Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.86 MB, 499 trang )
PLATON
25
đ{n ông chứ không phải một người đ{n b{, v{ quan trọng nhất
l{ được sinh vào thời Socrate.”
Khi Socrate chết, Platon mới được 28 tuổi, và biến cố cảm động
n{y đ~ in s}u v{o t}m thức của Platon. Nó làm cho Platon thù
ghét những tư tưởng dân chủ, thù ghét quần chúng thêm vào sự
thù ghét phát sinh từ giai cấp quý tộc của Platon. Do đó ông ta
chủ trương rằng cần phải tận diệt chế độ dân chủ v{ thay v{o đó
một chính thể do những phần tử quý tộc và sáng suốt l~nh đạo.
Một trong những vấn đề trọng đại m{ Platon đ~ nghiên cứu suốt
đời l{ l{m sao tìm ra người khôn ngoan nhất để giao phó việc
l~nh đạo quốc gia.
Trong lúc đó những liên hệ giữa Platon và Socrate làm cho chính
quyền đương thời nghi ngờ Platon. Những bạn bè của ông
khuyên ông nên trốn khỏi Athènes v{ ông cũng cho rằng đ}y l{
một dịp tốt để chu du thế giới. Năm 399 TCN ông x|ch gói ra đi.
Những nơi n{o ông đ~ đi qua chúng ta không được biết rõ. Hình
như ông đ~ đi Ai Cập trước tiên và ông rất bất bình khi nghe các
nh{ l~nh đạo tôn giáo cai trị xứ này nói rằng Hy Lạp là một quốc
gia ấu trĩ không có truyền thống v{ văn hóa v{ không thể so sánh
được với quốc gia Ai Cập. Sự bất m~n n{y l{m ông ta suy nghĩ
nhiều hơn v{ chuyến đi Ai Cập đóng một vai trò quan trọng
trong tác phẩm của ông nhan đề l{ Utopia. Sau đó ông đ|p t{u
qua Sicie v{ đến Ý. Ở đó ông gia nhập nhóm triết gia do Pythagore sáng lập. Cảnh tượng một nhóm người có quyền chính
trị rộng rãi lại say mê trong việc nghiên cứu và học hỏi, sống một
cuộc đời bình dị mặc dù nắm nhiều quyền thế trong tay là một
đề t{i để Platon suy nghĩ. Ông đi chu du suốt 12 năm, học hỏi tất
cả các chính thể, họp bàn với tất cả các nhóm, tìm hiểu tất cả các
26
Will Durant: CÂU TRUYỆN TRIẾT HỌC
học thuyết. Một v{i người cho rằng ông đ~ đến Judée v{ đ~
nghiên cứu học thuyết đượm tính chất xã hội của các triết gia ở
đ}y. Có người cho rằng ông đ~ đến tận bờ sông Hằng và học hỏi
tư tưởng các triết gia Ấn độ.
Ông trở về Athènes năm 387 TCN, lúc n{y ông đ~ 40 tuổi, một
người già dặn sau nhiều năm học hỏi ở nhiều nước. Ông vẫn còn
giữ sự hăng h|i của tuổi trẻ nhưng ông đ~ nhận thức được rằng
tất cả những tư tưởng quá khích chỉ là những chân lý nửa vời.
Ông vừa là một triết gia, vừa là một thi sĩ, lối văn của ông vừa
khúc chiết như một bài luận triết học, vừa đẹp đẽ như một bài
thơ: đó l{ lối văn đ{m thoại. Chưa bao giờ triết học trải qua một
thời gian sáng lạn như vậy. Văn thể của ông sáng chói ngay cả
trong những bản dịch. Shelley nhận xét rằng văn thể của Platon
kết hợp luận lý sắc bén và hồn thơ lai l|ng, vừa dịu dàng trong
}m điệu vừa hùng hồn trong lập luận. Nên biết rằng trước khi
trở thành một triết gia Platon là một nhà soạn kịch.
Sự kết hợp của văn chương v{ triết lý, của khoa học và nghệ
thuật trong các tác phẩm của Platon đôi khi l{m chúng ta khó
hiểu: chúng ta không biết rằng những nhân vật của Platon diễn
tả tư tưởng của mình trong trường hợp nào, châm biếm, pha trò
hay nói đứng đắn. Khuynh hướng pha trò châm biếm của Platon
đôi khi l{m chúng ta bỡ ngỡ. Những cuộc đối thoại do Platon
viết ra l{ để cho đại chúng: nhờ trình bày những luận điệu bênh
vực v{ đả kích, nhờ lập đi lập lại những ý tưởng nòng cốt, các tác
phẩm của Platon rất thích hợp với những người muốn học triết
lý cho qua thì giờ. Do đó những lối ngụ ngôn, những giọng văn
h{i hước thường rất nhiều. Ngoài ra lẽ cố nhiên còn có những tư
tưởng liên quan đến những biến cố m{ Platon cùng người
đương thời thường bàn bạc đến, những tư tưởng này rất khó
PLATON
27
hiểu đối với một độc giả thế kỷ thứ hai mươi.
Chúng ta phải công nhận rằng Platon có những đặc tính mà ông
thường chỉ trích. Ông không ưa những thi sĩ với trí tưởng tượng
quá dồi d{o. Ông không ưa những gi|o sĩ, nhưng chính ông là
một gi|o sĩ, một giảng sư. Giống như Shakespeare, ông cho rằng
mọi sự so s|nh đều nhầm lẫn, nhưng ông lại luôn luôn dùng
phương ph|p so s|nh. Ông chỉ trích các triết gia đương thời là
những kẻ miệng lưỡi nhưng chính ông cũng dùng phương ph|p
này. Faguet đ~ nhại lối văn của Platon như sau: - Toàn thể lớn
hơn một phần, phải chăng? - Chắc chắn như vậy. - Và một phần
nhỏ hơn to{n thể phải chăng? - Đúng như thế. -... Do đó rõ r{ng
là triết gia phải l~nh đạo quần chúng. - Ông nói cái gì? - Thật là
rõ ràng, chúng ta hãy lý luận trở lại.
Mặc dù tất cả những lời chỉ trích, những cuốn đối thoại của Platon là một trong những tác phẩm hay nhất của thế giới. Tác
phẩm Cộng hòa là một công trình rộng lớn dưới hình thức một
cuốn sách nhỏ trong đó tập trung những tư tưởng của Platon về
siêu hình, thần học, đạo đức học, tâm lý học, sư phạm, chính trị
và thẩm mỹ. Chúng ta có thể tìm thấy trong đó những vấn đề mà
ng{y nay chúng ta đang băn khoăn suy nghĩ: thuyết Cộng sản và
xã hội, thuyết nam nữ bình quyền, thuyết hạn chế sinh sản và
phương ph|p dạy trẻ. Những vấn đề của Nietzsche về đạo đức và
quý tộc, những vấn đề cũng Rousseau về trạng thái thiên nhiên
và tự do giáo dục, những vấn đề của Bergson về đ{ sống (élan
vital) và những vấn đề của Freud về phân tâm học. Emerson nói
rằng: “Platon l{ triết lý, và triết lý l{ Platon”. Đối với ông, thì
quyển Cộng hòa của Platon cũng như kinh Coran v{ người ta có
thể đốt tất cả c|c thư viện, vì tinh hoa của c|c thư viện đều nằm
trong cuốn sách này.
28
Will Durant: CÂU TRUYỆN TRIẾT HỌC
Chúng ta hãy nghiên cứu tác phẩm Cộng hòa!
4. VẤN ĐỀ ĐẠO ĐỨC
Cuộc tranh luận xảy ra trong nhà của Cephalus, một người giàu
có thuộc giai cấp quý tộc. Trong cuộc tranh luận còn có Glaucon
và Adeimantus, anh của Platon, Thrasymachus, một triết gia
đương thời. Socrate (m{ Platon dùng như một nhân vật để diễn
tả những tư tưởng của chính mình) hỏi Cephalus: - Lợi ích quan
trọng nhất mà tiền của đem lại cho ta, theo ý ông là gì? Cephalus
trả lời: tiền của cho phép ông ta có thể độ lượng, thật thà và
công bằng. Socrate hỏi: công bằng nghĩa l{ gì? Và mở ra một
cuộc tranh luận d{i. Không gì khó hơn một định nghĩa, vì nó đòi
hỏi nhiều khôn khéo và sáng suốt trong tư tưởng. Socrate đả phá
tất cả những định nghĩa do cử toạ đưa ra cho đến lúc Thrasymachus mất bình tĩnh v{ la lên: - Socrate, ông có điên không?
Tại sao các ông lại dẫm ch}n nhau như vậy? nếu ông muốn biết
công bằng là gì, ông phải trả lời chứ không được hỏi, ông không
nên tự h{o vì đả ph| được kẻ khác... Có rất nhiều người có thể
đặt câu hỏi nhưng không thể trả lời. Socrate không nao núng.
Ông vẫn hỏi chứ không trả lời, v{ sau cùng Thrasymachus đưa ra
một định nghĩa: “H~y nghe đ}y: tôi cho rằng sức mạnh là lẽ phải,
và công bằng là quyền lợi của kẻ mạnh... Những chính thể khác
nhau làm nên luật, dù đó l{ chính thể dân chủ, quý tộc hay độc
tài, tất cả đều nhắm đến quyền lợi của mình; và những điều luật
ấy, l{m ra để phụng sự quyền lợi của chúng, được đặt lên đầu
nhân dân và gọi là công bằng, những kẻ n{o cưỡng lại sẽ bị phạt
và bị xem là không công bằng...
Tôi nói về sự bất công một cách tổng qu|t, v{ ý nghĩ của tôi rất
PLATON
29
rõ ràng khi nghiên cứu chính thể độc tài. Trong chính thể này,
người ta dùng sức mạnh và sự gian tr| để xâm chiếm tài sản kẻ
khác. Khi một người đ~ lấy tất cả tài sản của dân chúng và bắt
dân chúng làm nô lệ người ta xem nó không phải là một kẻ
thượng lưu. Người ta chỉ trích sự bất công khi người ta là nạn
nhân chứ không phải vì bị lương t}m cắn rứt mỗi khi có hành vi
bất công.”
Đó l{ học thuyết m{ ng{y nay được gán ít nhiều cho Nietzsche.
“Tôi thường cười những kẻ yếu tưởng rằng mình là tốt, chỉ vì
chúng nó chân tay què quặt”. Stirner diễn đạt tư tưởng một cách
gọn g{ng hơn: “một nắm quyền hành tốt hơn một bao lẽ phải”.
Tư tưởng trên cũng được Platon diễn tả trong Gorgias. Calliclès
chỉ trích rằng đạo đức là một phát minh của kẻ yếu để vô hiệu
hóa quyền lực của kẻ mạnh.
”Chúng nó khen v{ chê tùy theo quyền lợi của chúng: chúng nói
rằng gian manh là bất công và nhục nhã, chúng nó cho rằng gian
xảo là ý muốn có nhiều hơn người hàng xóm, vì tự biết trình độ
thấp kém của mình, chúng chỉ mong được bình đẳng... Nhưng
nếu có một người với đầy đủ quyền lực, người ấy sẽ vượt lên
trên những lý luận này, sẽ ch{ đạp tất cả những công thức,
những luật lệ...
”Những kẻ sống thực sự cần phải cho ý chí của mình phát triển
đến tột độ; v{ khi đ~ phát triển ý chí đến tột độ, họ phải có đủ
can đảm v{ thông minh để phụng sự ý chí, để thỏa mãn tất cả
những điều ham muốn. Đó l{ lẽ công bằng tự nhiên, sự quý phái
tự nhiên. Nhưng đa số không thể l{m như vậy, do đó họ chỉ trích
người khác. Chính vì họ nhục nhã trong sự bất lực, chính vì họ
muốn che dấu sự nhục nhã ấy, họ tuyên bố rằng lòng tham vô độ