Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.02 MB, 83 trang )
40
Từ năm 2004-2011, lạm phát có xu hướng gia tăng và tăng mạnh lên mức 2
con số. Theo dõi diễn biến lạm phát giai đoạn này có thể nhận thấy lạm phát bắt đầu
tăng vào năm 2004 khi đạt mức 9,4% (cao hơn nhiều mức mục tiêu đề ra là 6%)
Năm 2008 là một năm đáng nhớ đối với kinh tế vĩ mô cũng như tình hình lạm phát
ở Việt Nam. Kết thúc năm 2008, chỉ số lạm phát lên mức đỉnh điểm 19,89%. Bên
cạnh đó, tốc độ lạm phát đã giao động với biên độ rất lớn, từ 6,5%/năm đến xấp xỉ
20%/năm, lạm phát thực tế hàng năm thường xuyên cao hơn lạm phát mục tiêu,
đồng thời mức tăng lạm phát cũng liên tục cao hơn mức tăng trưởng tổng sản phẩm
quốc nội (GDP). Đây có thể xem là hậu quả của việc triển khai một loạt các giải
pháp kích cầu đầu tư và cải cách từ phía cung từ năm 1999 và những bất cập trong
cơ cấu kinh tế. Việc theo đuổi mô hình phát triển kinh tế chú trọng vào tăng trưởng,
thiên về lượng nhiều hơn là về chất, tăng trưởng kinh tế chủ yếu dựa vào sự gia tăng
vốn đầu tư, sử dụng lao động rẻ, khai thác tài nguyên thô và gia công hàng xuất
khẩu,… trong khi hiệu quả sử dụng vốn thấp cũng là một nguyên nhân căn bản gây
áp lực lạm phát gia tăng.
Từ năm 2012 trở lại đây, lạm phát có xu hướng ổn định dưới mức
7% (6,81% năm 2012 và 6,04% năm 2013). Với mức lạm phát giao động khoảng
6%, Việt Nam đã nhường lại vị trí là nước có mức lạm phát cao nhất trong khu vực
cho Indonesia (8,32%) và trở thành một trong những nước thực hiện kiểm soát lạm
phát có hiệu quả nhất.
Phân tích nguyên nhân lạm phát có xu hướng giảm từ năm 2012-2014, có thể
thấy có một số những nguyên nhân tương đồng với các giai đoạn lạm phát thấp
trước đây, cụ thể như:
- Về yếu tố chi phí cho thấy giá cả hàng hóa thế giới giảm, theo báo cáo của
Tổ chức Lương thực thế giới (FAO) giá lương thực thế giới đã giảm xuống mức
thấp nhất trong khoảng 15 năm qua, đánh dấu giai đoạn giảm giá dài nhất kể từ cuối
thập niên 90 của thế kỷ trước chủ yếu nhờ những vụ mùa bội thu và lượng dự trữ
thực phẩm lớn. Các mặt hàng giảm giá mạnh nhất gồm có đường và các sản phẩm
41
sữa, tiếp đến là các loại ngũ cốc và dầu thực vật. Giá dầu tương lai giảm càng làm
gia tăng nguồn cung trong ngắn hạn, đẩy giá dầu tụt dốc nhanh. Đặc biệt giá dầu thô
đang tụt trên 90 USD xuống còn mức 70 USD/thùng, kéo giá cả chung cả thế giới đi
xuống, không riêng Việt Nam.
- Về yếu tố cầu cũng giảm, bao gồm: vốn đầu tư, tổng mức bán lẻ hàng hoá và
doanh thu dịch vụ tiêu dùng, xuất khẩu. Trong năm qua, tổng cầu vẫn yếu do tỷ lệ
vốn đầu tư/GDP giảm, chỉ còn khoảng 31%/GDP. Dù sức mua đã được cải thiện
nhưng mức tăng vẫn chậm. Trong bối cảnh khó khăn chung, các doanh nghiệp hoạt
động trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ và xuất khẩu liên tục đối mặt với nhiều
thách thức gây ảnh hưởng không nhỏ tới sản xuất, kinh doanh.
- Về tiền tệ - tín dụng, áp lực đối với lạm phát đang có xu hướng giảm. Cụ thể:
tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng cũng đã giảm nhanh trong mấy năm qua, thanh
khoản của hệ thống ngân hàng thương mại được cải thiện, đảm bảo khả năng thanh
toán và chi trả của hệ thống; tỷ giá ngoại tệ ổn định, dự trữ ngoại hối tăng cao. Hệ
số giữa tốc độ tăng dư nợ tín dụng và tốc độ tăng GDP đã giảm mạnh trong thời
gian qua (thời kỳ 2006-2010 là 5,3 lần, năm 2011 là 2,3 lần, năm 2012 là 1,7 lần,
năm 2014 là 2,2 lần). Đặc biệt, từ đầu năm 2014 đến nay, tốc độ tăng dư nợ tín
dụng chỉ bằng 2/3 tốc độ tăng huy động tiền gửi. Điều đó cho thấy, tiền còn bị ứ
đọng ở các ngân hàng. Mặc dù nền kinh tế đã những tín hiệu tốt, nhưng hoạt động
ngân hàng vẫn đối mặt với nhiều thách thức. Tỷ lệ nợ xấu mặc dù có dấu hiệu giảm,
nhưng vẫn ở mức cao; chất lượng tín dụng chưa thực sự được cải thiện; nợ xấu chưa
được phân loại và đánh giá đầy đủ, chính xác. Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà
nước, đến cuối năm tốc độ tăng trưởng tín dụng có thể đạt mức khoảng 13%, nếu so
với những năm trước với mức tăng trưởng 25%-30%/năm.
- Trong khi đó, tâm lý kỳ vọng lạm phát không bị áp lực lớn như trước, khi giá
vàng giảm, giá USD ổn định, chứng khoán vẫn chưa vượt khỏi mốc 600 một cách
bền vững, bất động sản chưa có sự phục hồi rõ rệt…
42
- Một số nguyên nhân khác mang tính căn bản hơn đó là, mục tiêu kiềm chế
lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô được Chính phủ ưu tiên hàng đầu trong điều hành
kinh tế vĩ mô suốt 3 năm qua, ngay cả khi lạm phát được kiểm soát. Các giải pháp
được chú trọng thực hiện đó là, thực thi chính sách tiên tệ chủ động, linh hoạt, quyết
đoán trong kiểm soát cung tiền lãi suất, tỷ giá và giá vàng, tạo lòng tin, củng cố sức
mua đồng tiền, qua đó góp phần thúc đẩy đầu tư trực tiếp từ nước ngoài. Lạm phát
thấp còn do hiệu quả kiểm soát vĩ mô giá một số mặt hàng thiết yếu, đầu vào, có
tính độc quyền và nhạy cảm cao; hạn chế đầu cơ ngoại hối; phát triển mạnh mẽ hệ
thống phân phối bán lẻ và thực hiện khuyến mãi lớn, diện rộng...
Như vậy có thể thấy, lạm phát được kiểm soát trong 3 năm gần đây và mức
lạm phát thấp trong năm 2014, ngoài những tác động từ những nguyên nhân mang
tính khách quan, cũng chứa đựng những nguyên nhân mang tính chủ quan từ các
giải pháp điều hành của các cơ quan quản lý. Tuy nhiên, những căn nguyên của lạm
phát chưa thực sự được giải quyết triệt để, vì vậy duy trì tính ổn định của lạm phát
trong những năm tiếp theo vấn là một bài toán khó đối với các nhà hoạch định chính
sách.
Trong sáu tháng đầu năm 2015, chỉ số giá tiêu dùng tăng 0,55% so với tháng
12/2014 và tăng 1% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân mỗi tháng trong 6 tháng
đầu năm nay, CPI chỉ tăng 0,1%, là mức tăng thấp nhất trong nhiều năm trở lại đây.
Chỉ số giá tiêu dùng bình quân 6 tháng đầu năm nay tăng 0,86% so với bình quân
cùng kỳ năm trước.
Phân tích nguyên nhân giá tiêu dùng tháng 6 tăng chủ yếu do:
- Ảnh hưởng từ giá xăng được điều chỉnh tăng vào thời điểm 20/5/2015 và giá
dầu diezel tăng vào các thời điểm 21/5 và 04/6/2015.
- Thời tiết nắng nóng kéo dài nên nhu cầu sử dụng điện tăng cao làm cho chỉ số
giá điện sinh hoạt tháng sáu tăng 1,52%.
43
Nhìn chung có thể thấy trong vòng 15 năm trở lại đây, tỷ lệ lạm phát của
Việt Nam lên xuống hết sức thất thường, không ổn định khi ở mức 2 con số, khi ở
mức một con số và thậm chí có thể xuống dưới cả 0%. Lạm phát thấp mang lại
niềm vui cho người tiêu dùng, sự an tâm của các nhà đầu tư trong sản xuất, kinh
doanh, tạo điều kiện cho các nhà hoạch định chính sách và quản lý, điều hành vĩ mô
có cơ sở để đề ra và thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, hỗ trợ
thị trường. Tuy nhiên quá chú trọng đến mục tiêu kiểm soát lạm phát, có thể dẫn
đến việc tăng trưởng kinh tế dưới tiềm năng, mà hậu quả của nó là trong tương lai
có thể gây mất cân đối cung-cầu hàng hóa và tạo ra lạm phát do thiếu cung. Bên
cạnh đó, nếu để tình trạng lạm phát đang trong xu hướng giảm sẽ kéo theo sức mua
ì ạch, hoạt động kinh tế cũng ngưng trệ theo, người tiêu dùng tạm hoãn chi tiêu để
chờ giá giảm sâu hơn. Giới doanh nghiệp ngừng đầu tư và tuyển dụng để tiết kiệm
chi phí. Lạm phát quá thấp làm giảm doanh số và nguồn thu thuế, cản trở việc tăng
lương, ăn mòn lãi suất cận biên. Trong khi đó lạm phát cao có thể tác động đến
nhiều mặt của đời sống kinh tế-xã hội, làm tăng chi phí sản xuất kinh doanh và
giảm khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp, giá đầu vào và đầu ra biến động
không ngừng, gây ra sự ổn định giả tạo của quá trình sản xuất. Sự mất giá của đồng
tiền làm vô hiệu hoá hoạt động hạch toán kinh doanh, méo mó nền kinh tế, các kế
hoạch chi tiêu của dân chúng bị đảo lộn gây tác động bất lợi đến những người có
thu nhập thấp, đặc biệt là những người sống chủ yếu bằng nguồn thu nhập từ tiền
lương, tiền công. Vì vậy lạm phát được kiềm chế ở mức hợp lý là ưu tiên hàng đầu
và nhất quán của Chính phủ.
44
4.2
Thống kê mô tả các biến:
Bảng 4.1: Thống kê mô tả dữ liệu nghiên cứu
Chỉ tiêu
CS tài khóa (f) Giá dầu (g)
GAP
CS tiền tệ (i)
Lạm phát (r)
Trung bình
0.039712
0.024392
7.33E-06
0.073871
0.074539
Trung vị
0.041451
0.032067
0.000322
0.065000
0.066650
Giá trị lớn nhất
0.097033
0.361541
0.032212
0.150000
0.278600
Giá trị nhỏ nhất
-0.013352
-0.576463
-0.054776
0.048000
-0.024100
Độ lệch chuẩn
0.027121
0.150317
0.012429
0.027916
0.065929
Độ lệch
0.046173
-0.960316
-1.348523
1.611401
1.200663
Độ nhọn
2.415354
5.987018
8.596498
4.692251
4.463202
Jarque-Bera
0.905042
32.57869
99.70335
34.22959
20.42726
62
62
62
62
62
Số quan sát
Dựa vào bảng số liệu trên ta thấy: Biến động của giá dầu thô là mạnh nhất
trong năm biến thể hiện ở độ lệch chuẩn bằng 0.150317. Độ lệch của biến giá dầu
và lỗ hổng sản lượng (GAP) âm (-0.960316 và -1.348523) hàm ý rằng đuôi bên trái
của hàm phân phối xác suất thì dài hơn đuôi bên phải hay phân phối lệch trái.
Ngược lại, các biến chính sách tài khóa (f), chính sách tiền tệ (i) và lạm phát (r) có
độ lệch dương vì vậy hàm phân phối xác suất của chúng lệch phải. Độ nhọn của
chính sách tài khóa (f) nhỏ hơn 3 (2.415354) vì vậy phân phối của nó thì phẳng
tương đối so với phân phối chuẩn. Các biến còn lại có độ nhọn lớn hơn 3 nên có thể
nói hình dạng của hàm phân phối của các biến này nhọn hơn phân phối chuẩn.
Kiểm định Jarque-Bera cho thấy các biến trong mô hình không tuân theo phân phối
chuẩn.
4.3
Kết quả thực nghiệm trong mô hình SVAR
4.3.1 Kiểm định tính dừng các biến
Theo nghiên cứu của Stock và Watson (2008) và Carriero, Clark và
Marcellino (2011) trước khi đưa vào hồi quy mô hình VAR và TVP-VAR thì các dữ
45
liệu phải có tính dừng. Tác giả sử dụng phương pháp kiểm định Phillip-Person (PP)
cho tất các biến trong mô hình.
Kết quả cho thấy các biến giá dầu và lỗ hổng sản lượng dừng ở biến gốc
(I(0)). Biến lạm phát, biến chính sách tài khóa và biến chính sách tiền tệ dừng ở sai
phận bậc một (I(1)) (Xem bảng 4.1).
Bảng 4.2: Kiểm định tính dừng:
Level
Biến
Sai phân bậc 1
Giá trị
thống kê T
Mức ý
nghĩa P
Giá trị
thống kê T
Mức ý
nghĩa P
Lạm phát
-2.358121
0.1578
-3.039135
0.0369
Gía dầu
-6.351159
0.0000
Lỗ hổng sản lượng
-6.938666
0.0000
Chính sách tài khóa
-1.660460
0.4460
-3.103187
0.0316
Chính sách tiền tệ
-2.339956
0.1631
-5.597427
0.0000
4.3.2 Xác định độ trễ tối ưu
Việc xác định số bước trễ tối ưu trong mô hình VAR rất quan trọng. Trong
nghiên cứu này độ trễ tối ưu của mô hình SVAR ước lượng được lựa chọn là 5 dựa
vào các chỉ tiêu: LR, FPE, AIC, SC, HQ (Xem bảng 4.3).