LIỆU
Thống kê mô tả
4.1
Tổng cộng có 192 bản khảo sát hợp lệ tác giả thu thập được. Tác giả sử dụng
phương pháp thống kê mô tả nhằm cung cấp những tóm tắt đơn giản về mẫu và các
thước đo.
Nội dung thống kê mô tả của nghiên cứu này trình bày sự thỏa mãn trong công việc
của nhân viên tín dụng tại địa bàn TP HCM theo các biến Giới tính, độ tuổi, thu
nhập, trình độ ngân hàng làm việc và kinh nghiệm và mức độ thỏa mãn của nhân
viên theo từng nhân tố tác động.
4.1.1 Mô tả theo đối tượng
Bảng 4.1: Mô tả mẫu theo đối tượng khảo sát
Biến
Giá trị
Tỷ lệ %
Giới tính
Nam
68,8
Nữ
31,2
Tuổi
Từ 20 – 25 tuổi
13
Từ 26 – 30 tuổi
72,9
Trên 30 tuổi
14,1
Thu nhập
Dưới 4.000.000 VNĐ/tháng
0
Từ 4.000.000 đến dưới 7.000.000
VNĐ/tháng
6,3
Từ 7.000.000
VNĐ/tháng
29,7
đến
10.000.000
36
Trên 10.000.000 VNĐ/tháng
64
Trung cấp – Cao đẳng
0,6
Đại học
83,3
Trên đại học
16,1
Vietcombank
11,5
Vietinbank
21,9
Bidv
9,9
Agribank
6,3
MB
7,8
VIB
2,1
Techcombank
7,3
Sacombank
10,4
Eximbank
2,6
DongA Bank
3,6
Vietcapital Bank
4,7
Ngân hàng khác.
12
Dưới 1 năm
0
Trình độ
Ngân hàng công tác
Kinh nghiệm làm tín dụng
Từ 1 đến 3 năm
62,5
Trên 3 năm
37,5
(Nguồn: tác giả tổng hợp từ số liệu thống kê)