Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.86 MB, 499 trang )
PLATON
51
không giữ đúng vị trí của mình, nếu giai cấp kinh tế |p đảo giai
cấp l~nh đạo, nếu giai cấp qu}n nh}n đòi cầm quyền thì sự điều
hòa đ~ bị tổn thương, x~ hội sẽ bị phân hóa và tan rã. Công bằng
chính là sự phối hợp tuyệt hảo.
Đối với cá nhân, công bằng cũng l{ một sự phối hợp của những
bản năng, mỗi bản năng giữ đúng vị trí của mình v{ l{m đúng
phận sự của nó. Mỗi một cá nhân là một sự phối hợp của các
ước muốn, các tình cảm v{ c|c ý nghĩ. Nếu các yếu tố ấy được
điều hòa thì cá nhân sẽ được tồn tại và thành công. Nếu các yếu
tố ấy không giữ đúng vị trí của mình, nếu để tình cảm hướng
dẫn h{nh động con người sẽ mất thăng bằng. Công bằng là sự ổn
cố của tâm hồn. Tâm hồn cần có công bằng cũng như thể xác cần
có sức khỏe. Tất cả sự xấu xa trên đời đều do sự thiếu điều hòa
nghĩa l{ thiếu công bằng: giữa người v{ vũ trụ, giữa người và
người, giữa những yếu tố trong tâm hồn của một người.
Theo Platon thì công bằng chẳng những là sức mạnh mà còn là
sức mạnh điều hòa. Công bằng không phải là quyền lực của kẻ
mạnh mà là sự điều hòa của toàn thể. Một người ra khỏi vị trí
của mình có thể gặt hái một v{i điều lợi, người cuối cùng họ sẽ
bị chế tài một cách tự nhiên. Chiếc đũa của nhạc trưởng luôn
luôn kéo những nhạc khí v{o đúng }m điệu và tiết nhịp. Vị sĩ
quan đảo Corse có thể muốn đặt ch}u Âu dưới một nền quân
chủ chuyên chế nhưng cuối cùng ông bị đ{y ra một hòn đảo hoang vắng v{ khi đó ông mới nhận thấy rằng ông chỉ là công cụ
của tạo hóa.
Những ý niệm trên không có gì mới mẻ hoặc lạ lùng và chúng ta
có thể nghi ngờ những lý thuyết tự cho là mới mẻ trong lĩnh vực
triết học. Chân lý có thể mỗi ngày khoác một bộ |o kh|c nhưng
52
Will Durant: CÂU TRUYỆN TRIẾT HỌC
dưới bộ áo ấy ch}n lý luôn luôn không thay đổi. Trong lĩnh vực
luân lý, chúng ta không nên chờ đợi một cái gì mới lạ: tất cả các
ý niệm lu}n lý đều quay xung quanh sự điều hòa của tập thể.
Luân lý bắt đầu với tập thể, với sự tương quan, với sự tổ chức.
Đời sống trong xã hội đòi hỏi sự nhượng bộ của một ít quyền lợi
c| nh}n để góp phần vào trật tự chung. Một xã hội sẽ được tồn
tại nhờ khả năng hợp tác của những phần tử trong xã hội ấy.
Còn sự hợp t|c n{o đẹp đẽ hơn khi mỗi cá nhân có thể làm việc
theo đúng bản tính của mình, đó l{ mục tiêu mà tất cả các xã hội
phải tìm đến. Đạo đức đối với Gia tô giáo là sự thương yêu kẻ
yếu hèn, đối với Nietzsche là sự can đảm của kẻ mạnh, đối với
Platon là sự điều hòa của tập thể. Rất có thể cả ba định nghĩa đều
đúng v{ phải được phối hợp với nhau nhưng chúng ta có thể tự
hỏi trong ba định nghĩa ấy, định nghĩa n{o l{ căn bản?
10. PHÊ BÌNH
Chúng ta có thể nói gì về quốc gia lý tưởng của Platon? Một quốc
gia như vậy có thể được thực hiên không? Nếu không thực hiện
được hoàn toàn chúng ta có thể áp dụng một phần n{o v{o đời
sống chính trị hiện nay không? Có nơi n{o đ~ |p dụng lý tưởng
của Platon hoặc toàn thể hoặc một phần nào không?
Câu hỏi chót trên đ}y có thể được trả lời một cách thuận lợi cho
Platon: Trong suốt 1000 năm Âu ch}u bị đặt dưới quyền cai trị
của một giai cấp không khác gì giai cấp cầm quyền lý tưởng mà
Platon đ~ mô tả. Trong thời kỳ trung cổ người ta thường phân
chia dân chúng thành 3 giai cấp: đó l{ giai cấp cần lao, giai cấp
quân nhân và giai cấp gi|o sĩ. Giai cấp sau cùng này, mặc dù chỉ
là một thiểu số đ~ nắm trong tay tất cả quyền h{nh v{ đ~ cai trị
PLATON
53
một cách gần như tuyệt đối một phần nửa lãnh thổ Âu châu. Giai
cấp gi|o sĩ n{y được lên cầm quyền không phải do sự tấn phong
của dân chúng mà chính là do công trình nghiên cứu học hỏi,
nếp sống đạo đức và giản dị. Giai cấp gi|o sĩ cũng không bị ràng
buộc vì nếp sống gia đình v{ trong nhiều trường hợp họ được
hưởng nhiều tự do trong vấn đề luyến ái mà Platon chủ trương
nên dành cho giai cấp l~nh đạo. Nếp sống độc thân của giai cấp
gi|o sĩ l{ một yếu tố tâm lý rất thuận lợi: phần thì họ không bị
cản trở bởi sự ích kỷ d{nh cho gia đình, phần thì dân chúng coi
họ như những con người đặc biệt đứng trên sự kêu gọi xác thịt.
Các thủ đoạn chính trị của giáo hội Thiên chúa giáo là sự áp
dụng những huyền thoại m{ Platon đ~ đề ra: Ý niệm về thiên
đ{ng, địa ngục có những liên hệ mật thiết với những ý kiến trình
bày trong cuốn Cộng hòa. Với một mớ lý thuyết như trên, d}n
chúng Âu ch}u đ~ được cai trị mà không cần dùng đến vũ lực, họ
sẵn sàng chấp nhận sự cai trị ấy và không bao giờ đòi hỏi tham
gia trực tiếp vào bộ máy chính quyền. Những giai cấp buôn bán
và quân nhân, những nhóm lẻ tẻ ở địa phương, tất cả đều một
lòng tùng phục La Mã. Giai cấp l~nh đạo thời ấy thật khôn khéo,
họ đ~ x}y dựng nên một tổ chức cai trị vững mạnh và lâu dài
nhất thế giới.
Những giáo phái cai trị xứ Paraguay trước đ}y l{ những giai cấp
l~nh đạo xứng đ|ng với lý tưởng của Platon. Đó l{ một giai cấp
giáo phẩm thượng lưu vừa biết nhiều hiểu rộng, vừa có biệt tài ở
giữa một đ|m đông d}n chúng b|n khai. Sau c|ch mạng tháng 10
năm 1917 những nh{ l~nh đạo cộng sản ở Nga xô cũng sống cuộc
đời m{ Platon đ~ mô tả. Họ là một thiểu số cấu kết với nhau
bằng một niềm tin mãnh liệt. Họ sợ sự khai trừ khỏi đảng hơn l{
sợ chết, hoàn toàn hiến th}n cho đảng, chết vì đảng không khác
54
Will Durant: CÂU TRUYỆN TRIẾT HỌC
gì các thánh tử đạo, họ sống một cuộc đời giản dị đơn sơ trong
khi cầm quyền cai trị một nửa diện tích Âu châu.
Những ví dụ kể trên chứng tỏ rằng lý tưởng của Platon có thể
thực hiện được v{ chính Platon cũng căn cứ lý thuyết của mình
trên các nhận xét thực tế trong các cuộc du lịch của ông. Ông đ~
để ý đến giai cấp l~nh đạo thời ấy gồm một thiểu số gi|o sĩ. Platon đ~ so s|nh chính thể Ai Cập với chính thể tại thành Athènes
và cảm thấy Athènes còn nhiều khiếm khuyết. Tại nước Ý ông có
dịp quan sát một nhóm l~nh đạo đúng theo chế độ cộng sản và
ăn chay trường. Nhóm này cầm quyền khá lâu và khá vững. Ở
Sparte ông cũng quan s|t những điều kiện tương tự: Nhóm lãnh
đạo ở đ}y sống một cuộc đời khắc khổ tập thể, họ rất chú trọng
đền việc cải thiện nòi giống, chỉ những kẻ khỏe mạnh can đảm
thông minh mới được quyền lập gia đình v{ sinh con c|i. Một
tác giả đương thời tên l{ Euripides cũng đ~ chủ xướng một nếp
sống cộng sản triệt để. Giải phóng nô lệ, sung công phụ nữ, bình
định các lãnh thổ Hy Lạp. Nói tóm lại, khi đề ra chương trình
của mình Platon không coi đó l{ một chương trình h~o huyền, xa
vời thực tế.
Tuy nhiên, những kẻ chỉ trích Platon từ thời Aristote đến nay
cũng đ~ đưa ra nhiều luận cứ đ|ng để ý, Aristote nói rằng những
đề nghị của Platon đ~ xuất hiện nhiều lần trong lịch sử nhân loại.
Nói rằng tất cả mọi người là anh em thật là một điều hay ho trên
lý tưởng nhưng trên thực tế khi cho rằng tất cả mọi người là anh
em thì mối thâm tình giữa những người anh em thật sự không
còn ý nghĩa nữa. Đối với vấn đề cộng sản cũng vậy, nó sẽ làm cho
tinh thần trách nhiệm bị lu mờ. Khi tất cả của cải đều thuộc
quyền sở hữu của tất cả mọi người thì sẽ không còn ai lo giữ gìn
của cải ấy. Sau cùng, chế độ cộng sản bắt buộc dân chúng sống
PLATON
55
cuộc đời tập thể nghĩa l{ giết chế sự độc đ|o c| nh}n v{ sự tự do
của đời tư, chỉ những kẻ giác ngộ mới có thể sống đời sống tập
thể mà không gây ra những xích mích nan giải. Đem |p dụng lối
sống ấy cho đại đa số quần chúng là một điều sai lầm; không thể
bắt dân chúng sống theo mức sống đạo đức quá cao so với mức
trung bình, không thể bắt dân chúng hấp thụ một nền giáo dục
chỉ thích hợp với một thiểu số xuất chúng. Trái lại chúng ta phải
nhắm đến một lối sống trung bình thích hợp với đại đa số quần
chúng và một chính thể m{ đại đa số có thể chấp nhận.
Những lời chỉ trích của Aristote, người học trò thông minh nhất
của Platon, được nhiều triết gia hưởng ứng. Platon khinh
thường sức mạnh của tập tục đ~ được xây dựng l}u đời như
phong tục độc thê, ông không tiên liệu tính ghen tuông tự nhiên
của người đ{n ông, tình mẫu tử của người đ{n b{. Khi ông
muốn phá vỡ đời sống gia đình, ông đ~ ph| vỡ những điều kiện
cho một nếp sống đạo đức. Chế độ cộng sản chẳng qua cũng chỉ
là một chế độ gia đình được nới rộng cho to{n d}n, khi đả kích
gia đình Platon không biết rằng ông đ~ ph| vỡ nền móng của xã
hội lý tưởng mà ông sắp xây cất.
Những lời chỉ trích kể trên không phải hoàn toàn xa lạ đối với
Platon. Nếp sống cộng sản do ông chủ xướng không áp dụng đối
với quảng đại quần chúng. Platon biết rằng chỉ một thiểu số giác
ngộ mới đủ đức tính tinh thần để sống một cuộc đời l~nh đạo,
chỉ những người l~nh đạo mới xem nhau như anh em, chỉ
những người lãnh đạo mới từ bỏ quyền tư hữu. Đa số dân
chúng còn lại được quyền sống theo các tập tục cổ xưa, họ được
phép có của riêng, được phép sống xa hoa, được phép cạnh
tranh, họ có thể sống với gia đình, chồng đ}u vợ đó, mẹ đ}u con
đó v.v. Đối với giai cấp l~nh đạo họ phải có tinh thần danh dự và
56
Will Durant: CÂU TRUYỆN TRIẾT HỌC
sự hãnh diện của giai cấp, chính những yếu tố này cho phép họ
sống cuộc đời khắc khổ tập thể. Đối với tình mẫu tử, chúng ta
phải công nhận rằng tình này không mãnh liệt khi đứa trẻ chưa
sinh ra hoặc chưa lớn, người mẹ trung bình chấp nhận đứa hài
nhi sơ sinh không phải bằng sự vui mừng mà bằng sự nhẫn
nhục. Tình mẫu tử không phải có ngay lúc đó m{ chỉ lớn dần
cùng với đứa con với sự săn sóc của người mẹ, nó trở thành một
mối tình lớn khi đứa con trở thành sự đúc kết của công lao
người mẹ.
Nhiều luận điệu chỉ trích khác dựa trên yếu tố kinh tế. Người ta
trách Platon quá chú trọng đến sự phân chia giai cấp. Sự thật thì
nguyên do của sự phân chia là những mâu thuẫn kinh tế trong xã
hội. Trong chính thể của Platon giai cấp l~nh đạo đ~ tự ý từ bỏ
sự cạnh tranh để vơ vét của cải. Chúng ta có thể kết luận rằng
giai cấp l~nh đạo của Platon là một giai cấp có quyền mà không
có trách nhiệm chăng? - Không phải như vậy, họ có quyền chính
trị và quyền điều khiển nhưng họ không có quyền lực kinh tế.
Giai cấp kinh tế có thể từ chối cấp dưỡng nếu họ bất bình với
giai cấp l~nh đạo, cũng như ng{y nay quốc hội kiểm soát hành
pháp bằng cách biểu quyết ngân sách. Một số người khác thắc
mắc làm sao giai cấp l~nh đạo có thể giữ vững được quyền hành
nếu không kiểm so|t được những lực lượng kinh tế? Họ dựa vào
lý thuyết của Hamilton và Marx cho rằng quyền lực chính trị chỉ
là hình ảnh của kinh tế, quyền lực chính trị sẽ không còn gì một
khi quyền lực kinh tế đ~ v{o tay một nhóm kh|c như đ~ xảy ra
tại Âu châu trong thế kỷ thứ 18.
Đó l{ một lý lẽ rất căn bản, tuy nhiên chúng ta thấy rằng quyền
lực của giáo hội Thiên chúa giáo La Mã đ~ có một thời rất oanh
liệt không phải nhờ thế lực của kim tiền mà nhờ vào sự tín
PLATON
57
ngưỡng của dân chúng. Quyền lực của giáo hội ng{y xưa một
phần là do ở trạng thái nông nghiệp: Những nh{ nông thường dễ
mê tín vì nghề nghiệp của họ tùy thuộc rất nhiều vào thiên
nhiên. Khi c|c điều kiện kinh tế thay đổi, khi nền kinh tế kỹ nghệ
bắt đầu thay thế cho nền kinh tế nông nghiệp, thì quyền lực của
giáo hội bắt đầu sút giảm. Quyền lực chính trị phải luôn luôn
được điều chỉnh để ăn khớp với tình trạng kinh tế. Giai cấp cầm
quyền của Platon không chóng thì chầy sẽ bị phụ thuộc vào giai
cấp sản xuất đ~ nuôi dưỡng nó. Dù giai cấp cầm quyền nắm
trong tay tất cả quân lực cũng không tho|t khỏi sự lệ thuộc ấy.
Quan niệm chính yếu của Platon có lẽ là muốn chứng minh rằng
dù cho các lực lượng kinh tế quyết định chính sách quốc gia,
những kẻ thi hành chính sách này phải là những nhà chuyên
môn, không thể để những người thương gia, kỹ nghệ gia cầm
quyền chính trị vì họ chưa được huấn luyện trong lĩnh vực này.
Người ta thường chê trách rằng Platon chưa ý thức được sự đổi
thay thăng trầm của tất cả các chế độ kinh tế, văn hóa cũng như
chính trị: Ông phân loại người thành những giai cấp không khác
gì nhà côn trùng học phân loại các côn trùng. Ông còn tạo ra các
huyền thoại để bắt buộc d}n chúng tin tưởng vào sự phân loại
ấy. Quôc gia của Platon là một quốc gia thủ cựu, thuật chính trị
của Platon thiếu sự tế nhị mềm dẻo, nó đề cao trật tự mà không
đề cao sự tự do, nó thích c|i đẹp nhưng không biết nuôi dưỡng
các nghệ sĩ.
Platon chủ trương rằng những kẻ cầm quyền phải là những kẻ
ưu tú nhất, ông còn thêm rằng những kẻ cầm quyền phải được
huấn luyện chu đ|o. Đó l{ hai ý kiến đ~ được đem ra b{n c~i v{
đ~ được áp dụng nhiều lần trong lịch sử; sau cùng cần phải nói
thêm rằng quốc gia lý tưởng của Platon không nhất thiết phải là
58
Will Durant: CÂU TRUYỆN TRIẾT HỌC
một quốc gia trên thực tế, nó chỉ ấn định đường hướng cho các
quốc gia khác noi theo. Tuy nhiên đ~ có lần Platon muốn thực
hiện một quốc gia lý tưởng: Đó l{ v{o khoảng năm 384 TCN,
Platon được một quốc vương mời làm cố vấn để thực hiện
những cải cách sâu rộng. Platon nhận lời nhưng lẽ cố nhiên việc
của ông không thành tựu vì quốc vương kia không muốn giảm
bớt quyền hạn của mình. Tục truyền rằng Platon bị kết tội khi
quân và bị đem b|n l{m nô lệ.
Những năm cuối cùng trong đời của Platon có thể gọi là những
năm hạnh phúc. Môn đệ của ông nhiều người giữ địa vị cao
trong xã hội. Ông được các môn đệ tìm đến vì ông luôn luôn giữ
được tinh thần sáng suốt cởi mở thông cảm với tất cả mọi
người. Năm 80 tuổi, Platon được một môn đệ mời đi dự đ|m
cưới. Khi tiệc gần t{n Platon lui v{o nh{ trong để nằm nghỉ. Sáng
sớm người ta đến thức ông dậy thì thấy rằng ông đ~ qua đời.
Đ|m t|ng của ông được tổ chức rất trọng thể với rất nhiều
người tham dự.
2
ARISTOTE
(384 – 322 TCN)
60
Will Durant: CÂU TRUYỆN TRIẾT HỌC
1. MỘT CHÚT LỊCH SỬ
Aristote sinh tại Stagira tại tiểu quốc Macédoine cách Athènes
200 dặm, v{o năm 384 TCN. Cha của ông làm nghề thầy thuốc,
bạn thân của quốc vương Macédoine Amyntas. Ông n{y l{ tổ
phụ của Alexandre đại đế. Hình như Aristote l{ đo{n viên của
một y sĩ đo{n danh tiếng thời ấy, ông có tất cả những cơ hội
thuận tiện để học hỏi và phát triển tri thức.
Có hai giả thuyết về thời kỳ niên thiếu của Aristote. Một giả thuyết cho rằng ông là một thiếu niên thích ăn chơi, phung phí tiền
của đến nỗi trở nên nghèo n{n đói r|ch, không có nghề sinh nhai
phải vào lính trong một thời gian. M~i đến năm 30 tuổi mới đến
xin học và trở th{nh môn đệ của Platon (427 - 348 TCN). Giả
thuyết thứ hai không chấp nhận thời kỳ ăn chơi v{ phung phí
tiền của. Theo giả thuyết n{y Aristote đến Athènes từ lúc 18 tuổi
và trở th{nh môn đệ của Platon bắt đầu từ đó.
Ông học với Platon vào khoảng từ 8 đến 20 năm, con số 20 năm
có lẽ đúng hơn nếu ta xét ảnh hưởng của Platon trong các tác
phẩm của Aristote. Người ta có thể tưởng tượng rằng thời kỳ
sống với Platon là một thời kỳ lý tưởng trong cuộc đời Aristote.
Một môn đệ thông minh xuất chúng được ở gần một gi|o sư
to{n năng. Sự thật thì mối liên quan giữa hai thầy trò không phải
luôn luôn tốt đẹp. Platon lớn hơn Aristote gần 50 tuổi, chỉ sự
cách biệt ấy cũng không l{m dễ dàng sự thông cảm. Platon công
nhận rằng Aristote là một môn đệ thông minh xuất chúng, hiếu
học vì Aristote là một trong những người đầu tiên trong lịch sử
nhân loại biết sưu tầm những tài liệu viết tay thời bấy giờ để lập
thành một thư viện. Nhà của Aristote được Platon gọi l{ nh{ đọc
sách, nhiều người cho đó l{ một lời khen, nhưng cũng có người
ARISTOTE
61
cho đó l{ một lời chê có ý ám chỉ đến tinh thần quá chú trọng
vào sách vở của Aristote. Một sự bất hòa khác quan trọng hơn
xảy ra vào cuối đời Platon. Aristote có vẻ chống lại tư tưởng của
Platon và nhiều khi không đồng ý với Platon. Th|i độ này làm
Platon rất bất bình coi Aristote như một đứa con vô ơn. Một vài
học giả cho rằng Aristote lập một trường hùng biện. Trong số các
môn sinh có Hermias sau n{y th{nh người cầm quyền tiểu quốc
Atarneus. Để tỏ lòng nhớ ơn thầy cũ, Hermias mời Aristote về
sống tại triều đình v{ năm 344 TCN, Hermias giới thiệu người
chị của mình làm vợ Aristote. Cuộc hôn nhân là một sự thành
công mỹ m~n. Sau đó một năm quốc vương Macédoine l{
Philippe mời Aristote về triều đình để dạy cho thái tử Alexandre.
Đó l{ một vinh dự rất lớn cho Aristote, vì Philippe cũng như
Alexandre là những vị vua danh tiếng và hùng mạnh nhất trong
lịch sử nhân loại. Philipe chinh phục Thrace năm 356 TCN để
chiếm những mỏ vàng vô cùng phong phú gấp 10 lần số vàng của
Athènes. Thần dân của Philippe là những nông dân khỏe mạnh,
những chiến sĩ dũng cảm biết chịu đựng gian khổ. Nhờ những
yếu tố ấy Philippe v{ Alexandre đ~ thôn tính h{ng trăm tiểu quốc
và thực hiện được sự thống nhất Hy Lạp. Philippe không ưa chủ
nghĩa c| nh}n đương thời mặc dù chủ nghĩa n{y có kết quả tốt
đẹp đối với nghệ thuật v{ đời sống tinh thần của dân Hy Lạp.
Philippe cho rằng chủ nghĩa c| nh}n l{ nguồn gốc của sự đồi trụy
kinh tế cũng như chính trị. Chính dựa vào chủ nghĩa n{y m{
những kẻ lưu manh chính trị có thể lơi dụng sự tin tưởng quá dễ
dãi của d}n chúng để mặc tình thao túng chính trường gây nên
bè phái, giai cấp, }m mưu chống đối nhau. Philippe quyết chấm
dứt tình trạng trên để thực hiện một nước Hy Lạp thống nhất và
hùng mạnh xứng đ|ng l{ trung t}m chính trị của thế giới thời
bấy giờ. Trong thời niên thiếu Philippe đ~ học quân sự tại