1. Trang chủ >
  2. Đại cương >
  3. Triết học >

VẤN ĐỀ CHÍNH TRỊ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.86 MB, 499 trang )


32



Will Durant: CÂU TRUYỆN TRIẾT HỌC



triết lý của Diogène khuyên ta nên trở về sống với thú vật bởi vì

chúng nó sống yên ổn.

Chúng ta cũng còn liên tưởng đến các lý thuyết của Saint Simon,

Fourrier, William Morris v{ Tolstoi. Nhưng Platon có phần hoài

nghi hơn những tác giả ấy, ông không đi s}u v{o vấn đề: tại sao

một đời sống gần như thiên đ{ng không bao giờ đến với nhân

loại? Tại sao những tiểu quốc thuộc loại Utopia chưa bao giờ

nằm trên bản đồ?

Platon trả lời: Đó l{ tại lòng tham và sự xa hoa. Con người không

chịu bằng lòng với một đời sống giản dị, họ luôn luôn muốn

chiếm đoạt, muốn ao ước, muốn ganh đua, muốn ghen ghét. Họ

sẽ bất mãn với những gì họ có và chạy theo những gì họ chưa có,

họ chỉ muốn những cái gì thuộc về kẻ khác. Kết quả là sự xâm

chiếm lãnh thổ kẻ khác, sự cạnh tranh giữa c|c nhóm để giành

giật tài nguyên và cuối cùng là chiến tranh. Nền kinh tế phát

triển đem lại những giai cấp mới. “Tất cả những quốc gia đều

gồm có hai quốc gia, quốc gia của những người nghèo và quốc

gia của những người giàu, hai quốc gia xung đột nhau gay gắt.

Nếu cho rằng đó chỉ là một quốc gia thì chúng ta lầm lỗi lớn”.

Một giai cấp thương gia trỗi dậy muốn dùng tiền của để chiếm

địa vị và cổ vũ sự tiêu thụ h{ng hóa. “Chúng nó sẽ tiêu những số

tiền lớn để các bà vợ trang sức”. Những sự thay đổi trong việc

phân phối lợi tức gây nên những sự thay đổi về mặt chính trị:

khi lợi tức của bọn thương gia vượt quá lợi tức của bọn địa chủ,

chính thể phú nông nhường chỗ cho chính thể phú thương. Lúc

đó sự phối hợp các lực lượng xã hội và sự điều chỉnh chính sách

quốc gia, nói tóm là nghệ thuật trị nước được thay thế bằng

những thủ đoạn chính trị phát xuất từ những đảng phái và sự

háo danh lợi.



PLATON



33



Tất cả những chính thể quốc gia đều có khuynh hướng tự đ{o

thải khi đi v{o con đường quá khích. Chính thể quý tộc tự đ{o

thải khi thu hẹp số người nắm giữ quyền hành, chính thể dân

chủ tự đ{o thải vì lòng tham giành giật danh lợi. Trong cả hai

trường hợp thế n{o cũng đi đến cách mạng. Khi cách mạng xảy

đến, người ta có cảm tưởng rằng nguyên do là những biến cố

nhỏ nhặt, sự thật thì cách mạng là hậu quả của vô số lỗi lầm

chồng chất lại. “Khi một cơ thể đ~ suy yếu, những nguyên do rất

tầm thường cũng có thể đem đến bệnh tật. Khi chính thể dân

chủ đến, kẻ nghèo chiến thắng đối thủ của họ, tàn sát một số,

trục xuất một số và cho tất cả mọi người những quyền hành và

tự do bình đẳng”.

Nhưng chính thể dân chủ tự hủy vì quá dân chủ. họ muốn rằng

tất cả mọi người đều có quyền tham gia chính phủ và ấn định

đường lối quốc gia. Mới xem qua thì đó l{ một lý tưởng quá tốt

đẹp, nhưng thực ra nó trở nên vô cùng nguy hiểm vì dân chúng

không được giáo dục để có thể lựa chọn người tài giỏi ra cầm

quyền và ấn định đường lối thích hợp nhất. “D}n chúng không

có kiến thức, họ chỉ lập lại những điều gì nhà cầm quyền nói với

họ”. Muốn ủng hộ hoặc đả phá một học thuyết, chỉ cần soạn

những vở kịch trong đó những học thuyết kia được đem ra chỉ

trích hoặc cổ võ trước công chúng. Để cho dân chúng cầm quyền

không khác gì cho con thuyền quốc gia lướt trong vùng bão tố,

miệng lưỡi của bọn chính trị gia l{m nước nổi sóng và lật hướng

đi của con thuyền. Không chóng thì chầy, một chính thể như vậy

sẽ đi v{o con đường độc tài. Dân chúng rất ưa những lời nịnh

hót, những kẻ khôn ngoan và vô liêm sỉ tự gán cho mình cái

danh nghĩa bảo vệ dân chúng rất có cơ hội cầm quyền tối cao.

C{ng nghĩ đến vấn đề này, Platon càng kinh ngạc về sự điên rồ



34



Will Durant: CÂU TRUYỆN TRIẾT HỌC



khi giao cho quần chúng trọng trách chọn người cầm giềng mối

quốc gia, đó l{ chưa nói đến những thế lực kim tiền núp sau sân

khấu chính trị dân chủ để điều khiển những chính quyền bù

nhìn. Platon phàn nàn rằng đối với một việc nhỏ như việc đóng

gi{y, người ta còn phải lựa chọn những người thợ chuyên môn,

tại sao trong lĩnh vực chính trị là một lĩnh vực trọng đại, người

ta có thể tin tưởng rằng bất cứ kẻ nào chiếm được nhiều phiếu

đều biết cách trị nước an dân. Khi chúng ta bị bệnh, chúng ta

mời đến một y sĩ l{nh nghề đ~ trải qua nhiều năm đèn s|ch v{

thực tập, chúng ta không mời những y sĩ đẹp trai nhất hoặc

những y sĩ miệng lưỡi nhất. Thế thì tại sao khi quốc gia lâm

nguy, chúng ta không tìm đến những người khôn ngoan nhất,

đức hạnh nhất? Tìm ra một phương ph|p để loại bỏ bọn bất tài

và bịp bợm ra khỏi chính phủ, chọn lựa những kẻ t{i cao đức

trọng, đó l{ vấn đề chính của triết lý chính trị.



6. VẤN ĐỀ TÂM LÝ

Đằng sau vấn đề chính trị là vấn đề tính chất con người. Muốn

hiểu chính trị, chúng ta cần phải hiểu t}m lý. “Con người thế

nào, quốc gia thế ấy”; “Chính thể thay đổi cũng như tính người

thay đổi... Quốc gia được cấu tạo bởi bản chất con người”. Do

đó, chúng ta không thể mơ tưởng những quốc gia hoàn hảo hơn

khi chúng ta chưa có những con người hoàn hảo. Chúng ta là

những người thật kỳ lạ, luôn luôn uống thuốc chữa bệnh làm

cho bệnh trạng càng rắc rối và nặng hơn, luôn luôn tưởng rằng

có thể được chữa lành bởi một vài thứ thuốc rẻ tiền do một vài

người chỉ b{y, nhưng không bao giờ kh| hơn, tr|i lại chỉ nặng

thêm mà thôi... Những kẻ ấy thật kỳ lạ khi họ muốn trở thành



PLATON



35



nhà lập ph|p v{ tưởng tượng rằng với một vài cải cách họ có thể

chấm dứt nạn tham nhũng của nhân loại. Họ không biết rằng

tham nhũng cũng như con rắn thần thoại, chặt đầu này nó mọc

đầu kh|c”.

Chúng ta h~y xem xét con người, chất liệu cấu tạo triết lý chính

trị. H{nh động con người có ba nguyên do: tham, sân và trí. Lòng

tham muốn, khao khát, dục, bản năng, tất cả đều thuộc một loại;

sân si, giận dữ, can đảm, tất cả đều thuộc một loại; trí huệ, hiểu

biết lý luận, tất cả đều thuộc một loại. Lòng tham nằm nơi thận,

nó là một kho chứa năng lực phần lớn là thuộc tính dục. Sân si

nằm ở trái tim, và bị chi phối bởi áp lực máu trong huyết quản.

Trí huệ nằm trong đầu, và có thể trở thành kẻ hướng đạo cho

linh hồn.

Những yếu tố ấy có trong tất cả mọi người, nhưng với mức độ

khác nhau. Một số người chỉ là sự thể hiện của lòng tham, luôn

luôn muốn chiếm đọat tiền của, muốn sống xa hoa và phô

trương, muốn chạy theo những gì họ chưa có. Đó l{ những

người cầm đầu trong giới l{m ăn. Một số kh|c ưa g}y gổ và can

đảm, họ thích gây gổ chỉ để gây gổ, họ muốn có quyền hơn l{ có

của, họ sung sướng trên chiến trường hơn l{ ngo{i đồng áng,

những người này cấu tạo những lực lượng lục quân và hải quân

trên thế giới. Cuối cùng, có những người ưa thích suy nghĩ v{

hiểu biết, họ không chạy theo của cải hoặc chiến thắng mà chạy

theo sự hiểu biết. Họ tránh xa thị trường và chiến trường để suy

tư trong cảnh tịch mịch. Họ là những người khôn ngoan đứng

riêng rẽ v{ không được ai sử dụng.

Hành vi của con người có giá trị khi lòng tham s}n si được

hướng dẫn bởi trí huệ. Trong một quốc gia lý tưởng, những lực



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.pdf) (499 trang)

×