1. Trang chủ >
  2. Đại cương >
  3. Triết học >

VẤN ĐỀ ĐẠO ĐỨC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.86 MB, 499 trang )


PLATON



29



rõ ràng khi nghiên cứu chính thể độc tài. Trong chính thể này,

người ta dùng sức mạnh và sự gian tr| để xâm chiếm tài sản kẻ

khác. Khi một người đ~ lấy tất cả tài sản của dân chúng và bắt

dân chúng làm nô lệ người ta xem nó không phải là một kẻ

thượng lưu. Người ta chỉ trích sự bất công khi người ta là nạn

nhân chứ không phải vì bị lương t}m cắn rứt mỗi khi có hành vi

bất công.”

Đó l{ học thuyết m{ ng{y nay được gán ít nhiều cho Nietzsche.

“Tôi thường cười những kẻ yếu tưởng rằng mình là tốt, chỉ vì

chúng nó chân tay què quặt”. Stirner diễn đạt tư tưởng một cách

gọn g{ng hơn: “một nắm quyền hành tốt hơn một bao lẽ phải”.

Tư tưởng trên cũng được Platon diễn tả trong Gorgias. Calliclès

chỉ trích rằng đạo đức là một phát minh của kẻ yếu để vô hiệu

hóa quyền lực của kẻ mạnh.

”Chúng nó khen v{ chê tùy theo quyền lợi của chúng: chúng nói

rằng gian manh là bất công và nhục nhã, chúng nó cho rằng gian

xảo là ý muốn có nhiều hơn người hàng xóm, vì tự biết trình độ

thấp kém của mình, chúng chỉ mong được bình đẳng... Nhưng

nếu có một người với đầy đủ quyền lực, người ấy sẽ vượt lên

trên những lý luận này, sẽ ch{ đạp tất cả những công thức,

những luật lệ...

”Những kẻ sống thực sự cần phải cho ý chí của mình phát triển

đến tột độ; v{ khi đ~ phát triển ý chí đến tột độ, họ phải có đủ

can đảm v{ thông minh để phụng sự ý chí, để thỏa mãn tất cả

những điều ham muốn. Đó l{ lẽ công bằng tự nhiên, sự quý phái

tự nhiên. Nhưng đa số không thể l{m như vậy, do đó họ chỉ trích

người khác. Chính vì họ nhục nhã trong sự bất lực, chính vì họ

muốn che dấu sự nhục nhã ấy, họ tuyên bố rằng lòng tham vô độ



30



Will Durant: CÂU TRUYỆN TRIẾT HỌC



là thấp kém... Họ muốn kìm hãm những kẻ quý ph|i hơn v{ cổ

võ sự công bằng chỉ vì họ là những kẻ nhút nh|t”.

Sự công bằng ấy là một đạo đức không phải đối với người xuất

chúng m{ đối với người hạ cấp; đó l{ một thứ đạo đức nô lệ

không phải l{ đạo đức xuất chúng, những đức tính thực sự là

của người ta l{ lòng can đảm và trí thông minh.

Có lẽ rằng những tư tưởng phi đạo đức kể trên phản ảnh sự

b{nh trướng của chủ nghĩa đế quốc trong chính sách ngoại giao

của tiểu quốc Athènes, chính s|ch n{y đối xử rất tàn bạo với

những dân tộc nhỏ bé. Trong một b{i văn tế, Periclès nói: “Đế

quốc của ng{i căn cứ vào quyền lực của ngài chứ không phải là

thiện chí của thần d}n”. Các sử gia kể lại công cuộc ép buộc Melos phải về phe Athènes để chống với Sparte như sau: “Ông cũng

biết như chúng tôi rằng chỉ có vấn đề lẽ phải đối với những kẻ

quyền lực ngang nhau: kẻ mạnh làm cái gì y có thể làm và kẻ yếu

chịu đựng cái gì y bắt buộc phải chịu đựng”. Chúng ta có ở đ}y

những vấn đề đạo đức căn bản, những lý thuyết căn bản về luân

lý. Công bằng là gì? - Chúng ta cần phải tìm lẽ phải hay cần phải

tìm quyền lực? - Chúng ta nên tốt hay nên mạnh?

Platon giải quyết vấn đề n{y như thế nào? Sự thật thì ông không

giải quyết gì cả. Ông nhấn mạnh rằng lẽ công bằng là một sự

quan hệ giữa cá nhân, tùy thuộc vào tổ chức xã hội v{ do đó cần

phải được nghiên cứu song song với cơ cấu xã hội chứ không

thể được nghiên cứu như một th|i độ cá nhân. Nếu chúng ta có

thể hình dung một quốc gia công bằng, chúng ta mới có đủ yếu

tố để định nghĩa một cá nhân công bằng. Platon lấy ví dụ rằng

muốn thử con mắt của một cá nhân cần phải cho họ đọc những

chữ lớn rồi dần dần đến những chữ nhỏ. Cũng thế, định nghĩa



PLATON



31



công bằng trong mẫu mực lớn là quốc gia giản dị hơn định nghĩa

công bằng trong mẫu mực nhỏ là cá nhân. Sự thật thì Platon

muốn dùng lối lý luận n{y để nối liền hai phần nghiên cứu.

Chẳng những ông muốn thảo luận về vấn đề đạo đức cá nhân mà

ông còn muốn thảo luận cả về vấn đề xã hội và chính trị. Trong

cuộc thảo luận này Platon sắp đưa ra t|c phẩm Quốc gia lý tưởng

(Utopia).



5. VẤN ĐỀ CHÍNH TRỊ

Công bằng sẽ là một vấn đề giản dị nếu con người cũng giản dị.

Platon tưởng tượng như sau: Trước hết chúng ta thử hình dung

nếp sống của một xã hội giản dị. Người ta sẽ sản xuất lúa, rượu,

áo quần, dày dép, nhà cửa. Họ sẽ làm việc lưng trần và chân

không trong mùa hạ, mang giày và áo ấm trong mùa đông. Họ tự

nuôi sống bằng lúa mì, xay bột v{ nướng bánh, họ ngồi ăn trên

chiếu hoặc trên lá, ngả lưng v{o giường hoặc vào thân cây. Họ ăn

uống với gia đình, uống rượu do họ tự làm lấy, mang những

vòng hoa trên đầu, hát những điệu ca tụng thần linh, sống trong

sự hòa nh~ êm |i không để cho nhân khẩu trong gia đình vượt

qu| phương tiện sinh nhai vì họ biết lo xa, sợ nghèo đói v{ chiến

tranh... Lẽ cố nhiên họ có những món ăn ưa thích: tr|i ô liu, phó

mát, hành, su và những thứ rau khác; họ tráng miệng bằng xoài,

mận, đ{o, họ nướng những loại bánh và uống rượu có chừng

mực. Với những món ăn như vậy họ có thể sống an nhàn cho

đến tuổi gi{ v{ để lại cho con cháu một đời sống cũng an nh{n.

Chúng ta h~y để ý đến sự kiểm soát sinh sản, sự ăn chay v{ sự

sống theo thiên nhiên mà các huyền thoại Do Th|i dùng để tả

thiên đường. Toàn thể đoạn văn l{m chúng ta liên tưởng đến



32



Will Durant: CÂU TRUYỆN TRIẾT HỌC



triết lý của Diogène khuyên ta nên trở về sống với thú vật bởi vì

chúng nó sống yên ổn.

Chúng ta cũng còn liên tưởng đến các lý thuyết của Saint Simon,

Fourrier, William Morris v{ Tolstoi. Nhưng Platon có phần hoài

nghi hơn những tác giả ấy, ông không đi s}u v{o vấn đề: tại sao

một đời sống gần như thiên đ{ng không bao giờ đến với nhân

loại? Tại sao những tiểu quốc thuộc loại Utopia chưa bao giờ

nằm trên bản đồ?

Platon trả lời: Đó l{ tại lòng tham và sự xa hoa. Con người không

chịu bằng lòng với một đời sống giản dị, họ luôn luôn muốn

chiếm đoạt, muốn ao ước, muốn ganh đua, muốn ghen ghét. Họ

sẽ bất mãn với những gì họ có và chạy theo những gì họ chưa có,

họ chỉ muốn những cái gì thuộc về kẻ khác. Kết quả là sự xâm

chiếm lãnh thổ kẻ khác, sự cạnh tranh giữa c|c nhóm để giành

giật tài nguyên và cuối cùng là chiến tranh. Nền kinh tế phát

triển đem lại những giai cấp mới. “Tất cả những quốc gia đều

gồm có hai quốc gia, quốc gia của những người nghèo và quốc

gia của những người giàu, hai quốc gia xung đột nhau gay gắt.

Nếu cho rằng đó chỉ là một quốc gia thì chúng ta lầm lỗi lớn”.

Một giai cấp thương gia trỗi dậy muốn dùng tiền của để chiếm

địa vị và cổ vũ sự tiêu thụ h{ng hóa. “Chúng nó sẽ tiêu những số

tiền lớn để các bà vợ trang sức”. Những sự thay đổi trong việc

phân phối lợi tức gây nên những sự thay đổi về mặt chính trị:

khi lợi tức của bọn thương gia vượt quá lợi tức của bọn địa chủ,

chính thể phú nông nhường chỗ cho chính thể phú thương. Lúc

đó sự phối hợp các lực lượng xã hội và sự điều chỉnh chính sách

quốc gia, nói tóm là nghệ thuật trị nước được thay thế bằng

những thủ đoạn chính trị phát xuất từ những đảng phái và sự

háo danh lợi.



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.pdf) (499 trang)

×