1. Trang chủ >
  2. Đại cương >
  3. Triết học >

ĐẠO ĐỨC HỌC VÀ BẢN CHẤT CỦA HẠNH PHÚC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.86 MB, 499 trang )


ARISTOTE



77



không khuyên bảo môn đệ phải theo những lý tưởng quá cao xa.

Quan niệm về bản chất con người của Aristote là một quan niệm

rất lành mạnh: tất cả những lý tưởng đều có một căn bản thiên

nhiên và tất cả những c|i gì thiên nhiên đều có thể nẩy nở thành

lý tưởng. Aristote chấp nhận một cách thẳng thắn rằng mục đích

trực tiếp của cuộc đời không phải l{ c|i hay c|i đẹp mà chính là

hạnh phúc. Aristote nói rằng người ta tìm kiếm tiền tài, danh

vọng, khoái lạc vì người ta tưởng rằng những thứ đó đem đến

hạnh phúc. Tuy nhiên cần phải biết rõ hạnh phúc thật sự là gì và

con đường n{o đưa đến hạnh phúc. Aristote trả lời câu hỏi này

bằng cách tìm những đặc điểm phân biệt lo{i người và những

loài vật khác. Ông cho rằng hạnh phúc là sự phát triển hoàn toàn

đầy đủ c|c đức tính của con người. Đức tính nổi bật nhất của

lo{i người là khả năng suy luận, chính nhờ đức tính này mà loài

người đứng trên tất cả loài vật khác. Chính vì vậy mà khả năng

suy luận một khi được phát triển ho{n to{n đầy đủ sự đem đến

hạnh phúc ho{n to{n cho con người.

Điều kiện của hạnh phúc do đó l{ sự phát triển của khả năng suy

luận. Đạo đức tùy thuộc vào sự suy luận chính xác, sự kiểm soát

tinh thần, sự quân bình của lòng ham muốn. Đó không phải là

những đức tính của những người thường mà là kết quả của sự

tập luyện và kinh nghiệm trong những người ho{n to{n trưởng

th{nh. Con đường đi đến mục đích đó l{ ý niệm trung dung. Mỗi

một đặc tính có thể xếp thành 3 loại: loại đầu và loại chót là

những đặc tính quá khích, chỉ loại giữa mới l{ đạo đức. Ví dụ sự

nhút nhát và tính liều lĩnh thuộc về loại đầu và loại chót, nghĩa l{

những đặc tính quá khích. Tính rộng rãi nằm giữa tính biển lận

v{ phung phí. Tính khiêm nhượng nằm giữa tính rụt rè và ngạo

mạn. Tính vui vẻ nằm giữa tính cau có và tính ba hoa sống



78



Will Durant: CÂU TRUYỆN TRIẾT HỌC



sượng...

Thuyết trung dung không phải là một thuyết có thể áp dụng một

cách máy móc theo toán học. Điểm trung dung có thể thay đổi

tùy theo trường hợp và chỉ có thể tìm thấy bằng sự suy luận

trưởng thành. Chính thói quen quy luận đưa người ta đến chỗ

thánh thiện. Một người h{nh động chính đ|ng không phải vì lý

do họ là một người có đạo đức nhưng ngược lại chính vì họ có

đạo đức do sự huấn luyện suy tư công phu m{ họ h{nh động

chính đ|ng. Con người có thể được đ|nh gi| bằng những hành

động của họ. Do đó sự thánh thiện không phải là một h{nh động

đơn độc mà chính là một thói quen. Người ta còn nhớ câu nói

bất hủ của Aristote về vấn đề n{y: “Một con én không làm nổi

một mùa xu}n”. Tuổi trẻ là thời kỳ quá khích: nếu một thiếu niên

lầm lỗi thì chắc chắn lỗi lầm đó l{ do sự quá khích mà ra. Sự khó

khăn của tuổi trẻ l{ l{m sao không đi từ thái cực n{y đến thái

cực kh|c vì người ta thường có khuynh hướng sửa sai một cách

qu| đ|ng. Những người ở một thái cực có khuynh hướng cho

rằng đạo đức không phải nằm ở điểm trung dung mà nằm ở thái

cực kia.

Họ có khuynh hướng sửa mình như một người uốn một khúc

tre cong: muốn làm khúc tre thẳng họ phải uốn cong về chiều

ngược lại. Cũng có trường hợp những kẻ qu| khích xem điểm

trung dung như một lỗi lầm lớn, người can đảm bị kẻ nhút nhát

xem là liều lĩnh trong khi đó những người liều lĩnh lại xem

những người can đảm như l{ nhút nh|t. Trong lĩnh vực chính trị

những kẻ ôn hòa bị kẻ quá khích xem là bảo thủ và bị kẻ bảo thủ

xem là quá khích.

Thuyết trung dung là một đặc điểm chẳng những của Aristote



ARISTOTE



79



mà còn của nền triết lý Hy Lạp. Platon xem đạo đức là những

h{nh động điều hòa không qu| khích, Socrate xem đạo đức là do

sự suy luận m{ có, trong đền thờ Apollon người ta có khắc

những chữ meden agan có nghĩa l{ không l{m c|i gì qu| trớn.

Người Hy Lạp cho rằng sự đam mê tự nó không phải là một điều

xấu, nó là nguyên liệu tạo nên điều xấu hoặc điều tốt tùy theo

cách sử dụng có chừng mực hoặc không có chừng mực.

Tuy nhiên thuyết trung dung chưa phải là bí quyết đem đến

hạnh phúc. Aristote cho rằng những nhu cầu vật chất cũng cần

thiết. Sự nghèo túng qu| độ l{m cho con người đ}m ra biển lận,

một tài sản vừa phải đem đến cho con người một đời sống tự do

không tham lam giành giật qu| đ|ng, đó cũng l{ một đặc điểm

của chế độ quý tộc. Một yếu tố khác rất cần thiết cho đời sống

hạnh phúc là sự kết bạn. C{ng được san sẻ, hạnh phúc c{ng tăng

trưởng. Khái niệm về công bằng không quan trọng trong tình

bằng hữu, khi đ~ l{ bạn, người ta không nghĩ đến sự công bằng

so đo tính to|n trong việc giao thiệp. Mặt khác, số bạn chân thật

không thể có nhiều: kẻ nào có quá nhiều bạn thật ra không có

người bạn nào. Làm bạn với tất cả mọi người là một điều không

thể thực hiện được. Tình bạn chân thật phải được thử thách với

thời gian, nó đòi hỏi sự ổn định trong tính tình. Một khi tính

tình không ổn định thì sự kết bạn lẽ cố nhiên cũng bị ảnh

hưởng. Bình đẳng là một yếu tố cần thiết trong sự giao thiệp, sự

biết ơn không l{m cho sự giao thiệp được lâu dài. Những kẻ thi

ơn luôn luôn muốn người khác chịu ơn mình m~i m~i trong khi

những kẻ chịu ơn luôn luôn muốn xa lánh kẻ thi ơn c{ng sớm

càng tốt. Do đó, sự giao thiệp không thể n{o được vững bền.

Mặc dù các tiện nghi vật chất cần thiết cho đời sống hạnh phúc,

yếu tố chính là sự sáng suốt của tâm hồn. Những khoái lạc giác



80



Will Durant: CÂU TRUYỆN TRIẾT HỌC



quan không phải là chìa khóa của hạnh phúc. Một đời sống

chính trị như l{m l~nh tụ một quốc gia hoặc một đảng phái

không thể đi đôi với hạnh phúc. Những người làm chính trị phải

chiều theo sở thích của quần chúng m{ không có gì thay đổi bấp

bênh bằng sở thích quần chúng. Hạnh phúc phải là sự khoái lạc

của tâm trí.

Con người lý tưởng của Aristote không làm việc nguy hiểm một

c|ch vô ích nhưng gặp trường hợp cần thiết họ có thể hy sinh

tính mạng vì có nhiều lúc đời sống thật không còn đ|ng sống. Họ

sẵn lòng giúp đỡ kẻ kh|c nhưng nhận sự giúp đỡ một cách rất dè

dặt. Họ không tìm c|ch phô trương, họ thẳng thắn nói lên

những điều ưa v{ ghét, h{nh động một cách chân thật.

Họ không bao giờ khen ai qu| đ|ng vì họ nhận thấy rằng ở trên

đời thật sự không có c|i gì đ|ng khen cả. Họ không thể sống a

dua với kẻ kh|c vì tính a dua l{ đặc tính của kẻ nô lệ. Họ không

bao giờ muốn làm hại ai và sẵn lòng tha thứ tất cả những lỗi lầm

của kẻ khác. Họ không muốn nói chuyện nhiều, cũng không

muốn được người khác tâng bốc hoặc chỉ trích người khác. Họ

không nói xấu người kh|c dù đó l{ kẻ thù của họ. Họ đi đứng

khoan thai, nói năng ôn tồn, không bao giờ hấp tấp vì tâm trí họ

không bị bận rộn bởi những điều phức tạp. Họ không bao giờ

hăng h|i qu| độ vì họ biết rằng trên đời này không có cái gì quan

trọng. Họ chịu đựng những sự bất trắc ở đời một cách vui vẻ và

đoan trang, giống như một tướng lãnh giỏi cầm quân ngoài mặt

trận nắm vững chiến thuật chiến lược. Họ thích sống một mình

và không sợ sự cô đơn. Đó l{ con người lý tưởng của Aristote.



ARISTOTE



81



8. KHOA HỌC - CHÍNH TRỊ

A. Cộng sản và bảo thủ

Tư tưởng chính trị của Aristote lẽ tất nhiên phải chịu ảnh hưởng

của những tư tưởng về đạo đức kể trên. Nói cách khác Aristote

thiên về chế độ quí tộc. Mặt khác, với tư c|ch l{ thầy học của

một vị ho{ng đế và chồng của một vị công chúa, Aristote không

có lý do để thiên về thuyết dân chủ hoặc có cảm tình với giai cấp

thương gia: Túi tiền của chúng ta nằm ở đ}u, triết lý của chúng

ta nằm ở đó.

Thêm v{o đó tư tưởng ôn hòa của Aristote có thể xem là hậu quả

của những tệ đoan do một nền dân chủ quá bê bối. Ông ước

mong tìm lại nền an ninh trật tự và hòa bình. Ông cho rằng cần

phải chấm dứt những cuộc phiêu lưu chính trị. Chỉ trong những

tình thế ổn định con người mới có quyền quá khích. Aristote nói

rằng: “người ta có thói quen thay đổi luật lệ quá dễ dàng, làm

như vậy lợi bất cập hại. Chúng ta cần phải chịu đựng những

điểm thiếu sót nhỏ nhặt của nhà làm luật hơn l{ đòi thay đổi luật

pháp. Quốc gia sẽ không có lợi gì một khi dân chúng làm quen

với th|i độ bất phục tùng v{ luôn luôn đòi thay đổi luật pháp. Sự

tuân hành luật pháp (rất cần thiết cho sự ổn cố chính trị) thường

bắt nguồn ở tập tục. Thay đổi luật pháp khác gì phá vỡ nguồn

gốc của sự tuân hành luật ph|p.”

Aristote chỉ trích chế độ cộng sản của Platon, cho đó l{ một chế

độ không tưởng. Ông không đồng ý với cuộc sống tập thể của

giai cấp thống trị theo kiểu Platon; ông thích những đức tính cá

nhân, sự tự do, sự hữu hiệu và trật tự xã hội. Ông không muốn

xem tất cả người xung quanh là anh chị, xem tất cả người có tuổi



82



Will Durant: CÂU TRUYỆN TRIẾT HỌC



là cha mẹ. Nếu tất cả đều là anh chị, lẽ tất nhiên không có người

nào thực sự là anh chị. Thà rằng có một người bà con xa, song

thật sự l{ b{ con còn hơn có những người bà con theo kiểu Platon. Trong một xã hội mà tất cả phụ nữ v{ nhi đồng đều là của

chung, tình yêu thương sẽ phai nhạt. Chỉ những cái gì thực sự

của ta mới được chiều chuộng và gắn bó.

Rất có thể rằng trong quá khứ xa xôi có một xã hội sống theo chế

độ cộng sản. Trong xã hội đó một gia đình được coi như một

quốc gia và tất cả hoạt động kinh tế tập trung vào việc cày ruộng

và nuôi súc vật. Đối với một xã hội phát triển hơn, cần có sự

phân công phức tạp hơn, khả năng của con người không thể

đồng nhất như xưa v{ do đó không thể áp dụng chế độ cộng sản

được. Cần phải có sự thúc đẩy t}m lý con người mới chịu tự rèn

luyện để đảm nhận những công việc chuyên môn, cần phải có

phần thưởng của tư sản con người mới chịu hăng h|i ph|t triển

kỹ nghệ v{ chăn nuôi. Khi tất cả tài sản là của chung, thì không

một ai chịu lo lắng giữ gìn tài sản ấy, người ta có khuynh hướng

lo lắng cho cái gì thuộc riêng mình v{ ho{n to{n lơ l{ trước các

vấn đề chung. Cuộc sống tập thể theo kiểu cộng sản tạo nhiều

vấn đề nan giải, không chóng thì chầy các cá nhân sẽ tìm cách

gây gổ nhau để phân chia của cải.

Người ta thường chỉ trích chế độ tư sản, cho đó l{ nguyên do

của tất cả các tệ đoan x~ hội. Sự thật thì nguyên do của các tệ

đoan ấy không phải ở chế độ tư sản mà ở bản tính con người.

Khoa học chính trị không đủ sức để làm nên những con người

mới mà phải quan t}m đến đặc tính hiện hữu của con người. Nói

một cách tổng qu|t, con người gần con thú hơn l{ gần các thiên

thần. Phần đông đều u mê v{ lười biếng. Dù ở trong chế độ nào

đi chăng nữa những người ấy cũng nằm vào hạng chót. Chủ



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.pdf) (499 trang)

×