Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.86 MB, 499 trang )
82
Will Durant: CÂU TRUYỆN TRIẾT HỌC
là cha mẹ. Nếu tất cả đều là anh chị, lẽ tất nhiên không có người
nào thực sự là anh chị. Thà rằng có một người bà con xa, song
thật sự l{ b{ con còn hơn có những người bà con theo kiểu Platon. Trong một xã hội mà tất cả phụ nữ v{ nhi đồng đều là của
chung, tình yêu thương sẽ phai nhạt. Chỉ những cái gì thực sự
của ta mới được chiều chuộng và gắn bó.
Rất có thể rằng trong quá khứ xa xôi có một xã hội sống theo chế
độ cộng sản. Trong xã hội đó một gia đình được coi như một
quốc gia và tất cả hoạt động kinh tế tập trung vào việc cày ruộng
và nuôi súc vật. Đối với một xã hội phát triển hơn, cần có sự
phân công phức tạp hơn, khả năng của con người không thể
đồng nhất như xưa v{ do đó không thể áp dụng chế độ cộng sản
được. Cần phải có sự thúc đẩy t}m lý con người mới chịu tự rèn
luyện để đảm nhận những công việc chuyên môn, cần phải có
phần thưởng của tư sản con người mới chịu hăng h|i ph|t triển
kỹ nghệ v{ chăn nuôi. Khi tất cả tài sản là của chung, thì không
một ai chịu lo lắng giữ gìn tài sản ấy, người ta có khuynh hướng
lo lắng cho cái gì thuộc riêng mình v{ ho{n to{n lơ l{ trước các
vấn đề chung. Cuộc sống tập thể theo kiểu cộng sản tạo nhiều
vấn đề nan giải, không chóng thì chầy các cá nhân sẽ tìm cách
gây gổ nhau để phân chia của cải.
Người ta thường chỉ trích chế độ tư sản, cho đó l{ nguyên do
của tất cả các tệ đoan x~ hội. Sự thật thì nguyên do của các tệ
đoan ấy không phải ở chế độ tư sản mà ở bản tính con người.
Khoa học chính trị không đủ sức để làm nên những con người
mới mà phải quan t}m đến đặc tính hiện hữu của con người. Nói
một cách tổng qu|t, con người gần con thú hơn l{ gần các thiên
thần. Phần đông đều u mê v{ lười biếng. Dù ở trong chế độ nào
đi chăng nữa những người ấy cũng nằm vào hạng chót. Chủ
ARISTOTE
83
trương giúp đữ họ không khác gì chủ trương đổ nước vào một
cái thùng bể. Họ phải được cai trị trên phương diện chính trị và
sai bảo trên phương diện kinh tế, sự đồng ý của họ hoàn toàn
không cần thiết. Từ lúc ra đời đ~ có những người sinh ra để bị
sai khiến và những người kh|c sinh ra để sai khiến. Những
người có khả năng suy nghĩ v{ tiên liệu là những người sinh ra
để làm chủ, những người chỉ có thể làm việc bằng chân tay là
những người sinh ra để bị sai khiến. Sự phân công trong xã hội
không khác gì sự ph}n công trong cơ thể: những người chỉ huy
không khác gì bộ óc, những người thi hành không khác gì chân
tay, chân tay phải phụ thuộc vào bộ óc cũng như người thừa
hành phụ thuộc v{o người chỉ huy. Người thừa hành là một
dụng cụ có đời sống và dụng cụ là một người thừa hành không
có đời sống. Aristote tiên liệu sự tiến triển của xã hội đến một
đời sống máy móc khi ông viết những dòng sau đ}y: “Nếu tất cả
các dụng cụ đều tự động làm việc, nếu máy dệt tự dệt lấy quần
áo, nếu c|i đ{n tự phát ra những }m thanh... thì lúc đó người ta
không cần đến những kẻ thừa hành hoặc những nô lệ nữa”.
Lối suy nghĩ trên chứng tỏ th|i độ khinh nghề lao động chân tay
của người Hy Lạp. Nguyên do l{ đời sống lúc bấy giờ còn thô sơ
và công việc lao động ch}n tay không đòi hỏi nhiều khả năng
như b}y giờ. Aristote xem những người lao động ch}n tay như
những người hoàn toàn không biết suy nghĩ. Những công việc ấy
chỉ thích hợp với giai cấp nô lệ v{ cũng dễ nô lệ hóa con người.
Aristote cho rằng công việc lao động chân tay làm cho trí óc cằn
cỗi, không có thì giờ hoặc năng lực để suy nghĩ về chính trị. Do
đó Aristote cho rằng chỉ những người rảnh rang mới được
quyền tham gia chính trị. Những kẻ làm thợ nhiều khi còn bị
mất quyền công dân. Ở Thèbes còn có một đạo luật cấm những
84
Will Durant: CÂU TRUYỆN TRIẾT HỌC
thương gia giữ chức vụ trong chính phủ nếu họ chưa ho{n to{n
từ bỏ tất cả các hoạt động thương mại trong thời hạn 10 năm trở
về trước. Những kẻ cho vay, đổi tiền, được Aristote xếp vào hạng
nô lệ. Ông coi việc buôn b|n như một h{nh động bất chính và sự
cho vay nặng l~i như một h{nh động đ|ng ghét. Tiền bạc dùng
để giao hoán, không phải để sinh lợi. Sự nghiên cứu tài chính là
những việc đ|ng l{m đối với một triết gia, nhưng c|c hoạt động
tài chính là những việc không xứng đ|ng với một công dân.
B. Hôn nhân và giáo dục
Đ{n b{ l{ nô lệ, đ{n ông l{ chủ. Sự tương quan giữa đ{n b{ v{
đ{n ông không kh|c gì sự tương quan giữa những kẻ trí thức và
những kẻ lao động chân tay hoặc giữa những kẻ man rợ và
những công dân Hy Lạp. Aristote cho rằng đ{n bà chỉ có thể tuân
lệnh. Theo bản chất, phụ nữ không có ý chí, do đó không thể tự
lập. Việc làm thích hợp nhất đối với phụ nữ là coi sóc nhà cửa.
Không nên làm cho phụ nữ được ngang quyền với nam giới như
Platon đ~ chủ trương. Tr|i lại sự cách biệt cần phải được tăng
thêm vì chính sự cách biệt ấy khuyến khích gần gũi giữa nam
giới và nữ giới. Sự can đảm của nam giới không giống như sự
can đảm của nữ giới như Socrate đ~ chủ trương. Aristote cho
rằng sự can đảm của nam giới thể hiện trong việc chỉ huy, sự can
đảm của nữ giới thể hiện trong sự phục tòng. Giữ im lặng là sự
vinh quang của nữ giới.
Trên thực tế Aristote cũng nhận rằng sự phân chia khả năng trên
ít khi được thực hiện. Thường thường trong gia đình chiến
thắng không phải về tay kẻ có sức mạnh vật chất mà về tay kẻ
biết nói nhiều v{ nói dai. Để cứu vãn nam giới khỏi thiệt thòi,
Aristote khuyên nam giới chỉ nên lập gia đình v{o lúc 37 tuổi và
ARISTOTE
85
chỉ nên cưới những người vợ vào khoảng 20 tuổi. Một thiếu nữ
vào khoảng 20 đủ sức đương đầu với một nam nhi vào khoảng
30, do đó cần phải lấy người chồng vào khoảng 37 thì trật tự gia
đình mới bảo toàn. Mặt khác, Aristote bênh vực cho thuyết của
mình với nhận xét rằng với số tuổi chênh lệch ấy, khả năng sinh
sản của hai vợ chồng mới có thể chấm dứt vào một lúc. Nếu
người chồng còn khả năng n{y hoặc ngược lại thi đời sống gia
đình sẽ khó khăn. Đối với nam giới tuổi chấm dứt sinh sản là 70,
đối với nữ giới tuổi chấm dứt sinh sản l{ 50, do đó tuổi cưới hỏi
cần phải phù hợp.
Nếu 2 vợ chồng trẻ quá thì sức khỏe của con cái sẽ bị tổn
thương. Những cặp vợ chồng trẻ thường sinh con gái nhiều hơn
con trai. Sức khỏe quan trọng hơn tình yêu giữa vợ chồng.
Những phụ nữ lập gia đình qu| sớm thường dễ hư hỏng, những
thanh niên lập gia đình qu| sớm thường không phát triển được
tất cả những khả năng vật chất và tinh thần của mình. Vấn đề
hôn nhân là một vấn đề tối quan trọng đối với quốc gia xã hội, vì
vậy cần phải được hướng dẫn và kiểm soát bởi chính phủ: chính
phủ phải ấn định tuổi tối thiểu và tuổi tối đa để kết hôn cho mọi
công dân nam nữ, những thời kỳ n{o được phép sinh sản và
mức độ gia tăng của dân số. Nếu mức độ này quá lớn cần phải áp
dụng phương ph|p ph| thai. D}n số trong mỗi quốc gia tùy
thuộc vào các nguồn lợi và vị trí của quốc gia ấy. Nếu dân số quá
ít quốc gia không thể tự túc, nếu dân số quá nhiều các nguyên
tắc dân chủ sẽ khó áp dụng. Dân số một quốc gia không nên quá
10.000 người.
Chính phủ cũng phải kiểm soát nền giáo dục. Muốn chính thể
được lâu dài, nền giáo dục phải thích hợp. Những kẻ xuất chúng
phải được huấn luyện để trở nên những nhà cai trị. Họ sẽ sống