Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.02 MB, 83 trang )
17
Kênh truyền dẫn thứ hai: Hiệu ứng của sự thịnh vượng (wealth effect) của
thâm hụt ngân sách. Khi thâm hụt được tài trợ bằng cách phát hành trái phiếu và trái
chủ không coi trái phiếu như thuế trong tương lai (một quan điểm phi Ricardo), sự
thịnh vượng của các quốc gia được coi như là đi lên. Một khi hiệu ứng thịnh vượng
càng cao dẫn đến tăng nhu cầu đối với hàng hóa và dịch vụ. Vì thế đẩy giá cả hàng
hóa đi lên. Tuy nhiên, theo Tekin-Koru và Özmen (2003) tìm thấy không có mối
liên hệ giữa thâm hụt ngân sách và lạm phát thông qua các hiệu ứng thịnh vượng ở
Thổ Nhĩ Kỳ. Thay vào đó, họ phát hiện ra rằng tài trợ thâm hụt dẫn đến lãi suất của
trái phiếu chính phủ sẽ tăng cao.
Kênh truyền dẫn thứ ba: Thâm hụt ngân sách của chính phủ ảnh hưởng đến
tỷ lệ lạm phát thông qua việc tiền tệ hóa thâm hụt (monetisation of the deficit). Và
kết quả là cơ sở tiền trong hệ thống sẽ tăng lên, làm dịch chuyển đường tổng cầu
sang bên phải, dẫn đến mức giá tăng trong nền kinh tế. Nói chung, thâm hụt ngân
sách tự nó không gây áp lực lạm phát, mà là ảnh hưởng đến mức giá thông qua các
tác động về mức cầu tiền và kỳ vọng lạm phát của công chúng, kết quả là sự tăng
giá. Theo một câu nói nổi tiếng của Milton Friedman “lạm phát là luôn luôn và ở
bất kỳ nơi nào là một hiện tượng tiền tệ”. Câu nói này có nghĩa sự gia tăng về giá và
kéo dài là nguyên nhân do sự gia tăng trong cung tiền.
∆ ầ ề
Lạm phát
∆Thâmhụtngânsách
∆ ỳ ọ
ạ ℎá
Hình 2.3: Mối quan hệ giữa cung tiền và lạm phát
(Nguồn: Gartner Manfred, 2009, Macroeconomics, 3th Edition, chapter 8, page 200,
Prentice Hall)
Bên cạnh đó, kỳ vọng của người dân cũng là một yếu tố dẫn đến lạm phát.
Cơ chế của điều này xảy ra như sau: ngân sách chi tiêu của chính phủ được hoạch
18
định trong một khoản thời gian là nhất định. Chính vì thế, khi có sự thâm hụt thì
chính phủ sẽ tìm mọi cách để bù đắp sự thiếu hụt này bằng nhiều cách khác nhau.
Và việc tài trợ bằng việc vay nợ (phát hành trái phiếu) là điều dễ dàng xảy ra. Vì
thế, người dân tin rằng cung tiền sẽ mở rộng trong tương lai, từ đó dẫn đến lạm
phát.
Ngoài ra vấn đề thâm hụt và lạm phát còn được phân tích rõ ràng hơn qua
quan điểm của trường phái tiền tệ và của Keynesian.
Tác động của thâm hụt ngân sách lên tỷ lệ lạm phát được thể hiện trong hình
2.4. Với AD: Tổng cầu; AS: Tổng cung, Y: sản lượng thực tế; Y* sản lượng tiềm
năng, P: mức giá chung.
Theo quan điểm của trường phái tiền tệ, trong dài hạn nền kinh tế luôn đạt
mức cân bằng tại sản lượng tiềm năng Y*, mức toàn dụng nguồn lực sản xuất. Giả
sử ban đầu nền kinh tế ở trạng thái cân bằng tại điểm (1) với mức giá P1 và sản
lượng tiềm năng Y*. Khi ngân hàng trung ương thực hiện chính sách tiền tệ nới
lỏng (gia tăng cung tiền) để tài trợ cho thâm hụt ngân sách khiến tổng cầu AD1 dịch
chuyển sang AD2, điềm cân bằng chuyển sang (1’) tại mức sản lượng Y’ lớn hơn
mức sản lượng tiềm năng Y*. Nhưng trong dài hạn, khi sản lượng lớn hơn sản
lượng tiềm năng (Y*) thì do các nguồn lực sản xuất đã được sử dụng vượt mức nền
kinh tế thực có, ngay lập tức tiền lương và chi phí sản xuất tăng lên làm đường tổng
cung (AS1) dịch chuyển sang trái (AS2), điểm cân bằng chuyển sang (2) và sản
lượng quay về vị trí cũ (Y*). Nếu chính sách tiền tệ tiếp tục nới lỏng, đường tổng
cầu tiếp tục dịch chuyển sang (AD3) và đường tổng cung lại tiếp tục dịch chuyển
sang (AS3). Như vậy có thể thấy trong dài hạn, tác động của chính sách tiền tệ mở
rộng thì sản lượng không tăng và vẫn giữ ở mức sản lượng tiềm năng Y* nhưng giá
cả tăng từ mức P1 lên P3.
19
Hình 2.4: Tác động của thâm hụt ngân sách lên lạm phát
(Nguồn: Gartner Manfred, 2009, Macroeconomics, 3th Edition, chapter 8,
page 201, Prentice Hall)
Trường phải Keynesian dự đoán sự dịch chuyển của tổng cung và tổng cầu
giống như quan điểm của trường phái tiền tệ. Tuy nhiên, có sự khác biệt về thời
gian: trường phái tiền tệ nhấn mạnh sự phản ứng của đường AS sẽ nhanh hơn, vì thế
sản lượng không thể nào vượt mức sản lượng tiềm năng trong một khoảng thời gian
dài, trong khi trường phái Keynesian tin rằng sự điều chỉnh này sẽ kéo dài hơn.
Một số nghiên cứu thực nghiệm về mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách và
lạm phát.
Levy (1981) nghiên cứu sự ảnh hưởng của thâm hụt tài chính lên sự phát
triển của cung tiền ở US. Tác giả sử dụng mô hình dựa trên IS-LM với dữ liệu
1952-1978. Kết quả nghiên cứu cho thấy có sự tương quan có ý nghĩa thống kê giữa
chính sách tiền tệ, thâm hụt ngân sách chính phủ và lạm phát. Đặc biệt là mối quan
hệ giữa lạm phát và thâm hụt ngân sách có tương quan dương.
20
Choudhary và Parai (1991) sử dụng mô hình kỳ vọng lạm phát kết hợp với
các biến vĩ mô để kiểm định sự ảnh hưởng bởi thâm hụt ngân sách cho trước lên
lạm phát. Sử dụng dữ liệu theo quý ở Peru giai đoạn quý 1 năm 1973 đến quý 1 năm
1988. Tác giả tìm thấy có mối ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê của thâm hụt ngân
sách cũng như tỷ lệ tăng trưởng cung tiền lên lạm phát.
Piontkivsky và đồng sự (2001) nghiên cứu sự ảnh hưởng của thâm hụt ngân
sách lên lạm phát ở Ukraine. Tác giả phân tích mối quan hệ này bằng việc sử dụng
mô hình Class non-structural VAR. Dựa trên số liệu theo tháng từ 1995 đến tháng
6-2000, nhóm tác giả tìm thấy sự mất cân bằng trong chi tiêu ngân sách và chính
sách tiền tệ đóng vai trò rất quan trọng trong việc đo lường lạm phát ở Ukraine.
Fischer, Sahay, and Vegh (2002) nghiên cứu nguyên nhân dẫn đến lạm phát
cao, dựa trên dữ liệu của trên 130 quốc gia. Nghiên cứu đã cho các kết luận sau: a)
Về dài mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách và lạm phát là có ý nghĩa thống kê và
tương quan dương. Trong ngắn hạn, mối quan hệ này mạnh mẽ đối với các nước có
lạm phát cao nhưng không đáng kể đối với các nước lạm phát thấp b) trong dài hạn
(hoặc nghiên cứu dữ liệu chéo) mối quan hệ giữa tăng trưởng cung tiền và lạm phát
là rất mạnh mẽ. Khi mẫu được phân chia, các nước lạm phát thấp và cao, các mối
quan hệ được tìm thấy là mạnh mẽ hơn đối với các nước có lạm phát cao hơn so với
các nước lạm phát thấp. Mặt khác khi dùng dữ liệu bảng, cho thấy liên kết tiền tệ lạm phát vẫn còn mạnh mẽ khi xem mẫu như một toàn thể. Tuy nhiên, khi mẫu
được phân chia, mối quan hệ này ở các nước lạm phát cao về cơ bản không thay đổi
so với dài hạn, trong khi đó đối với các nước lạm phát thấp, mối quan hệ này sẽ trở
nên yếu hơn nhiều.
Canova, Gambetti, and Pappa (2007) nghiên cứu mối quan hệ và nguyên
nhân dẫn đến sự thay đổi trong mối tương quan giữa lạm phát và tăng trưởng kinh
tế ở các thị trường Mỹ (1959-2004), Liên Minh Châu Âu (1970-2002) và Anh
(1963-2004). Bằng cách kết hợp mô hình Time –varying VAR và mô hình DSGE.
Bài nghiên cứu cho thấy: ở Mỹ, những thay đổi trong cú sốc cầu được cho là nhân
21
tố có ảnh hưởng mạnh và có ý nghĩa nhất lên lạm phát, trong khu vực đồng Euro,
những thay đổi trong các cú sốc chính sách (chính sách tiền tệ và tài khóa) và các cú
sốc cung tiền tệ là nhân tố quyết định và ở Anh, cú sốc cầu, các cú sốc cung và các
chính sách tiền tệ là quan trọng. Bên cạnh đó, bài nghiên cứu còn phát hiện cấu trúc
lạm phát giữa các quốc gia trên khá tương đồng trong suốt mẫu nghiên cứu. Trong
khi cấu trúc tăng trưởng kinh tế giữa các nước này chỉ bắt đầu thể hiện sự giống
nhau từ năm 1990.
Parviz Saeidi và Younes Valizadeh (2012) bằng việc sử dụng phương pháp
Phương pháp OLS, LS nghiên cứu ảnh hưởng của thâm hụt ngân sách lên lạm phát
và thất nghiệp của nền kinh tế Iran với dữ liệu hàng năm giai đoạn 1979-2006. Bài
nghiên cứu cho thấy thâm hụt ngân sách có ảnh hưởng đến lạm phát và thất nghiệp
Lin and Chu (2013) áp dụng mô hình hồi qui (DPQR) sử dụng phân phối tự
hồi quy ARDL, để nghiên cứu mối quan hệ thâm hụt và lạm phát tại 91 quốc gia từ
năm 1960 đến năm 2006. Các mô hình DPQR ước tính tác động của thâm hụt lên
lạm phát ở các cấp độ khác nhau và cho phép điều chỉnh năng động với các đặc
điểm kỹ thuật ARDL. Các kết quả thực nghiệm cho thấy thâm hụt tài chính có tác
động mạnh tới lạm phát trong giai đoạn lạm phát cao, và có tác động yếu trong tập
giai đoạn lạm phát thấp. Kết quả ngụ ý rằng củng cố tài chính sẽ có hiệu quả hơn
trong việc bình ổn giá và kiềm chế lạm phát.
2.4 Chính sách tiền tệ
Theo trường phái tiền tệ, nổi bật là nhà kinh tế học Milton Friedman với học
thuyết số lượng tiền tệ (Quantity theory of money). Ông cho rằng: lạm phát là một
hiện tượng xã hội của tất cả các nước có sử dụng tiền tệ hiện đại. Ông đưa ra một
câu nói nổi tiếng “lạm phát bao giờ và ở đâu cũng là một hiện tượng tiền tệ”, nghĩa
là khi tăng cung tiền để đáp ứng nhu cầu chi tiêu của chính phủ (thông qua việc
ngân hàng trung ương mua trái phiếu do chính phủ phát hành) thì lạm phát là không
thể tránh khỏi.
22
Theo ông sự tăng trưởng kinh tế ổn định và có hiệu quả chỉ có thể dựa trên
sự kiểm soát chặt chẽ khối lượng tiền tệ phát hành trong lưu thông, nghĩa là kiểm
soát sự cung ứng tiền tệ kết hợp với chính sách kiềm chế lạm phát và thúc đẩy tăng
trưởng dài hạn. Lạm phát là sản phẩm của việc tăng cung tiền hoặc tăng hệ số tạo
tiền ở mức lớn hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế; nghĩa là, trong dài hạn, giá cả bị ảnh
hưởng bởi cung tiền chứ không thực sự tác động lên tăng trưởng, nếu cung tiền tăng
nhanh hơn tốc độ tăng trưởng thì lạm phát tất yếu sẽ xảy ra, nếu giữ cung tiền và hệ
số tạo tiền ổn định thì tăng trưởng cao sẽ làm giảm lạm phát.
Mức cung tiền tệ là nhân tố có ảnh hưởng trực tiếp đến các biến số của kinh
tế vĩ mô như giá cả, sản lượng, việc làm. Ông xuất phát từ công thức Ms*V = P*Q
của Fisher.
Trong đó : Ms là mức cung tiền tệ,
V là tốc độ chu chuyển của tiền tệ,
P*Q là sản lượng quốc gia.
Friedman cho rằng mức cung tiền tệ không ổn định vì nó phụ thuộc vào các
quyết định chủ quan của các cơ quan tiền tệ. Cụ thể, mức cung tiền tệ có tác động
đến sản lượng thường xảy ra ở 2 trường hợp:
-
Sản lượng thực tế chưa đạt đến sản lượng tiềm năng: Tăng mức cung tiền tệ
sẽ làm sản lượng tăng nhanh, giá cả tăng chậm, không có nguy cơ dẫn đến
lạm phát.
-
Sản lượng thực tế đã vượt mức sản lượng tiềm năng: Tăng mức cung tiền tệ
sẽ ít có tác động đến tăng sản lượng, mà giá cả lại tăng nhanh, có nguy cơ
lạm phát.
Mức cầu về tiền tệ theo Friedman có tính ổn định cao. Vì cầu tiền tệ có liên
quan chặt chẽ đến sự vận động của các khoản chi tiêu mà trước tiên là thu nhập,
trong khi thu nhập tương đối ổn định. MD là cầu danh nghĩa về tiền tệ, yn là thu