1. Trang chủ >
  2. Cao đẳng - Đại học >
  3. Chuyên ngành kinh tế >

4 Chính sách tiền tệ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.02 MB, 83 trang )


22



Theo ông sự tăng trưởng kinh tế ổn định và có hiệu quả chỉ có thể dựa trên

sự kiểm soát chặt chẽ khối lượng tiền tệ phát hành trong lưu thông, nghĩa là kiểm

soát sự cung ứng tiền tệ kết hợp với chính sách kiềm chế lạm phát và thúc đẩy tăng

trưởng dài hạn. Lạm phát là sản phẩm của việc tăng cung tiền hoặc tăng hệ số tạo

tiền ở mức lớn hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế; nghĩa là, trong dài hạn, giá cả bị ảnh

hưởng bởi cung tiền chứ không thực sự tác động lên tăng trưởng, nếu cung tiền tăng

nhanh hơn tốc độ tăng trưởng thì lạm phát tất yếu sẽ xảy ra, nếu giữ cung tiền và hệ

số tạo tiền ổn định thì tăng trưởng cao sẽ làm giảm lạm phát.

Mức cung tiền tệ là nhân tố có ảnh hưởng trực tiếp đến các biến số của kinh

tế vĩ mô như giá cả, sản lượng, việc làm. Ông xuất phát từ công thức Ms*V = P*Q

của Fisher.

Trong đó : Ms là mức cung tiền tệ,

V là tốc độ chu chuyển của tiền tệ,

P*Q là sản lượng quốc gia.

Friedman cho rằng mức cung tiền tệ không ổn định vì nó phụ thuộc vào các

quyết định chủ quan của các cơ quan tiền tệ. Cụ thể, mức cung tiền tệ có tác động

đến sản lượng thường xảy ra ở 2 trường hợp:

-



Sản lượng thực tế chưa đạt đến sản lượng tiềm năng: Tăng mức cung tiền tệ

sẽ làm sản lượng tăng nhanh, giá cả tăng chậm, không có nguy cơ dẫn đến

lạm phát.



-



Sản lượng thực tế đã vượt mức sản lượng tiềm năng: Tăng mức cung tiền tệ

sẽ ít có tác động đến tăng sản lượng, mà giá cả lại tăng nhanh, có nguy cơ

lạm phát.

Mức cầu về tiền tệ theo Friedman có tính ổn định cao. Vì cầu tiền tệ có liên



quan chặt chẽ đến sự vận động của các khoản chi tiêu mà trước tiên là thu nhập,

trong khi thu nhập tương đối ổn định. MD là cầu danh nghĩa về tiền tệ, yn là thu



23



nhập quốc dân danh nghĩa. MD = f (yn) là hàm số của thu nhập quốc dân danh

nghĩa.

Mọi sự mất cân đối giữa mức cung về tiền tệ và mức cầu về tiền tệ chính là

nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng hoặc lạm phát. Nếu MS > MD thì lạm phát. MS

< MD thì khủng hoảng.

Bên cạnh đó, xuất phát từ phương trình của Irving Fisher (1911) cũng như

một số các nhà kinh tế khác như Adam Smith, Kean Bodin, Richard Cantillon. Ông

giải thích vấn đề làm phát liên quan đến cung tiền như sau:

M = (P*Q) / V

Trong đó: V: ổn định, Q: khó thay đổi

Suy ra



Nên sự thay đổi của cung tiền sẽ tác động vào P, dẫn đến nguy cơ lạm phát.

Để thực hiện vai trò điều tiết tiền, ngân hàng trung ương dùng các công cụ

của chính sách tiền tệ sau: Yêu cầu về tỷ lệ dự trữ bắt buộc, quy định lãi suất tái

chiết khấu và tiến hành các nghiệp vụ thị trường mở.

Trong lịch sử phát triển kinh tế, có rất nhiều nhà kinh tế học nổi tiếng đã

nghiên cứu và đưa ra những lý thuyết cơ bản về lãi suất. Một trong số đó là John

Taylor, ông đã đưa ra cách tính toán lãi suất danh nghĩa phù hợp trong mối quan hệ

với tăng trưởng và lạm phát.

Quy tắc Taylor giúp cho một ngân hàng trung ương xác định được các tỷ lệ

lãi suất trong ngắn hạn khi các điều kiện kinh tế thay đổi để đạt được hai mục tiêu là

ổn định kinh tế trong ngắn hạn và kiểm soát lạm phát trong dài hạn.

Quy tắc Taylor có thể được mô tả theo phương trình sau:



24



Trong đó:

: Lãi suất danh nghĩa ngắn hạn mục tiêu

: Lạm phát thực tế

: Tỷ lệ lạm phát mục tiêu của ngân hàng trung ương

: Lãi suất thực tại điểm cân bằng của thị trường

: Logarit của tổng sản lượng GDP thực tế

: Logarit của tổng sản lượng GDP tiềm năng

Để áp dụng quy tắc Taylor, ngân hàng trung ương xác định một mức lãi suất

thực ngắn hạn nên dựa trên 3 yếu tố: Lạm phát thực tế so với lạm phát mục tiêu,

chênh lệch giữa sản lượng thực tế so với sản lượng tiềm năng, mức lãi suất ngắn

hạn tại đó nền kinh tế đạt mức toàn diện nhân công.

Quy tắc Taylor khuyến nghị một mức lãi suất tương đối cao (chính sách tiền

tệ thắt chặt) để giảm áp lực lạm phát trong trường hợp lạm phát cao hơn mức lạm

phát mục tiêu hoặc sản lượng vượt trên mức sản lượng tiềm năng. Trong trường hợp

ngược lại, quy tắc Taylor khuyến nghị một mức lãi suất tương đối thấp (chính sách

tiền tệ nới lỏng) để thúc đẩy tăng trưởng. Quy định tỷ lệ a lớn hơn 0, quy tắc Taylor

nói rằng lạm phát tăng 1% đòi hỏi ngân hàng trung ương tăng lãi suất danh nghĩa

lên hơn 1% (cụ thể, bằng 1+aπ).

Một số nghiên cứu thực nghiệm về mối quan hệ giữa chính sách tiền tệ và

lạm phát.

Uma Ramakrishnan và Athanasios Vamvakidis (2002): đã đưa ra mô hình dự

báo lạm phát đáng tin cậy là trung tâm cho một khuôn khổ chính sách tiền tệ. Trong

bài viết, nhóm tác giả nghiên cứu những tác động truyền dẫn trong nước và quốc tế

về lạm phát ở Indonesia, đồng thời phân tích các chỉ số quan trọng của lạm phát.



25



Nhóm tác giả xác định tỷ giá, lạm phát nước ngoài, và tăng trưởng tiền tệ như là

những biến số chính có thể giải thích cho lạm phát ở Indonesia.

Một nghiên cứu của IMF (2003) cũng cho thấy các kết quả tương tự về vai

trò của cung tiền đến lạm phát. Nghiên cứu này sử dụng mô hình VAR với bảy

biến: giá dầu quốc tế, giá gạo quốc tế, sản lượng công nghiệp, tỷ giá, cung tiền, giá

nhập khẩu và chỉ số giá tiêu dùng cho giai đoạn từ tháng 1 năm 1995 đến tháng 3

năm 2003. Những kết quả của nghiên cứu này cho thấy vận động nội tại là yếu tố

quan trọng giải thích những biến động của lạm phát, lạm phát phi lương thực thực

phẩm và giá nhập khẩu. Tỷ giá có tác động đến giá nhập khẩu nhưng không có tác

động đến CPI. Điều này phản ánh thực tế là các loại hàng hóa phi thương mại chiếm

tỷ trọng lớn trong giỏ CPI và giá nhập khẩu không chuyển trực tiếp vào giá trong

nước dù độ mở của Việt Nam đang tăng lên. Nghiên cứu này cũng cho thấy rằng giá

gạo quốc tế, các điều kiện về tổng cầu trong nước và tốc độ tăng cung tiền mở rộng

có ít tác động đến lạm phát nhưng tác động lại kéo dài.

Tuy nhiên, một nghiên cứu sau đó của IMF (2006) sử dụng số liệu theo quý

từ năm 2001 đến năm 2006 cho thấy vai trò quan trọng của tiền tệ đối với lạm phát.

Mặc dù kết quả của nghiên cứu này bị hạn chế do số lượng quan sát tương đối nhỏ,

nhưng nghiên cứu đã khẳng định rằng tốc độ tăng cung tiền và tín dụng bắt đầu có

mối quan hệ với lạm phát từ năm 2002. Có thể giải thích một phần cho sự thay đổi

trong kết quả này bằng việc tự do hóa của một loạt các loại giá cả quan trọng trong

những năm 2000. Nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng trong khi kỳ vọng lạm phát và

khoảng cách sản lượng có tác động đến lạm phát thì các cú sốc giá dầu và tỷ giá có

ít vai trò trong việc giải thích biến động của lạm phát trong giai đoạn nghiên cứu.

Thêm vào đó, lạm phát ở Việt Nam thường kéo dài hơn những nước khác trong khu

vực. Điều này cho thấy rằng một khi người dân đã có kỳ vọng về lạm phát, việc

kiểm soát nó thường khó khăn hơn. Tính trì trệ này của lạm phát có thể là kết quả

của việc người dân vẫn còn nhớ rõ tình trạng siêu lạm phát kéo dài từ giữa những

năm 1980 đến đầu những năm 1990. Đồng thời hiệu ứng Balassa-Samuelson đối

với lạm phát cũng không lớn nghĩa là ngay cả khi tốc độ tăng năng suất lao động



26



cao hơn trong khu vực thương mại, vẫn không có đủ bằng chứng chứng tỏ giá của

khu vực thương mại tăng cao hơn so với khu vực phi thương mại.

Một nghiên cứu của Goujon (2006) đã tập trung vào mức độ ảnh hưởng của

tình trạng đô la hóa đối với lạm phát và chỉ ra rằng với tình trạng đô la hóa của nền

kinh tế, cung tiền chỉ có tác động đến lạm phát nếu nó tính đến số lượng đô la được

nắm giữ. Nghiên cứu này sử dụng cách tiếp cận kinh tế học tiền tệ cho giai đoạn từ

tháng 1 năm 1991 đến tháng 6 năm 1999.

Mala Raghavan và Param Silvapulle (2007) sử dụng mô hình SVAR để

nghiên cứu các khuôn khổ chính sách tiền tệ của một nền kinh tế mới nổi nhỏ mở Malaysia. Nghiên cứu quan tâm đến phản ứng của nền kinh tế năng động đối với

cung tiền, lãi suất, tỷ giá hối đoái và các cú sốc nước ngoài. Sau cuộc khủng hoảng

tài chính vào tháng 7 năm 1997, Malaysia đã áp dụng chế độ giá cố định vào tháng

9 năm 1998. Tác giả tìm hiểu cơ chế truyền dẫn chính sách tiền tệ ở Malaysia đã

thay đổi trong thời kỳ hậu khủng hoảng bằng cách phân tích cường độ các phản ứng

của các biến trong nước đối với những cú sốc tiền tệ khác nhau. Các kết quả thực

nghiệm cho thấy sự khác biệt đáng chú ý: (1) Trong kỳ trước khủng hoảng cú sốc

chính sách tiền tệ, tỷ giá hối đoái ảnh hưởng đáng kể đến sản lượng, giá cả, lãi suất,

và tỷ giá hối đoái; và (2) Trong thời kỳ hậu khủng hoảng chỉ có những cú sốc tiền tệ

có ảnh hưởng mạnh hơn đến sản lượng. Hơn nữa, chính sách tiền tệ trong nước dễ

bị tổn thương hơn trước những cú sốc nước ngoài đặc biệt là các cú sốc giá hàng

hóa thế giới và cú sốc sản lượng trong giai đoạn hậu khủng hoảng. Kết quả nghiên

cứu đã chỉ ra cuộc khủng hoảng đã thay đổi vai trò của các kênh truyền dẫn chính

sách tiền tệ ở Malaysia.

Hank (2008) đo lường ảnh hưởng của chính sách tiền tệ ở Thổ Nhĩ Kỳ. Bằng

kỹ thuật mô hình VAR tác giả tìm thấy khi thắt chặt tiền tệ có ảnh hưởng tạm thời

lên sản lượng nhưng ảnh hưởng lâu dài lên giá cả.

Borys và Horváth (2008) nghiên cứu ảnh hưởng của chính sách tiền tệ ở Séc.

Sử dụng kỹ thuật mô hình VAR, bài nghiên cứu tìm thấy giá cả và sản lượng suy



27



giảm trong khoảng một năm sau cú sốc thắt chặt chính sách tiền tệ, điều này phù

hợp với mục tiêu của ngân hàng trung ương nước này. Nghiên cứu cũng chỉ ra phản

ứng của giá hàng hóa thương mại đối với cú sốc thắt chặt tiền tệ nhanh hơn so với

hàng hóa phi thương mại.

Luca Gambetti và Fabio Canova (2008): tìm hiểu sự tác động của chính sách

tiền tệ lên sự thay đổi trong tăng trưởng sản lượng và động lực lạm phát ở Mỹ. Tác

giả kiểm định các cú sốc chính sách và quy tắc chính sách trong một hệ số biến

thiên theo thời gian VAR bằng cách sử dụng dấu hiệu hạn chế xác định. Sự dẫn

truyền của những cú sốc chính sách tương đối ổn định. Phương sai của các cú sốc

chính sách giảm theo thời gian, nhưng những cú sốc chính sách đã góp phần gây

nên tình trạng lạm phát, sự tăng trưởng sản lượng không ổn định và kéo dài. Tác giả

tìm thấy bằng chứng của sự gia tăng đáng kể ảnh hưởng lâu dài của lãi suất lên lạm

phát. Một chính sách lạm phát tích cực trong năm 1970 sẽ giúp cho sản lượng gia

tăng ở mức cao.

Le Viet Hung và Pfau (2008) nghiên cứu cơ chế truyền dẫn của chính sách

tiền tệ ở Việt Nam cho giai đoạn từ quý 2 năm 1996 đến quý 4 năm 2005. Nghiên

cứu cho thấy có một mối quan hệ chặt chẽ giữa cung tiền và lỗ hổng sản lượng, tuy

nhiên lại không có mối quan hệ giữa cung tiền và lạm phát

Phạm Thế Anh (2008) sử dụng dữ liệu Việt Nam theo tháng từ tháng 11994 đến tháng 8-2008 kết hợp với mô hình SVAR cho thấy sự biến động của

lạm phát có sự tác động rất nhỏ của cú sốc cung tiền M2 và lãi suất.

Phạm Thế Anh (2009) nghiên cứu các nhân tố quyết định lạm phát cho giai

đoạn từ quý 2 năm 1998 đến quý 4 năm 2008 với số liệu CPI, cung tiền, lãi suất,

tỷ giá, sản lượng công nghiệp và sai số ECM có được từ các kiểm định tự tương

quan cho mối quan hệ PPP và mối quan hệ về cầu tiền. Nghiên cứu này cũng

khẳng định vai trò của lạm phát trong quá khứ và sản lượng đối với lạm phát,

đồng thời khẳng định giá dầu quốc tế không có ảnh hưởng đến lạm phát hiện tại.

Một phát hiện khác của nghiên cứu này là vai trò quan trọng của tốc độ tăng cung



28



tiền đến lạm phát (sau 3 kì) trong khi lãi suất đóng vai trò bị động.

Nguyễn Thị Thu Hằng và Nguyễn Đức Thành (2010) nghiên cứu các nhân

tố vĩ mô quyết định lạm phát ở Việt Nam giai đoạn 2000-2010 sử dụng mô hình

VECM. Mô hình mà tác giả sử dụng đưa ra ba kênh truyền tải mà qua đó một loạt

các biến nội sinh và ngoại sinh có thể ảnh hưởng đến mức giá. Các nhận tố đó là

ngang giá sức mua (PPP), kênh tổng cầu (AD) và kênh tổng cung (AS). Những

kết quả chủ yếu của nghiên cứu bao gồm: (1) độ trì trệ của lạm phát Việt Nam là

cao và là một nhân tố quan trọng quyết định lạm phát của Việt Nam trong hiện

tại; (2) tốc độ điều chỉnh là rất thấp trên cả thị trường tiền tệ và thị trường ngoại

hối, ngầm ý kiểm soát lạm phát một cách có hiệu quả là rất khó một khi nó đã bắt

đầu tăng lên; (3) mức chuyển tỷ giá vào lạm phát là đáng kể trong ngắn hạn với

việc phá giá dẫn đến giá cả tăng lên trong khi thâm hụt ngân sách cộng dồn không

có ảnh hưởng nhiều đến lạm phát; (4) cung tiền và lãi suất có tác động đến lạm

phát nhưng với độ trễ; (5) mức chuyển trong ngắn hạn của giá quốc tế đến giá nội

địa cũng có vai trò nhất định.

Mohanty (2012), tác giả nghiên cứu sự ảnh hưởng của chính sách tiền tệ lên

sản lượng của nền kinh tế và lạm phát ở Ấn Độ giai đoạn 2001-2012 sử dụng mô

hình SVAR. Bài nghiên cứu cho thấy chính sách tăng lãi suất có tác động tiêu cực

đến tăng trưởng sản lượng với độ trễ của hai quý và ảnh hưởng đến lạm phát với độ

trễ của ba quý. Tác động tổng thể vẫn tồn tại từ 8 đến 10 quý sau đó. Kết quả tìm

thấy bằng chứng góp phần làm vững chắc hơn những kết quả của những nghiên cứu

trước với những mô hình nghiên cứu khác nhau để đo lường sản lượng, lạm phát và

thanh khoản. Hơn nữa, quan hệ nhân quả một chiều đáng kể đã được tìm thấy từ

chính sách lãi suất đến sản lượng, lạm phát và tính thanh khoản - ngoại trừ việc đo

lường thanh toán bằng (M3), nhấn mạnh tầm quan trọng của lãi suất như một công

cụ hiệu quả của chính sách tiền tệ.

Rokon Bhuiyan (2012) nghiên cứu truyền dẫn chính sách tiền tệ ở nền kinh

tế mở Canada tiếp cận theo mô hình BSVAR. Kết quả cho thấy chính sách tiền tệ



29



truyền dẫn thông qua kênh lãi suất và tỷ giá hối đoái. Cả sản lượng và lạm phát đều

có phản ứng giảm đối với cú sốc thắt chặt chính sách tiền tệ nhưng phản ứng giảm

của lạm phát chậm hơn sản lượng. Lạm phát thật sự giảm sau 6 kỳ và tăng trở lại

sau kỳ thứ 12. Unsal và Osorio (2013) nghiên cứu nguyên nhân lạm phát ở các nước

Châu Á sử dụng mô hình Global VAR (GVAR) với dữ liệu từ 1986-2010. Ưu điểm

của việc sử dụng mô hình GVAR cho thấy mối tác động qua lại của lạm phát các

nước với nhau (trong khu vực và trên toàn thế giới). Kết quả của bài nghiên cứu cho

thấy: trong hai thập niên vừa qua các nhân tố chính ảnh hưởng đến lạm phát ở châu

Á có những cú sốc tiền tệ và cú sốc cung. Tuy nhiên những năm gần đây, sự đóng

góp của những cú sốc này đã giảm, trong khi đó sức ép về phía cầu đã bắt đầu nổi

lên như một đóng góp quan trọng đối với lạm phát ở châu Á.

Nguyễn Thị Liên Hoa, Trần Đại Dũng (2013) nghiên cứu lạm phát tại Việt

Nam theo phương pháp SVAR với dữ liệu từ 2001:M1-2011:M6. Kết quả cho thấy

CPI có nguồn gốc chủ yếu từ khu vực trong nước, lạm phạt bị tác động bởi yếu tố

chi phí đẩy nhiều hơn là yếu tố cầu kéo. Chính sách tiền tệ có ảnh hưởng đáng kể

đến lạm phát trong nước, đặc biệt là cung tiền M2. Tuy nhiên tác động của cung

tiền đến lạm phát trong nước có một độ trễ nhất định (khoảng 6 tháng). Tỷ giá có

tác động đến lạm phát trong nước nhưng mức độ tác động không nhiều và chủ yếu

thể hiện vai trò kênh truyền dẫn. Bên cạnh đó, bài nghiên cứu còn cho thấy vai trò

của yếu tố kỳ vọng lên việc tăng giá trong nước, sự kỳ vọng này bắt nguồn từ nhiều

nguyên nhận khác nhau nhưng tựu trung lại chủ yếu là do sự ảnh hưởng của lạm

phát cao trong quá khứ và vấn đề điều hành của người làm chính sách.

Tóm lại, dựa vào các lý thuyết nghiên cứu về lạm phát cũng như những

nghiên cứu thực nghiệm trong và ngoài nước cho thấy các nhân tố chính tác động

đến lạm phát như sau:



30



Mức Giá



Giá cả hàng hóa thương mại



Giá thế giới

(giá dầu, gạo

và các đầu vào

nhập khác

khẩu khác)



Tỷ giá



Giá cả hàng hóa phi thương mại



Tổng cầu



Tiền tệ và tín dụng,

lãi suất, thu nhập,

tài sản, chi tiêu và

thuế của Chính phủ



Tổng cung



Chi phí đầu vào

trong nước và nhập

khẩu,đơn giá phía

cung, tỷ giá



Ngoài ra, tác giả nhận thấy hầu hết các nghiên cứu kiểm định các nhân tố vĩ

mô tác động đến lạm phát tại Việt Nam đều sử dụng mô hình VAR hoặc VECM.

Tuy nhiên điểm yếu của mô hình VAR là cho các tham số cố định theo thời gian,

điều này làm mất đi tính động của các biến số kinh tế. Để khắc phục nhược điểm

này tác giả sử dụng thêm mô hình tham số thay đổi theo thời gian với những biến

động ngẫu nhiên TVP- VAR để củng cố cho kết quả thu được trong mô hìnhVAR.

Mô hình TVP-VAR xem xét các hệ số thay đổi theo thời gian và những biến động

ngẫu nhiên khi ước lượng. Do đó, các hệ số thay đổi có thể giải thích mức độ tác

động của các cú sốc lên lạm phát mà không phải chịu một điểm gẫy cụ thể.



31



CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1



Dữ liệu nghiên cứu

Để có được thông tin về các nhân tố tác động đến lạm phát tác giả sử dụng



mô hình VAR 5 biến. Những nhân tố này bao gồm: Giá dầu thô thế giới, lỗ hổng

sản lượng, thâm hụt ngân sách, lãi suất tái cấp vốn:

-



Lam phát (πt): được đo lường bằng tốc độ thay đổi chỉ số giá tiêu dùng CPI



(nguồn website tổng cục thống kê http://www.gso.gov.vn/)

-



Giá cả hàng hóa thế giới (gt) được đo lường bằng giá dầu thô thế giới (WTI-



nguồn www.eia.doe.gov) một đại diện mở rộng cho giá cả thế giới và truyền dẫn tỷ

giá vào lạm phát trong nước. Chuỗi dữ liệu được đại diện bằng một tỷ lệ tốc độ tăng

trưởng hằng năm được điều chỉnh theo mùa.

-



Tỷ số thâm hụt ngân sách gộp được điều chỉnh theo mùa của chính phủ trên



GDP danh nghĩa (theo giá thị trường) dùng để đại diện cho chính sách tài khóa (ft).

Vì chỉ thu thập được dữ liệu này theo năm, nên tác giả sử dụng phương pháp nội

suy cubic chuyển dữ liệu năm thành quý nhằm tương thích với dữ liệu của toàn mẫu

theo quý (nguồn http://www.tradingeconomics.com/)

- Lỗ hổng sản lượng (gapt) là chênh lệch giữa sản lượng thực tế và sản lượng

tiềm năng. Sản lượng thực tế được đại diện bởi GDP thực (lấy từ Website

https://aric.adb.org/) và sử dụng bộ lọc Hodrick – Prescott (Prescott, Nobel kinh tế

2004) để ước tính sản lượng tiềm năng. Cụ thể, với giả định GDP gồm 2 thành

phần, 1 thành phần mang tính xu hướng (trend component) và 1 thành phần mang

tính chu kỳ (cyclical component), sử dụng bộ lọc Hodrick-Prescott loại bỏ thành

phần chu kỳ để lấy thành phần xu hướng và coi đó là sản lượng tiềm năng.

-



Chính sách tiền tệ (it) đại diện bởi lãi suất tái cấp vốn (dữ liệu được lấy từ



Ngân hàng nhà nướcViệt Nam trang http://www.sbv.gov.vn/), đây được xem là một

trong những công cụ chủ yếu được sử dụng để điều hành chính sách tiền tệ của

Ngân hàng Nhà nước.

3.2



Phương pháp nghiên cứu



32



3.2.1



Những ràng buộc cấu trúc cho mô hình SVAR



(i)



Giá dầu thô được xem như là biến ngoại sinh trong mô hình.



(ii)



Lạm phát phản ứng lại tức thời với những thay đổi trong giá dầu thô và

các biến khác nhưng có độ trễ.



(iii)



Lỗ hổng sản lượng đại diện cho sức cầu được giả định là nhạy cảm với

giá dầu thô thế giới và những thay đổi giá trong nước (tức giá dầu + lạm

phát).



(iv)



Thâm hụt ngân sách nhạy cảm với nhân tố Cầu và lạm phát.



(v)



Chính sách tiền tệ được tính toán xem xét các nhân tố Cầu và tình hình

giá cả ngoài ra cũng bị ảnh hưởng bởi các yếu tố mang tính toàn cầu và

chính sách tài khóa.

Tác giả thiết lập các ràng buộc trong mô hình SVAR theo những suy luận



logic từ lý thuyết và thực tiễn.

- Việt Nam vừa là nước xuất khẩu dầu thô và nhập khẩu dầu thành phẩm; tuy

nhiên, sản lượng xuất khẩu và nhập khẩu rất nhỏ so với tổng thể nền kinh tế toàn

cầu nên không có khả năng ảnh hưởng đến giá dầu thô thế giới. Vì vậy giá dầu thô

được xem như là một biến ngoại sinh trong mô hình.

- Lạm phát được tính toán căn cứ vào chỉ số giá tiêu dùng trong khi đó giá dầu

thô sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến giá dầu thành phẩm và từ đó tác động trực tiếp đến

giả cả hàng hóa trong nước do các sản phẩm từ dầu là nguyên liệu đầu vào cho hầu

hết các ngành công nghiệp sản xuất. Các biến còn lại như triển vọng nền kinh tế,

chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ tác động đến hoạt động của nền kinh tế cần

có một độ trễ nhất định vì vậy chúng tác động có độ trễ lên lạm phát.

- Lỗ hổng sản lượng (gap) đại diện cho triển vọng của nền kinh tế trong tương

lai căn cứ vào điều kiện hiện tại của nền kinh tế. Theo logic lạm phát tác động

nhanh chóng và trực tiếp đến toàn thể hoạt động của nền kinh tế và thể hiện tình

trạng của nền kinh tế trong hiện tại nên có thể xem lạm phát sẽ tác động tức thời

đến triển vọng của nền kinh tế trong tương lai.



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

×