1. Trang chủ >
  2. Cao đẳng - Đại học >
  3. Chuyên ngành kinh tế >

4 Kết quả thực nghiệm từ mô hình TVP- VAR

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.02 MB, 83 trang )


54



Đến giữa năm 2014 giá dầu thế giới lại bắt đầu sụt giảm. Đặc biệt từ tháng

9/2014, giá dầu thế giới sụt giảm mạnh nguyên nhân chủ yếu đến từ sự phục hồi của

kinh tế Mỹ, khiến cục dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đã quyết định chấm dứt nới lỏng

chính sách tiền tệ, thắt chặt thị trường tiền tệ. Đồng đô la mạnh lên khiến giá dầu

giảm xuống là điều không tránh khỏi. Hai là, nhu cầu năng lượng của toàn cầu

giảm. Một mặt do việc tiêu thụ năng lượng ở các nước phát triển có xu hướng giảm

xuống, trong đó những năm gần đây về cơ bản Mỹ đã đảm bảo được việc tự túc

năng lượng, thậm chí còn có thể xuất khẩu vì nước này đã áp dụng được công nghệ

chiết xuất dầu và hơi đốt từ “nguồn đá phiến” rất dồi dào ở Mỹ. Mặt khác, Nhật Bản

đã khởi động lại ngành công nghiệp điện hạt nhân, việc nhập khẩu năng lượng sẽ

giảm bớt. Nhu cầu năng lượng của các nước đang phát triển, nhất là Trung Quốc và

Ấn Độ cũng đã ổn định. Ba là, sản lượng dầu thô của Tổ chức các nước xuất khẩu

dầu mỏ (OPEC) không hề suy giảm. Các nhà sản xuất dầu mỏ ở vùng Vịnh, đứng

đầu là Saudi Arabia có ý đồ tranh thủ cơ hội đồng đô la mạnh lên và nhu cầu về

năng lượng yếu đi để phá vỡ ngành sản xuất dầu bằng đá phiến vốn đang là mối đe

dọa duy nhất đối với ngành kinh tế năng lượng. Ngoài ra còn vì một loạt lý do kinh

tế và chính trị như muốn gây áp lực lên nước Nga để Nga khó phục hồi được nền

kinh tế nên các nước phương Tây vẫn rất mong muốn nhìn thấy giá dầu giảm. Đối

với Nga, giá dầu liên tục giảm khiến cho nước này còn nguy khốn hơn bất kỳ biện

pháp trừng phạt kinh tế nào.



Hình 4.6: Biến động ngẫu nhiên của biến lạm phát



55



Hình vẽ trên cho cho thấy lạm phát có một sự gia tăng đáng kể trong năm

2008 với mức đỉnh điểm 19,89% nguyên nhân là do sự tăng mạnh của mức lương

tối thiểu, sự gia tăng của giá cả hàng hóa quốc tế, chính sách tiền tệ lỏng lẻo và

không linh hoạt, chính sách quản lý tỷ giá cứng nhắc và thiếu linh hoạt, sự mở cửa

của Việt Nam với thế giới từ khi Việt Nam gia nhập WTO vào cuối năm 2006 khiến

cho luồng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài đổ vào Việt Nam, đẩy giá chứng khoán

và giá tài sản lên rất cao. Để giữ ổn định tỷ giá, Ngân hàng nhà nước đã phải bơm

một lượng tiền đồng lớn vào nền kinh tế đặc biệt là vào năm 2007 khi tiền tệ tăng

với tốc độ 47%/năm và tín dụng tăng 54% /năm, góp phần làm trầm trọng hơn tình

trạng lạm phát.

Năm 2011, lạm phát của Việt Nam ở mức 18,13%, cao nhất kể từ năm 2008.

Đây cũng là mức cao nhất so với các nước trong khu vực ASEAN, cao gấp 2,4 lần

của Lào (nước có mức lạm phát cao thứ hai). Nguyên nhân lạm phát cao là do giá cả

nguyên liệu đầu vào sản xuất như xăng, dầu (+20%), điện (+15,28%) tăng cao, tỷ

giá USD/VND tăng mạnh (+9,3%), điều chỉnh lãi suất liên ngân hàng, khiến cho

CPI tháng 4 so với tháng trước đạt mức kỷ lục 3,32% và CPI tháng 8 so với cùng kỳ

năm trước đạt mức cao nhất (23,02%). Nhờ chính sách tiền tệ thắt chặt của Chính

phủ, tỷ lệ lạm phát liên tục giảm sau năm 2011.



Hình 4.7: Biến động ngẫu nhiên của biến lỗ hổng sản lượng



56



Lỗ hổng sản lượng biến động mạnh lên và xuống xung quanh giá đường cơ

bản, đặc biệt có một sự sụt đáng kể trong 2008. Điều này có thể lý giải do hội nhập

quốc tế sâu hơn, phụ thuộc vào thương mại nhiều hơn nên giá nguyên liệu trên thế

giới tăng cao trong đầu năm 2008 tác động mạnh và nhanh hơn đến nền kinh tế, ở

chừng mực nhất định tạo sức ép lạm phát cao và tăng trưởng kinh tế thấp hơn. Từ

tháng 10/2008, tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng và suy thoái bắt đầu tác

động đến Việt Nam, do đó tăng trưởng kinh tế bị ảnh tiêu cực.

Ngoài ra từ hình vẽ trên cũng cho thấy lỗ hổng sản lượng có sự sụt giảm

mạnh trong năm 2012, điều này được lý giải là trong điều kiện của nền kinh tế nước

ta trong năm 2012 mục tiêu chính của chính phủ là ưu tiên kiềm chế lạm phát. Các

giải pháp thực hiện kiềm chế lạm phát thường có hiệu ứng phụ là tăng trưởng kinh

tế bị suy giảm. Tuy nhiên đến năm 2013 nền kinh tế có dấu hiệu phục hồi, tăng

trưởng kinh tế tăng trở lại.



Hình 4.8: Biến động ngẫu nhiên của biến chính sách tài khóa

Biến động của chính sách tài khóa cho thấy tỷ lệ thâm hụt ngân sách trên

GDP từ năm 2007 đến nay đang có xu hướng tăng lên. Nguyên nhân một phần là do

chính sách tăng chi ngân sách để thực hiện các gói kích cầu nhằm kích thích tăng

trưởng kinh tế trong giai đoạn 2009 - 2010. Kết quả là bội chi ngân sách nhà nước

năm 2009 đã tăng tới mức cao nhất là 9% GDP. Một nguyên nhân khác là do yêu



57



cầu đảm bảo nguồn lực thực hiện các chủ trương của Nhà nước trong việc tăng chi

cho công tác an sinh xã hội, xóa đói, giảm nghèo trong những năm gần đây.

Từ năm 2013 theo quan điểm chủ đạo trong điều hành chính sách tài khóa là

thực hiện chính sách tài khóa thận trọng, phấn đấu tăng thu và tiết kiệm chi ngân

sách nhà nước, kết quả bội chi ngân sách đã có xu hướng giảm.



Hình 4.9: Biến động ngẫu nhiên của biến chính sách tiền tệ

Hình vẽ trên cho thấy lãi suất vẫn được duy trì tại một mức giống nhau, mặc

dù có một số thời điểm lên và xuống tức thì. Chính sách tiền tệ mở rộng giai đoạn

từ 2003-2007 đã kích thích sản xuất, tiêu dùng và tăng trưởng kinh tế nhưng cung

tín dụng dồi dào cũng khơi thông các hoạt động đầu cơ vào chứng khoán và bất

động sản. Đầu năm 2008, chính sách tiền tệ được thắt chặt, việc thắt chặt đột ngột

đã làm xuất hiện tình trạng thiếu thanh khoản và đẩy mặt bằng lãi suất lên cao.

Năm 2011, ngân hàng nhà nước thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt nhằm

kiểm soát lạm phát, bằng cách tăng lãi suất cho vay để bù đắp phần chi phí bỏ ra để

huy động vốn, mua tín phiếu bắt buộc khiến hoạt động kinh doanh của các doanh

nghiệp gặp nhiều khó khăn và có thể dẫn đến lạm phát do chi phí đẩy (Nguyễn Văn



58



Trình và Lê Trương Hải Hiếu, 2012). Từ cuối năm 2012, lãi suất cho xu hướng

giảm và duy trì ổn định.

4.4.2 Phân tích các cú sốc đến lạm phát tại Việt Nam

Biến động của các biến kinh tế vĩ mô với tham số thay đổi theo thời gian từ

quý 1 năm 2000 đến quý 2 năm 2015 được khắc họa bằng phản ứng đẩy của các cú

sốc khác nhau đến lạm phát trong mô hình TVP-VAR với độ trễ là 5 và được trình

bày từ hình 4.10 đến 4.13.

Hàm phản ứng đẩy là một công cụ cơ bản để xem xét thay đổi môi trường vĩ

mô được khắc họa bằng mô hình VAR ước lượng. Đối với mô hình VAR chuẩn, các

tham số không thay đổi theo thời gian, hàm phản ứng đẩy được vẽ cho mỗi bộ 5

biến. Ngược lại, đối với mô hình TVP-VAR, hàm phản ứng đẩy có thể được vẽ

trong một chiều rộng hơn, tức là, phản ứng được tính toán tại tất cả các điểm theo

thời gian sử dụng các tham số thay đổi theo thời gian. Bản chất thay đổi theo thời

gian của các thay đổi môi trường kinh tế vĩ mô giữa các biến được thể hiện trong

các hàm phản ứng đẩy và hình dạng của hàm phản ứng đẩy trong mô hình VAR cố

định thì phù hợp với đường trung bình của hàm phản ứng đẩy TVP-VAR ở một

mức độ nào đó.



Hình 4.10: Phản ứng của lạm phát trước cú sốc của giá dầu trong mô hình

TVP-VAR



59



Tác động của cú sốc trong giá dầu thô thế giới làm lạm phát gia tăng kéo

dài. Đặc biệt trong giai đoạn diễn ra cuộc khủng hoảng tài chính 2008, một cú sốc

trong giá dầu thô thế giới làm lạm phát gia tăng đến 2,4 % và bắt đầu xu hướng

giảm sau giai đoạn này.

Giá dầu thô tăng, kèm với đó là giá xăng, dầu tăng sẽ có tác động một cách

sâu rộng cũng như trực tiếp và gián tiếp lên toàn bộ nền kinh tế. Cụ thể, khi giá

xăng dầu tăng, lĩnh vực vận tải chịu ảnh hưởng lớn nhất vì đây là lĩnh vực tiêu thụ

nhiều xăng dầu. Ngoài ra còn có các lĩnh vực khác như sản xuất phân bón, nhựa,

khai thác tài nguyên, đánh bắt thủy sản, luyện kim... cũng chịu thiệt vì đây là chi phí

đầu vào của những ngành sản xuất đó. Đặc biệt, giá xăng dầu tăng cũng khiến cho

các hộ gia đình tăng chi tiêu cho việc đi lại hằng ngày. Như vậy khi chi phí sản xuất

tăng lên (giá nguyên vật liệu đầu vào tăng) sẽ làm hạn chế khả năng sản xuất của

các doanh nghiệp, đẩy giá cả lên cao



Hình 4.11: Phản ứng của lạm phát trước cú sốc của lỗ hổng sản lượng trong

mô hình TVP-VAR



60



Tương tự như cú sốc từ giá dầu, lạm phát phản ứng cùng chiều và tương đối

ổn định với một cú sốc trong lỗ hổng sản lượng, đồ thị phản ứng đẩy nằm trên

đường cơ bản trong suốt giai đoạn nghiên cứu.



Hình 4.12: Phản ứng của lạm phát trước cú sốc của chính sách tài khóa trong

mô hình TVP-VAR

Cú sốc trong chính sách tài khóa (thâm hụt ngân sách) có tác động cùng

chiều và tương đối ổn định với lạm phát trong nước. Điều này hoàn toàn phù hợp

với các lý thuyết kinh tế và bằng chứng thực nghiệm từ hầu hết các nghiên cứu

trước đây. Khi sản lượng của nền kinh tế thấp dưới mức sản lượng tiềm năng, thì

chính phủ có thể tăng mức chi ngân sách, chấp nhận bội chi để thúc đẩy hoạt động

kinh tế. Tuy nhiên chính mức tăng chi tiêu của Chính phủ sẽ kéo theo hiệu ứng tăng

giá ở một số các lĩnh vực hàng hóa và dịch vụ do gia tăng cầu dẫn đến tình trạng

lạm phát do cầu kéo.



61



Hình 4.13: Phản ứng của lạm phát trước cú sốc của chính sách tiền tệ trong mô

hình TVP-VAR

Lạm phát trong nước phản ứng ngược chiều với một cú sốc từ chính sách tiền

tệ. Đặc biệt trong giai đoạn giai đoạn 2007, bằng cách quy định lãi suất tái cấp vốn

cao ngân hàng trung ương có thể tác động đến mức vay và dự trữ vượt mức của các

ngân hàng thương mại, từ đó làm giảm lượng cung tiền trong xã hội và ngân hàng

trung ương có thể kiểm soát lạm phát xuống 0,4%. Kết quả nghiên cứu phù hợp với

quy tắc Taylor và cơ chế điều tiết tiền của ngân hàng trung ương nước ta khi sử

dụng công cụ lãi suất.



62



CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN

Lạm phát và kiểm soát lạm phát luôn là mối quan tâm hàng đầu của hầu hết

các quốc gia, ở Việt Nam đây là tâm điểm chính sách, thúc đẩy nhiều nghiên cứu

khám phá. Đặc biệt trong tình hình Việt Nam đã mở rộng hợp tác quốc tế, giao

thương với thế giới thì các yếu tố ảnh hưởng đến lạm phát ngày càng phức tạp. Bài

nghiên cứu được thực hiện trong bối cảnh thế giới đang trải qua những đợt sụt giảm

giá dầu chưa từng có do thừa cung và các nền kinh tế lớn trên thế giới chưa có dấu

hiệu phục hồi. Để đạt được mục tiêu nghiên cứu chính là kiểm định các nhân tố tác

động đến lạm phát, tác giả sử dụng mô hình SVAR thông qua phân tích hàm phản

ứng đẩy, phân rã phương sai. Theo tìm hiểu và tham khảo các tài liệu nghiên cứu

trước đây, tác giả đưa ra các nhóm nhân tố chính tác động đến lạm phát như sau:

Giá dầu được xem là yếu tố bên ngoài đại diện cho những biến động của tình hình

kinh tế thế giới; các yếu tố bên trong như chính sách tiền tệ đại diện bởi lãi suất tái

cấp vốn, chính sách tài khóa đại diện bởi thâm hụt ngân sách, và triển vọng nền

kinh tế đại diện bởi lỗ hổng sản lượng. Phân tích hàm phản ứng đẩy và phân rã

phương sai của lạm phát trước các cú sốc trong giai đoạn quý 1 năm 2000 đến quý 2

năm 2015, có thể rút ra các kết luận sơ bộ như sau:

- Nghiên cứu này chỉ ra rằng công chúng có khuynh hướng lưu giữ ấn tượng

về lạm phát trong quá khứ. Đây là yếu tố chi phối mức lạm phát hiện tại. Ấn tượng

về một giai đoạn lạm phát cao trong quá khứ thường chỉ bắt đầu mờ nhạt dần sau 2

quý có lạm phát liên tục và ổn định. Điều này hàm ý rằng để chống lạm phát, Chính

phủ trước hết phải giữ mức lạm phát thấp ít nhất trong vòng sáu tháng, qua đó dần

lấy lại niềm tin của công chúng về một môi trường giá cả ổn định hơn.

- Lạm phát chịu tác động mạnh nhất bởi giá dầu thô thế giới, một cú sốc trong

giá dầu dẫn đến sự gia tăng trong lạm phát và tác động rõ nhất của nó lên lạm phát

trong nước là ở quý 4 khoảng 2.7%. Sau đó lạm phát suy giảm ở quý 7 khoảng

0.3% và tăng trở lại ở quý thứ 9, đồng thời mức tác động của giá dầu lên lạm phát

có xu hướng kéo dài, bằng chứng thực nghiệm cho thấy thời gian tác động vẫn chưa

có dấu hiệu suy giảm sau 15 quý.



63



- Gia tăng lỗ hổng sản lượng làm tăng tỷ lệ lạm phát. Cụ thể lạm phát phản

ứng với cú sốc này bằng một sự gia tăng kéo dài đến 11 quý sau đó sụt giảm nhẹ ở

quý 12 và trở lại vị trí đường cân bằng ở quý thứ 14.

- Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng mức độ ảnh hưởng của thay đổi lãi suất lên lạm

phát là khá nhỏ. Tác động của một cú sốc trong lãi suất làm lạm phát giảm khoảng

0,8% trong quý 4 và trở lại vị trí cân bằng ở quý 8, sau đó lạm phát có xu hướng

giảm nhưng mức độ giảm lại rất nhỏ (đường phản ứng gần như bám sát với trục

hoành).

- Cuối cùng, nghiên cứu cho thấy phản ứng của lạm phát trước cú sốc từ chi

tiêu chính phủ khá phức tạp, không theo một chiều hướng cụ thể.

Bên cạnh đó, để phân tích những thay đổi tức thời và liên tục của các nhân tố

vĩ mô tác động đến lạm phát trong nước, tác giả sử dụng mô hình tham số thay đổi

theo thời gian với những biến động ngẫu nhiên (TVP-VAR). Hình dạng của hàm

phản ứng đẩy trong mô hình VAR cố định thì phù hợp với đường trung bình của

hàm phản ứng đẩy TVP-VAR ở một mức độ nào đó. Theo đó, lạm phát phản ứng

cùng chiều với một cú sốc trong giá cả hàng hóa thế giới, lỗ hổng sản lượng và

chính sách tài khóa và phản ứng ngược chiều đối với một cú sốc trong chính sách

tiền tệ.

Tuy nhiên dù đã cố gắng để hoàn thiện bài nghiên cứu nhưng tác giả vẫn

chưa có phát hiện mới về biến đại diện cho nhân tố cung, ngoài chỉ số giá dầu thô

thế giới. Bên cạnh do hạn chế về mặt dữ liệu, nên tác giả không thể thu thập được

dữ liệu thâm hụt ngân sách theo quý mà phải sử dụng phương pháp nội suy Cubic

chuyển dữ liệu theo năm thành theo quý. Giá trị nội suy có thể không phản ánh

đúng giá trị thực của biến đại diện.

Với kết quả nghiên cứu phù hợp với lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm

trước đây, tác giả xin đưa ra một số hàm ý về chính sách như sau:



64



- Các biện pháp về tài chính tiền tệ



Tiếp tục triển khai phát triển thị trường vốn ngắn hạn, củng cố thị trường tín

phiếu kho bạc. Ngân hàng nhà nước cần phối hợp với Bộ tài chính, tổ chức điều

hành có hiệu quả hoạt động của các thị trường này nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh

tế, góp phần kiểm soát lạm phát.

Ngân hàng nhà nước điều hành chặt chẽ phương tiện thanh toán đã dự kiến:

Thu hồi nợ đến hạn và quá hạn, khống chế hạn mức tín dụng, kiểm soát định mức

dự trữ bắt buộc theo pháp lệnh Ngân hàng, loại bỏ tín phiếu kho bạc trong cơ cấu dự

trữ bắt buộc và tăng tương ứng phần tiền gửi trên tài khoản của Ngân hàng nhà

nước.

Ngân hàng nhà nước theo dõi kiểm tra tại các ngân hàng thương mại, yêu cầu

các ngân hàng thương mại thực hiện nghiêm túc trần lãi suất huy động, hạ lãi suất

cho vay việt nam đồng, giám sát và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, tạo điều

kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn vay của ngân hàng, qua đó

giúp doanh nghiệp từng bước vực dậy kinh doanh, gián tiếp tăng nguồn thu cho đất

nước nhằm kiểm soát thâm hụt ngân sách, từ đó giúp kiềm chế lạm phát ổn định

kinh tế vĩ mô.

-



Các biện pháp về ngân sách nhà nước

Chính phủ cần cải thiện các nguồn thu ngân sách, tránh tình trạng ngân sách



phụ thuộc quá nhiều vào các nguồn thu không bền vững từ dầu mỏ và thuế nhập

khẩu như hiện nay. Đưa ra các cải cách về thuế đặc biệt là thuế thu nhập cá nhân và

bất động sản. Đồng thời giảm chi tiêu ngân sách bằng việc thành lập hội đồng thẩm

định đầu tư công độc lập để đánh giá, thẩm định một cách toàn diện và khách quan

các dự án có quy mô vượt quá một quy mô đầu tư nhất định nào đó. Từ đó giảm bội

chi ngân sách nhà nước, tăng dự trữ tài chính bảo đảm cân đối ngân sách nhà nước

vững chắc, lành mạnh, đây là biện pháp cơ bản để góp phần kiềm chế lạm phát. Các

ngành, các cấp phải có việc chỉ đạo thu, chi ngân sách là nhiệm vụ trọng tâm của

mình.



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

×